Phạm vi hợp nhất kinhdoanh theo chuẩn mực kế toán Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kế toán giao dịch hợp nhất kinh doanh áp dụng cho các doanh nghiệp việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 40 - 41)

2.1 Quy định pháp lý về kế toán trong giao dịch hợp nhất kinhdoanh tạ

2.1.1 Phạm vi hợp nhất kinhdoanh theo chuẩn mực kế toán Việt Nam

Theo VAS 11 hợp nhất kinh doanh là việc kết hợp các doanh nghiệp riêng biệt

hoặc các hoạt động kinh doanh riêng biệt thành một đơn vị báo cáo. Kết quả của phần lớn các trường hợp hợp nhất kinh doanh là một doanh nghiệp nắm được quyền kiểm soát một hoặc nhiều hoạt động kinh doanh khác. [VAS 11.4].

Hợp nhất kinh doanh có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, theo hướng dẫn tại Thông tư số 21/2006/TT-BTC ngày 20/3/2006 có các trường hợp xảy ra như sau:

- Hợp nhất kinh doanh liên quan đến việc mua tài sản thuần, bao gồm cả lợi thế thương mại (nếu có) của một doanh nghiệp khác mà khơng phải là việc mua cổ phần ở doanh nghiệp đó. Hợp nhất kinh doanh theo hình thức này khơng dẫn đến quan hệ công ty mẹ – công ty con. Cụ thể bao gồm:

Trường hợp 1: Mua tất cả tài sản thuần của một doanh nghiệp khác và chỉ còn doanh nghiệp bên mua tồn tại.

Trường hợp 2: Mua tất cả tài sản thuần của một doanh nghiệp khác sau đó hai doanh nghiệp kết hợp thành một doanh nghiệp mới.

Trường hợp 3: Mua một số tài sản thuần của một doanh nghiệp khác để cùng hình thành nên một hoặc nhiều hoạt động kinh doanh.

Trường hợp 4: Gánh chịu các khoản nợ của một doanh nghiệp khác

Hợp nhất kinh doanh không dẫn đến quan hệ công ty mẹ – công ty con sau khi hợp nhất kinh doanh, bên mua sẽ lập báo cáo tài chính tại ngày mua. Theo đó ghi nhận tài sản đã mua, nợ phải trả có thể xác định được, các khoản nợ tiềm tàng phải gánh chịu theo giá trị hợp lý trên báo cáo tài chính riêng của mình.

- Hợp nhất kinh doanh có thể sẽ dẫn đến quan hệ công ty mẹ – công ty con, trong đó bên mua sẽ là cơng ty mẹ mua cổ phần của bên bị mua – công ty con. Cổ phần nắm giữ này có quyền biểu quyết từ hơn 50% đến 100%.

Trường hợp này, bên mua sẽ áp dụng VAS 11 để lập báo cáo tài chính hợp nhất, đồng thời sẽ trình bày phần sở hữu trong công ty con trên báo cáo tài chính riêng của mình như là khoản đầu tư vào cơng ty con theo quy định tại VAS 25.

- Hợp nhất kinh doanh liên quan đến hai hoặc nhiều doanh nghiệp tương hỗ và các hợp đồng đơn lẻ không nằm trong của phạm vi chuẩn mực hợp nhất kinh doanh. Hợp nhất kinh doanh đạt được qua nhiều giai đoạn trước khi được coi là hợp nhất kinh doanh, có thể được coi là khoản đầu tư vào cơng ty liên kết và được hạch tốn theo quy định của Chuẩn mực kế toán số 07 "Kế tốn các khoản đầu tư vào cơng ty liên kết" hoặc được coi là khoản đầu tư khác và được hạch toán kế toán theo phương pháp giá gốc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kế toán giao dịch hợp nhất kinh doanh áp dụng cho các doanh nghiệp việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 40 - 41)