Mơ hình tổ chức trung tâm đầu tư tại Vinamilk

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kế toán đánh giá trách nhiệm bộ phận tại công ty cổ phần sữa việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 71 - 126)

Tóm lại, để tổ chức thành cơng kế tốn đánh giá trách nhiệm quản trị tại

Vinamilk thì điều kiện tiên quyết là phải tổ chức được các trung tâm trách nhiệm có

sự phân cấp, phân quyền rõ ràng, làm cơ sở xác định trách nhiệm của các bộ phận

và đánh giá trách nhiệm các bộ phận được chính xác.

3.2.2 Giải pháp tổ chức các chỉ tiêu đánh giá trách nhiệm bộ phận tại Vinamilk

Chức năng khơng thể thiếu của kế tốn trách nhiệm là đáp ứng được yêu cầu cung cấp thơng tin chính xác của các nhà quản lý bộ phận nhằm đánh giá trách

nhiệm thông qua thành quả hoạt động của từng trung tâm trách nhiệm cũng như

từng bộ phận trong doanh nghiệp. Chính vì vậy, phải xác định được các chỉ tiêu đo lường để đánh giá thành quả của các trung tâm trách nhiệm và các chỉ tiêu này phải

được thể hiện trên báo cáo kế toán trách nhiệm.

3.2.2.1 Các chỉ tiêu đánh giá trách nhiệm trung tâm chi phí

Để giúp các nhà quản trị có thể kiểm sốt và đánh giá kết quả thực hiện từng

loại chi phí ở mỗi bộ phận thì u cầu phải xác định được thơng tin chi phí ở từng bộ phận, cụ thể như sau:

- Đối với chi phí thuộc trung tâm chi phí sản xuất

+ Thơng tin về tổng chi phí sản xuất thực tế phát sinh so với định mức kế hoạch và phải báo cáo theo mức độ hoạt động, theo công dụng kinh tế, theo yếu tố.

+ Thơng tin về từng loại chi phí sản xuất phát sinh so với định mức như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân cơng trực tiếp, chi phí sản xuất chung.

Hội đồng quản trị

Trung tâm đầu tư

Giám đốc Công ty TNHH MTV Bị

Sữa Việt Nam

Giám đốc Cơng ty TNHH MTV Sữa Lam Sơn

Giám đốc Công ty TNHH MTV Sữa Dielac Giám đốc Công ty TNHH MTV Đầu tư bất động sản Quốc Tế Giám đốc điều hành dự án

+ Thông tin về tổng giá thành và giá thành đơn vị của từng sản phẩm thực tế so với định mức.

+ Thông tin về sự biến động của các loại chi phí sản xuất trên cơ sở phân tích các yếu tố ảnh hưởng về lượng và về giá của từng loại chi phí đó.

- Đối với chi phí thuộc trung tâm chi phí kinh doanh và quản lý

+ Thơng tin về chi phí bán hàng, chi phí quản lý thực tế so với dự toán và phải báo cáo theo yếu tố chi phí, theo mức độ hoạt động.

+ Thơng tin về sự biến động của chi phí bán hàng, chi phí quản lý nhằm đánh giá khả năng kiểm soát chi phí ở các trung tâm.

Sau đây là các chỉ tiêu đo lường thành quả hoạt động và đánh giá trách nhiệm

quản trị bộ phận ở các trung tâm chi phí mà đề tài đề xuất sử dụng:

+ Chênh lệch chi phí = Chi phí thực tế - chi phí dự tốn (hoặc định mức).

Chỉ tiêu này để đánh giá mức độ hồn thành định mức chi phí và dự tốn.

+ Tỷ lệ chi phí trên doanh thu = Chi phí / doanh thu.

Chỉ tiêu này để kiểm sốt chi phí trong mối quan hệ với doanh thu ước tính và để kiểm sốt các nhân tố làm gia tăng chi phí.

3.2.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá trách nhiệm trung tâm doanh thu

Đối với các nhà quản trị, nhu cầu được cung cấp thông tin để nhà quản trị đánh

giá trách nhiệm và đánh giá kết quả thực hiện về kế hoạch doanh thu trong kỳ của các bộ phận là một nhu cấp thiết. Nhưng trong thực tế doanh thu bị chi phối bởi các yếu tố như số lượng sản phẩm tiêu thụ, đơn giá bán của sản phẩm, kết cấu của sản phẩm,… tương ứng để tạo ra doanh thu. Cho nên, ngoài việc quan tâm đến thơng tin về doanh thu, nhà quản trị cịn quan tâm đến thơng tin nhằm phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động của doanh thu.

Mặt khác, để nhà quản trị có thể kiểm sốt và đánh giá kết quả thực hiện doanh thu ở mỗi bộ phận thì yêu cầu phải xác định được thơng tin doanh thu ở bộ phận đó, cụ thể như sau:

+ Thông tin về doanh thu thực hiện so với kế hoạch ở từng cấp độ như bộ phận

+ Thông tin về sự biến động doanh thu của các bộ phận do ảnh hưởng của các

yếu tố cấu thành nên doanh thu như sản lượng tiêu thụ, giá bán, kết cấu hàng bán…

Sau đây là các chỉ tiêu đo lường thành quả hoạt động và đánh giá trách nhiệm

quản trị bộ phận ở các trung tâm doanh thu mà đề tài đề xuất sử dụng:

+ Chênh lệch doanh thu = Doanh thu thực tế - Doanh thu dự toán

Chỉ tiêu này để đánh giá mức độ hoàn thành kế hoạch về doanh thu.

+ Các chỉ tiêu về số lượng sản phẩm tiêu thụ, đơn giá bán, kết cấu sản phẩm, … ảnh hưởng đến biến động của doanh thu

Chỉ tiêu này để đánh giá mức độ đảm bảo gia tăng doanh thu hằng năm và để

đánh giá mức độ đảm bảo tỷ lệ chi phí trên doanh thu hợp lý.

3.2.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá trách nhiệm trung tâm lợi nhuận

Đối với nhà quản trị, lợi nhuận là mối quan tâm hàng đầu, nên các báo cáo về

lợi nhuận phải cung cấp được thông tin để nhà quản trị đánh giá trách nhiệm và kết quả thực hiện về kế hoạch lợi nhuận trong kỳ của các bộ phận. Vì lợi nhuận tạo ra trong kỳ của doanh nghiệp là phần còn lại của doanh thu sau khi trừ đi chi phí phát sinh tương ứng tạo ra doanh thu đó, cho nên doanh thu và chi phí là hai nhân tố có

ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận. Để đánh giá chính xác kết quả của trung tâm lợi

nhuận, cần xác định phạm vi chi phí mà nhà quản trị trung tâm có thể kiểm soát được rồi áp dụng phương pháp phân tích biến động chi phí như phương pháp áp

dụng của các trung tâm chi phí. Riêng chỉ tiêu doanh thu, cần đánh giá ở các khía cạnh sau:

+ Trung tâm có đạt được mức tiêu thụ dự tốn hay khơng? + Trung tâm có thực hiện giá bán đúng như dự tốn hay khơng?

+ Trung tâm có thực hiện cơ cấu hàng bán đúng như dự tốn hay khơng?

(trường hợp kinh doanh nhiều loại sản phẩm).

Cần lưu ý rằng, với yếu tố chi phí thì nên tách thành định phí và biến phí, chi phí kiểm sốt được và chi phí khơng kiểm sốt được để tạo điều kiện thuận lợi cho việc đánh giá trách nhiệm của người quản lý bộ phận. Đối với các chi phí chung

liên quan đến nhiều bộ phận thì nên lựa chọn tiêu thức phân bổ chi phí hợp lý để xác định kết quả cuối cùng của bộ phận được chính xác.

Mặt khác, để nhà quản trị có thể đánh giá kết quả thực hiện lợi nhuận ở mỗi bộ phận thì yêu cầu phải xác định được thơng tin lợi nhuận ở bộ phận đó, cụ thể là:

+ Thông tin về lợi nhuận thực tế phát sinh so với kế hoạch ở bộ phận kinh

doanh, các công ty thành viên, công ty liên doanh, liên kết, các chi nhánh tiêu thụ và các khu vực bán hàng.

+ Thơng tin về doanh thu, chi phí phát sinh tương ứng tại các bộ phận.

+ Thông tin về sự biến động của lợi nhuận ở các bộ phận do ảnh hưởng của

các nhân tố như doanh thu, chi phí giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp…

Sau đây là các chỉ tiêu đo lường thành quả hoạt động và đánh giá trách nhiệm

quản trị bộ phận ở trung tâm lợi nhuận mà đề tài đề xuất sử dụng:

+ Chênh lệch lợi nhuận = Lợi nhuận thực tế - Lợi nhuận dự toán

Chỉ tiêu này để đánh giá mức độ hồn thành dự tốn về lợi nhuận của các bộ phận.

+ Tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu = Lợi nhuận / Doanh thu

Chỉ tiêu này để đánh giá mức độ đảm bảo tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu hợp lý và mức độ đảm bảo gia tăng lợi nhuận hằng năm.

3.2.3.4 Các chỉ tiêu đánh giá trách nhiệm trung tâm đầu tư

Trung tâm đầu tư là trung tâm trách nhiệm gắn với bậc quản lý cấp cao nhất,

đó chính là Hội đồng quản trị của Công ty. Các nhà quản trị ở trung tâm đầu tư cần

thông tin tổng hợp của các trung tâm lợi nhuận, ở đó khả năng sinh lời được gắn với tài sản sử dụng để tạo ra lợi nhuận cho các cổ đông, thông qua các chỉ tiêu như tỷ suất hoàn vốn đầu tư (ROI), lãi thặng dư (RI), tỷ suất thu nhập vốn cổ đông, giá trị thị trường cổ phiếu, … Nhà quản trị muốn đánh giá trách nhiệm quản trị của trung tâm đầu tư phải dựa trên sự so sánh giữa các chỉ tiêu thực tế đạt được so với kế

hoạch xét trong mối liên hệ với sự ảnh hưởng của các yếu tố cấu thành, qua đó giúp nhà quản trị có cơ sở để đưa ra các giải pháp nhằm cải thiện giá trị của các chỉ tiêu và cuối cùng là tối đa lợi ích của cổ đơng của Cơng ty.

Mặt khác, nhà quản trị cần các thông tin cụ thể sau để đánh giá trách nhiệm quản trị của các bộ phận:

+ Thông tin tổng hợp về doanh thu, chi phí, lợi nhuận nhằm xác định kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ.

+ Thông tin về hiệu quả sử dụng vốn đầu tư trong kỳ. + Thơng tin về phân tích các chỉ số cổ phiếu.

+ Thông tin về phục vụ lựa chọn phương án kinh doanh, dự án đầu tư.

+ Thông tin về phân tích tính hợp lý của nguồn vốn, tính cân đối giữa tài sản và nguồn vốn, …

Sau đây là các chỉ tiêu đo lường thành quả hoạt động và đánh giá trách nhiệm

quản trị bộ phận ở các trung tâm đầu tư mà đề tài đề xuất sử dụng:

+ Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư (ROI) = Lợi nhuận / Vốn đầu tư.

+ Lãi thặng dư (RI) = Lợi tức của trung tâm đầu tư – Chi phí sử dụng vốn.

(Chi phí sử dụng vốn = Vốn đầu tư x Tỷ suất chi phí vốn)

Các chỉ tiêu ROI, RI dùng để đánh giá tỷ lệ hoàn vốn đầu tư phải luôn được cải thiện và đánh giá xem xét mở rộng vốn đầu tư.

+ Tỷ suất thu nhập của vốn cổ đông. + Giá thị trường của cổ phiếu.

Chỉ tiêu Tỷ suất thu nhập của vốn cổ đông và Giá thị trường của cổ phiếu dùng

để đánh giá mức độ tối đa hóa lợi ích cho cổ đông.

Như vậy, Vinamilk cần sử dụng các chỉ tiêu đánh giá phù hợp với từng trung

tâm trách nhiệm để đánh giá trách nhiệm bộ phận ở từng trung tâm.

3.2.3 Giải pháp bổ sung các biểu mẫu báo cáo kế toán đánh giá trách nhiệm bộ phận tại Vinamilk

Báo cáo là sản phẩm cuối cùng của cơng tác kế tốn đánh giá trách nhiệm bộ phận. Nhà quản trị căn cứ các số liệu trên báo cáo để phân tích tìm ra ngun nhân của những hạn chế, từ đó tìm ra hướng để khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả hoạt

Qua nghiên cứu thực trạng công tác tổ chức báo cáo kế toán đánh giá trách nhiệm bộ phận tại Vinamilk cho thấy Vinamilk đã tổ chức tương đối đầy đủ các báo cáo đánh giá trách nhiệm bộ phận của trung tâm chi phí và trung tâm doanh thu,

nhưng chưa tổ chức được báo cáo phân tích biến động chi phí sản xuất để thấy được

các nhân tố biến động của chi phí sản xuất. Các báo cáo đánh giá trách nhiệm bộ phận của trung tâm lợi nhuận và trung tâm đầu tư tại Vinamilk cũng chưa được tổ chức đầy đủ. Vì vậy, đề tài đề xuất Vinamilk tổ chức thêm một số báo cáo phù hợp với mơ hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Vinamilk và để đáp ứng cho yêu cầu đánh giá trách nhiệm bộ phận tại Vinamilk. Các báo cáo cần được bổ sung gồm:

(1) Báo cáo trách nhiệm của trung tâm chi phí sản xuất.

(2) Báo cáo phân tích biến động chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. (3) Báo cáo trách nhiệm của trung tâm doanh thu.

(4) Báo cáo phân tích biến động của trung tâm doanh thu. (5) Báo cáo trách nhiệm của các trung tâm lợi nhuận.

(6) Báo cáo phân tích tình hình thực hiện kế hoạch lợi nhuận. (7) Báo cáo trách nhiệm của các trung tâm đầu tư.

(8) Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch lợi nhuận. (9) Báo cáo phân tích hiệu quả sử dụng vốn đầu tư.

3.2.3.1. Báo cáo trách nhiệm của trung tâm chi phí

Như chúng ta đã biết, Vinamilk là doanh nghiệp sản xuất nên việc kiểm sốt

các chi phí sản xuất là vơ cùng quan trọng. Để kiểm sốt được chi phí sản xuất thì nhà quản trị phải phân tích được các nhân tố biến động ảnh hưởng đến chi phí sản xuất. Từ đó giúp nhà quản trị tìm ra ngun nhân chính xác và đưa ra được các giải pháp kịp thời nhằm kiểm sốt chi phí để tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp, đồng thời tăng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó, Vinamilk cần lập báo cáo trách nhiệm của trung tâm chi phí sản xuất. Báo cáo như sau:

Bảng 3.1: BÁO CÁO TRÁCH NHIỆM CÁC TRUNG TÂM CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI VINAMILK NĂM 2010 XUẤT TẠI VINAMILK NĂM 2010

Đơn vị tính: Tỷ đồng Báo cáo trách nhiệm của trung tâm

chi phí sản xuất Thực tế Kế hoạch

Chênh lệch Thành

tiền

Tỷ lệ (%) I. Báo cáo cho Tổ trưởng Tổ sản xuất Sữa tươi tiệt trùng

1. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

420,67 420,00 0,67 0,16 2. Chi phí nhân cơng trực tiếp

4,55 4,60 (0,05) (1,09)

3. Chi phí sản xuất chung

0,52 0,58 (0,06) (10,34) Tổng cộng (A = 1 + 2 + 3) 425,74 425,18 0,56 0,13 II. Báo cáo cho Quản đốc Phân xưởng Sữa tươi

1. Tổ sản xuất Sữa tươi tiệt trùng

425,74 425,18 0,56 0,13

2. Tổ sản xuất Sữa tươi thanh trùng

236,30 235,70 0,60 0,25 Cộng (B = 1 + 2) 662,04 660,88 1,16 0,18

3. Chi phí sản xuất chung phân xưởng sữa tươi

1,23 1,25 (0,02) (1,60) Tổng cộng (C = B + 3) 663,27 662,13 1,14 0,17 III. Báo cáo cho Giám đốc Nhà máy sữa Thống Nhất

1. Phân xưởng sản xuất Sữa tươi

663,27 662,13 1,14 0,17

2. Phân xưởng sản xuất Sữa chua

415,35 415,50 (0,15) (0,04) Cộng (D = 1 + 2) 1.078,62 1.077,63 0,99 0,09

3. Chi phí sản xuất chung Nhà máy Sữa Thống Nhất

1,70 1,73 (0,03) (1,73) - Chi phí điện, nước, thơng tin

0,57 0,56 0,01 1,79 - Chi phí khấu hao

0,45 0,47 (0,02) (4,26)

- Chi phí quản lý chung

0,68 0,70 (0,02) (2,86) Tổng cộng (E = D + 3) 1.080,32 1.079,36 0,96 0,09

Nguồn: Mẫu của đề tài, số liệu thu thập của Vinamilk

Theo bảng 3.1, đề tài minh họa số liệu tại Nhà máy Sữa Thống Nhất (do Giám

đốc Nhà máy chịu trách nhiệm). Trong Nhà máy gồm 2 Phân xưởng sản xuất là Phân xưởng sản xuất Sữa tươi và Phân xưởng sản xuất Sữa chua (do Quản đốc Phân xưởng chịu trách nhiệm). Trong Phân xưởng sản xuất sữa tươi gồm 2 Tổ sản xuất là

Tổ sản xuất Sữa tươi tiệt trùng và Tổ sản xuất sữa tươi thanh trùng (do Tổ trưởng chịu trách nhiệm).

Tổ sản xuất Sữa tươi tiệt trùng trong năm 2010 đã sản xuất được 132.835.000 hộp sữa tươi hương dâu loại 180 ml, kế hoạch đặt ra là 130.000.000 hộp. Đánh giá Tổ sản xuất đã hoàn thành số lượng sản xuất và chất lượng sản xuất được đảm bảo. Tổng chi phí sản xuất của Tổ sản xuất sữa tươi tiệt trùng tăng 0,56 tỷ đồng (tăng

13%), chủ yếu do chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tăng 0,67 tỷ (tăng 16%).

Để biết được chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tăng là do biến động của nhân tố

nào, thì cần lập thêm Báo cáo phân tích biến động chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kế toán đánh giá trách nhiệm bộ phận tại công ty cổ phần sữa việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 71 - 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)