Những hạn chế tại Vinamilk

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kế toán đánh giá trách nhiệm bộ phận tại công ty cổ phần sữa việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 58 - 62)

2.3 Đánh giá tình hình thực hiện kế toán trách nhiệm tại Vinamilk

2.3.2 Những hạn chế tại Vinamilk

- Bộ máy tổ chức quản lý tại Vinamilk cịn mang tính kiêm nhiệm như Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc, thành viên của Hội đồng quản trị kiêm

Giám đốc điều hành. Do đó mối quan hệ về trách nhiệm và quyền hạn giữa Hội đồng quản trị và ban Giám đốc điều hành chưa được phân định rõ ràng, gây khó khăn trong việc xây dựng cơ chế đánh giá trách nhiệm quản trị và thành quả hoạt động của từng chức danh, từng bộ phận. Đây chính là hạn chế cản trở việc xây dựng

- Kế toán quản trị vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Kế toán tại Vinamilk vẫn chú trọng nhiều vào việc tổ chức thực hiện kế tốn tài chính và việc áp dụng kế tốn quản trị chưa nhiều, chủ yếu là lập dự tốn doanh thu, chi phí, lợi nhuận.

- Việc lập báo cáo kế toán quản trị tại Vinamilk phục vụ chủ yếu cho kiểm sốt doanh thu, chi phí, lợi nhuận, cơng nợ, tiền và hàng tồn kho. Vinamilk đã chú trọng

đến khâu lập dự toán nhưng chưa chú trọng đến khâu đánh giá trách nhiệm quản trị

của các bộ phận, và các thơng tin trong báo cáo kế tốn quản trị của từng bộ phận cũng chưa đầy đủ, rõ ràng.

- Vinamilk chưa sử dụng các chỉ tiêu để đánh giá kết quả hoạt động theo các trung tâm trách nhiệm như:

+ Vinamilk không sử dụng chỉ tiêu ROI để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn mà Vinamilk chỉ lập hai chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu và tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản để đánh giá. Hai chỉ tiêu này chỉ thể hiện một phần hiệu suất sử dụng vốn của Vinamilk chứ chưa phải là nội dung đích thực của chỉ tiêu ROI. Chính việc khơng sử dụng chỉ tiêu ROI để đánh giá hiệu quả hoạt động nên

Vinamilk chưa khai thác hết công suất của các tài sản hiện có và Vinamilk cũng không đưa ra được các giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

+ Vinamilk cũng chưa sử dụng chỉ số RI để đánh giá hiệu quả đầu tư. Bản chất của RI là lấy lợi nhuận trừ đi chi phí sử dụng vốn để đánh giá khả năng đầu tư các khoản chi phí sử dụng vốn nhằm đạt được lợi nhuận mong muốn. Để tính chỉ tiêu RI thì chi phí sử dụng vốn là phần lãi vay nhưng Vinamilk đã đưa chi phí lãi vay

vào chi phí để xác định kết quả kinh doanh. Vinamilk cũng không tách các khoản

lợi nhuận kinh doanh từ các phương án kinh doanh mà gộp chung lợi nhuận từ tất cả

các phương án và các hoạt động khác để xác định lợi nhuận cuối cùng. Điều này

dẫn đến Vinamilk chưa thể đánh giá lựa chọn phương án đầu tư giữa các phương án kinh doanh. Bản chất của RI là để đánh giá có nên đầu tư gia tăng hay khơng giữa

các phương án đề ra và RI còn cho biết lãi ròng thực tế sau khi trừ đi tất cả các chi phí trong đó có chi phí sử dụng vốn. Lãi ròng này giúp cho việc đánh giá hiệu quả

+ Vinamilk không sử dụng các chỉ tiêu như tỷ suất thu nhập của vốn cổ đông, tỷ suất thị trường trên mệnh giá cổ phiếu thường để đánh giá khả năng tạo ra lợi ích tối đa cho cổ đông, mà Vinamilk chỉ sử dụng chỉ tiêu lãi cơ bản trên cổ phiếu để phản ánh mức lãi tính cho một cổ phiếu thường đang lưu hành. Điều này sẽ không

đánh giá hết được mức sử dụng vốn đầu tư cũng như đánh giá mức độ làm ăn phát đạt của Vinamilk và lợi nhuận kỳ vọng của Vinamilk.

- Vinamilk phân loại chi phí, doanh thu, lợi nhuận theo cơng dụng của các yếu tố chứ chưa phân loại theo các phương thức phục vụ kế toán quản trị. Hơn hết là

chưa phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí, chưa phân chi phí thành chi phí

kiểm sốt được và chi phí khơng kiểm sốt được, chưa tách chi phí thành định phí và biến phí. Điều này chưa đủ cơ sở để đánh giá kết quả hoạt động của các bộ phận

theo quan điểm của kế toán quản trị.

- Vinamilk khơng phân tích biến động kết quả hoạt động nhằm tìm ra ngun

nhân để có hành động khắc phục, hạn chế những thiếu sót và phát huy những mặt

mạnh. Kết quả hoạt động được lập thành báo cáo chỉ mang tính tổng hợp và chỉ thể hiện mức độ tỷ lệ hoàn thành bao nhiêu phần trăm so với kế hoạch của từng chỉ tiêu. Vinamilk khơng phân tích những chênh lệch về lượng và giá biến động trong kỳ đã hoạt động, không nêu ra ngun nhân cụ thể vì sao có sự chênh lệch. Vinamilk cũng

khơng phân tích được biến động của doanh thu và chi phí theo mức độ hoạt động nên khơng có cơ sở để tìm ra ngun nhân và chi phí của Vinamilk khơng thể tách

biệt được chi tiết các khoản chi phí và dự đốn được chúng sẽ thay đổi như thế nào khi mức độ hoạt động thay đổi, làm cho khó phân tích được nguyên nhân tại sao có sự khác biệt giữa thực hiện so với kế hoạch.

- Việc lập báo cáo kế toán quản trị và báo cáo trách nhiệm chưa được quy định rõ ràng cụ thể. Nội dung các báo cáo về chi phí, doanh thu, lợi nhuận chưa đáp ứng

được yêu cầu cung cấp thông tin cho công tác đánh giá trách nhiệm quản trị của

từng bộ phận. Ví dụ như báo cáo lợi nhuận chưa xác định theo dạng số dư đảm phí nên khơng thể đáp ứng được yêu cầu phân tích kế tốn quản trị nhằm xác định trách nhiệm quản trị để tạo ra lợi nhuận ở từng bộ phận.

Kết luận Chương 2

Vinamilk là tên gọi tắt của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam, một Công ty sản xuất, kinh doanh sữa và các sản phẩm từ sữa. Vinamilk hiện có trên 200 mặt hàng sữa và nước giải khát. Hiện tại Vinamilk là một trong những công ty cổ phần làm ăn hiệu quả nhất, nắm gần 40% thị phần của thị trường sữa tại Việt Nam. Sản phẩm của Vinamilk có mặt tại 160.000 điểm bán lẽ trong cả nước. Vì vậy doanh số của

Vinamilk tăng vọt qua các năm, năm 2010 đạt 16.000 tỷ đồng, dự kiến năm 2011 đạt 21.000 tỷ đồng và phấn đấu đến năm 2017 đạt 63.000 tỷ đồng. Tính đến nay Vinamilk đã đầu tư xây dựng được 12 Nhà máy sản xuất sữa và nước giải khát, 2 Xí

nghiệp kho vận, 4 Chi nhánh bán hàng, phân bổ khắp cả nước.

Với quy mô hoạt động lớn như vậy nhưng đến thời điểm này Vinamilk vẫn

chưa tổ chức được hệ thống kế toán đánh giá trách nhiệm bộ phận đúng nghĩa.

Nguyên nhân là do trong công tác tổ chức kế toán đánh giá trách nhiệm bộ phận cịn có những hạn chế sau:

- Về tổ chức quản lý các trung tâm trách nhiệm: Vinamilk đã xây dựng được

cơ cấu tổ chức quản lý rõ ràng, bước đầu hình thành được các trung tâm trách

nhiệm, nhưng chưa xác định được trách nhiệm cụ thể của từng bộ phận và quản lý cịn mang tính kiêm nhiệm.

- Về tổ chức chỉ tiêu đánh giá các trung tân trách nhiệm: Vinamilk chưa xác

định được các tiêu chí để đánh giá trách nhiệm của từng bộ phận như chưa phân loại

chi phí theo cách ứng xử của chi phí, chưa tách được chi phí thành định phí và biến

phí, chưa sử dụng chỉ tiêu ROI, RI để đánh giá hiệu quả vốn đầu tư, …

- Về tổ chức báo cáo kế toán đánh giá các trung tâm trách nhiệm: Vinamilk

chưa tổ chức được đầy đủ các báo cáo để đánh giá trách nhiệm quản trị bộ phận đặc

biệt là các báo cáo phân tích của trung tâm chi phí, trung tâm lợi nhuận, trung tâm

đầu tư.

Chính vì những hạn chế trên mà trong Chương 3 đề tài sẽ đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hệ thống báo cáo kế toán đánh giá trách nhiêm bộ phận tại Vinamilk.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN ĐÁNH GIÁ TRÁCH NHIỆM BỘ PHẬN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kế toán đánh giá trách nhiệm bộ phận tại công ty cổ phần sữa việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)