Các giải pháp liên quan khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kế toán giao dịch hợp nhất kinh doanh áp dụng cho các doanh nghiệp việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 80 - 83)

3.2 Một số giải pháp nhằm hồn thiện kế tốn giao dịch hợp nhất kinhdoanh áp

3.2.5 Các giải pháp liên quan khác

3.2.5.1 Phương pháp kế toán các bút toán năm sau khi mua.

Kế toán các bút toán sau mua là một trong những nội dung cần thiết nhất, mà các doanh nghiệp cho là cần hướng dẫn thêm để thuận lợi trong kế toán giao dịch hợp nhất kinh doanh.

Phương pháp kế toán các khoản đầu tư vào cơng ty con đã có rất nhiều nghiên

cứu trước đây 17đưa ra giải pháp về ghi nhận, tác giả không đề cập lại nữa (Phụ lục 06).

Tuy nhiên cho đến hiện tại Bộ Tài Chính vẫn chưa hướng dẫn các bút toán này, tác giả kiến nghị Bộ Tài Chính nên xem xét tạo điều kiện thuận tiện hơn trong thực tiễn cơng tác kế tốn ở các doanh nghiệp.

3.2.5.2 Xử lý chênh lệch giữa giá trị ghi sổ và giá trị hợp lý của tài sản và nợ phải trả trên báo cáo tài chính hợp nhất.

Khi lập báo cáo tài chính hợp nhất do việc khấu hao và ghi nhận hao mịn luỹ kế trên báo cáo tài chính của cơng ty con dựa trên giá gốc, báo cáo tài chính hợp nhất, lại căn cứ vào giá trị hợp lý nên kế toán phải thực hiện một số điều chỉnh thích hợp.

- Điều chỉnh hao mịn luỹ kế và chi phí khấu hao trong trường hợp giá trị hợp lý của tài sản lớn hơn giá trị ghi sổ:

Nợ các khoản mục chi phí (chênh lệch giữa mức khấu hao theo giá trị hợp lý và giá trị ghi sổ phát sinh trong kỳ)

17 Nguyễn Thị Kim Oanh (2009) Vận dụng chuẩn mực kế tốn quốc tế hồn thiện báo cáo tài chính hợp nhất tại Việt

Nam.

Nguyễn Thị Thùy Trang (2009) Vấn đề kế toán hợp nhất kinh doanh tại Việt Nam thực trạng và giải pháp hoàn thiện.

Nợ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (Số chênh lệch luỹ kế đến đầu kỳ) Có hao mịn luỹ kế (Số chênh lệch luỹ kế đến cuối kỳ)

- Điều chỉnh hao mịn luỹ kế và chi phí khấu hao trong trường hợp giá trị hợp lý của tài sản nhỏ hơn giá trị ghi sổ:

Nợ hao mòn luỹ kế (Số chênh lệch luỹ kế đến cuối kỳ)

Có các khoản mục chi phí (chênh lệch giữa mức khấu hao theo giá trị hợp lý và giá trị ghi sổ phát sinh trong kỳ)

Có Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (Số chênh lệch luỹ kế đến đầu kỳ)

- Khi tài sản đã khấu hao hết nhưng chưa thanh lý, nhượng bán, phải thực hiện điều chỉnh hao mịn luỹ kế và ghi nhận tồn bộ vào lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.

+ Nếu giá trị hợp lý của tài sản lớn hơn giá trị ghi sổ: Nợ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối

Có hao mịn luỹ kế (Tổng số chênh lệch giữa giá trị hợp lý và giá trị ghi sổ)

+ Nếu giá trị hợp lý của tài sản nhỏ hơn giá trị ghi sổ:

Nợ hao mòn luỹ kế (Tổng số chênh lệch giữa giá trị hợp lý và giá trị ghi sổ)

Có Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối

- Tồn bộ chi phí khấu hao và hao mòn luỹ kế của tài sản phải được điều chỉnh phù hợp với giá trị hợp lý. Việc điều chỉnh này chỉ được chấm dứt khi công ty con đã thanh lý, nhượng bán các tài sản này.

- Khi giá trị ghi sổ của tài sản, nợ phải trả trên báo cáo tài chính riêng của cơng ty con khác biệt so với giá trị hợp lý, khi lập báo cáo tài chính hợp nhất, cơng ty mẹ phải ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại theo quy định của VAS 17 – Thuế thu nhập doanh nghiệp.

3.2.5.3 Xử lý lãi có được từ việc mua giá rẽ sau khi mua thêm tài sản thuần của

công ty con.

Nếu trong lần mua trước phát sinh lợi thế thương mại, nhưng lần mua sau công ty mẹ mua thêm tài sản thuần của công ty con và phát sinh lãi từ việc mua rẻ, thì tồn bộ lợi thế thương mại chưa phân bổ hết phát sinh từ lần mua trước đó cần được xố sổ.

Trong kỳ mua thêm tài sản thuần phát sinh lãi từ giao dịch mua rẻ, kế tốn ghi giảm tồn bộ lợi thế thương mại chưa phân bổ hết vào chi phí quản lý doanh nghiệp. Trên báo cáo tài chính hợp nhất, ghi:

Nợ Chi phí quản lý doanh nghiệp (Kỳ phát sinh lãi từ giao dịch mua rẻ) Có Lợi thế thương mại (LTTM điều chỉnh giảm)

3.2.5.4 Khái niệm báo cáo tài chính và báo cáo tài chính riêng.

Báo cáo tài chính riêng và báo cáo tài chính là hai báo cáo, hai khái niệm hoàn toàn khác nhau, tuy nhiên Bộ Tài Chính chưa giải thích rõ, gây nhầm lẫn cho một số doanh nghiệp (27%) họ nghĩ chúng giống nhau hoặc không rõ (18%) chúng giống hay khác nhau. Vì thế, tác giả kiến nghị cần thiết hướng dẫn phân biệt hai báo cáo này như sau:

- Báo cáo tài chính của doanh nghiệp mà khơng có cơng ty con, cơng ty liên kết

hoặc công ty liên doanh được gọi là báo cáo tài chính.

- Báo cáo tài chính riêng là báo cáo được lập bởi công ty mẹ, nhà đầu tư trong

công ty liên kết hoặc cơng ty liên doanh, theo đó các khoản đầu tư được kế tốn trên cơ sở phần vốn góp trực tiếp vào vốn chủ sở hữu của bên được đầu tư chứ không dựa vào tài sản thuần của bên được đầu tư.

Theo TT 161/2007/TT–BTC đoạn 1.4 công ty mẹ phải lập Báo cáo Tài chính hợp nhất hàng năm và Báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ hàng q (khơng bao gồm quý IV). Tuy nhiên đoạn 1.5 lại chỉ quy định thời hạn nộp và cơng khai Báo cáo tài chính hợp nhất năm. Báo cáo tài chính hợp nhất q khơng bắt buộc mà chỉ khuyến khích các cơng ty mẹ lập và cơng khai, theo đó hàng q các tập đồn chỉ phải công bố báo cáo riêng của công ty mẹ.

Ngày 05/04/2012 Bộ tài chính ban hành Thơng tư 52/2012/TT-BTC về việc công bố thông tin trên Thị trường chứng khốn, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/06/2012 (thay thế thông tư 09/2010/TT–BTC 15/01/2010) , theo đó bắt buộc các cơng ty niêm yết phải công khai báo cáo tài chính hợp nhất quý. Qua đó có thể thấy tầm quan trọng của báo cáo tài chính hợp nhất. Do đó, tác giả kiến nghị cần điều chỉnh thời hạn công bố báo cáo tài chính hợp nhất như sau:

- Kỳ lập Báo cáo Tài chính hợp nhất: Cơng ty mẹ phải lập Báo cáo Tài chính hợp

nhất hàng năm và Báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ hàng quý (kể cả quý IV).

- Thời hạn nộp và công khai Báo cáo tài chính hợp nhất:

1. Báo cáo tài chính hợp nhất phải lập và nộp vào cuối kỳ kế toán năm cho các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền theo quy định chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế tốn năm.

2. Báo cáo tài chính hợp nhất phải được cơng khai trong thời hạn 120 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm.

3. Báo cáo tài chính giữa niên độ phải cơng khai cho các chủ sở hữu theo quy định của từng tập đồn. Đối với các cơng ty niêm yết trên thị trường chứng khốn, Báo cáo tài chính giữa niên độ phải cơng khai theo quy định của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kế toán giao dịch hợp nhất kinh doanh áp dụng cho các doanh nghiệp việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 80 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)