Nội dung của quản trị nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hoạt động quản trị nguồn nhân lực tại công ty TNHH MTV xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng biên hòa đến năm 2020 , luận văn thạc sĩ (Trang 25 - 28)

Hình 2.5 : Cơ cấu nhân lực theo thâm niên

6. Kết luận của luận văn

1.5. Nội dung của quản trị nguồn nhân lực

Nội dung chủ yếu của việc quản trị nhân lực là sự phối hợp một cách tổng thể các hoạt động hoạch định, tuyển mộ, lựa chọn, sử dụng, duy trì, phát triển, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho nguồn nhân lực của doanh nghiệp thông qua tổ chức đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp. Bao gồm các nội dung chính sau:

 Nghiên cứu tài nguyên nhân lực: Bao gồm việc nghiên cứu nhu cầu các nguồn nhân lực (loại, bậc, cơ cấu ngành nghề, giới…) cho hiện tại, cho tương lai (số lượng cần có, số lượng dư thừa, số lượng phải đào tạo lại…) Tiếp đó là việc chỉ rõ các nguồn nhân lực này có thể tìm được ở đâu và phải giải quyết các vấn đề gì (có phải đào tạo họ khơng, có thể thu hút được họ bao nhiêu %?…)

 Hoạch định tài ngun nhân lực: Là chu trình được tính tốn tổng số và cơ cấu nguồn nhân lực ở các giai đoạn phát triển của doanh nghiệp gắn liền với chương trình và ý đồ hoạt động phát triển của doanh nghiệp. Các nhu cầu cần đáp ứng; phương thức tạo ra nguồn nhân lực, các khoản kinh phí cần có…  Tuyển dụng nhân lực: Là một bước cụ thể nhằm thực hiện bản hoạch định tài

ngun nhân lực. Thơng thường việc tuyển dụng có thể lấy người từ hai nguồn: a) Nguồn con em cán bộ nhân viên trong doanh nghiệp, b) Nguồn từ các nơi khác. Để có nguồn tuyển dụng tốt cần thơng báo rộng rãi nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp ra xã hội và phải sử dụng các phương pháp trắc nghiệm tâm lý, cùng với phương pháp nghiên cứu hồ sơ để phát triển đúng các tố chất phải có đối với mỗi loại lao động sẽ sử dụng.

 Đào tạo, sử dụng: Đó là hai khâu tiếp theo của việc tuyển dụng. Nếu lao động đã đạt yêu cầu làm việc thì bỏ qua khâu đào tạo, cịn chưa đạt u cầu thì cần phải tổ chức thực hiện, sau khi kết thúc giai đoạn đào tạo mà đạt yêu cầu mới thu nhận chính thức với các thủ tục theo quy định của luật pháp và quy chế. Việc sử dụng nhân lực cần phải khoa học và thận trọng dựa trên các nguyên tắc nhất định như: 1) Bố trí đúng dây chuyền sản xuất, trách nhiệm, quyền hạn,

nghĩa vụ, lợi ích phải cân bằng; 2) Thực hiện tốt nguyên tắc phân phối theo lao động; 3) Thưởng phạt phân minh; 4) Tôn trọng nhân cách và phẩm giá con người; 5) Tuân thủ luật pháp và thông lệ; 6) Tạo ý thức phấn đấu vươn lên.  Quản trị tiền Công: Đây là một lĩnh vực quản trị nhạy cảm, là một trong những

động lực quan trọng để gắn kết người lao động với doanh nghiệp và khuyến khích phát triển tài năng mỗi người. Để quản trị tiền công cần thực hiện tốt các nguyên tắc: 1) Công khai; 2) Công bằng; 3) Gắn vật chất với tinh thần; 4) Thể chế hố bộ máy và tiêu chuẩn hố vị trí của mỗi chức danh lao động.

 Quản trị các mối quan hệ trong lao động: chủ yếu thông qua quy chế tổ chức và bộ máy của dây chuyền sản xuất, làm sao để mỗi người đều thấy rõ vai trò của mình và thấy mình thực sự cần cho mọi người và mọi người đều cần cho mình. Phải làm tốt việc liệt kê các cơng việc cùng với định mức chi phí cho mỗi cơng việc mà mỗi chức danh lao động trong guồng máy phải thực hiện.

 Tạo bầu khơng khí tốt lành trong doanh nghiệp khiến người lao động vui vẻ trong lúc làm việc, coi doanh nghiệp như một bộ phận của cuộc đời mình để mà gắn bó, để mà đồn kết, để mà gắng sức làm việc.

 Các dịch vụ và vấn đề liên quan đến phúc lợi trong doanh nghiệp: Đây là một bộ phận không tách rời của quản trị nhân lực như giải quyết vấn đề nhà ở, ăn trưa, vệ sinh, nghỉ ngơi, tham quan giải trí, các hỗ trợ về hành chính…

 An tồn lao động và y tế: Phải thực hiện tốt nghĩa vụ bảo hiểm lao động và y tế cho người lao động, chăm lo sức khoẻ, phòng bệnh và chữa bệnh, thực hiện nghiêm ngặt quy chế bảo hộ lao động (trang bị lao động, phòng chống cháy nổ, phịng chống mơi trường độc hại, khắc phục bệnh nghề nghiệp…)

 Tạo cơ hội phát triển: Doanh nghiệp phải tạo ra các cơ hội và mơi trường bình đẳng, rộng lớn để cho người lao động có thể vươn lên và tiến bộ trong cuộc sống ở doanh nghiệp (việc học tập, đề bạt, giải quyết một số phần việc nhà có thể cho người lao động…)

Tóm tắt Chương 1

Chương 1 đã hệ thống lại các vấn đề lý luận cơ bản về quản trị nguồn nhân lực trên cơ sở khoa học và khẳng định vai trò của quản trị nguồn nhân lực đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và đối với các doanh nghiệp.

Công tác quản trị nguồn nhân lực ngày càng được khẳng định rõ vai trò quan trọng nhằm kết hợp hài hịa giữa lợi ích của doanh nghiệp với từng cá nhân, cố gắng thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của nhân viên đồng thời tạo ra môi trường hoạt động năng động hơn và các yêu cầu cao hơn về nguồn nhân lực.

Trong xu hướng chung của môi trường kinh tế cạnh tranh ngày càng khốc liệt, nguồn nhân lực giữ vai trò quyết định đến chất lượng phục vụ và sự thành cơng của doanh nghiệp. Do đó quản trị nguồn nhân lực sẽ gặp nhiều thách thức và đòi hỏi phải linh hoạt, nhạy bén. Cũng chính vì vậy việc phân tích và vận dụng đúng các cơ sở lý thuyết của quản trị nguồn nhân lực vao trong mơi trường ngành xây dựng nói chung và Cơng ty TNHH MTV Xây dựng và Sản xuất vật liệu xây dựng Biên Hịa nói riêng có ý nghĩa thiết thực và mang lại hiệu quả như mong đợi.

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC Ở CÔNG TY TNHH MTV XÂY DỰNG VÀ SẢN XUẤT VẬT LIỆU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hoạt động quản trị nguồn nhân lực tại công ty TNHH MTV xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng biên hòa đến năm 2020 , luận văn thạc sĩ (Trang 25 - 28)