Thực tiễn kế toán giao dịch hợp nhất kinhdoanh áp dụng cho các doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kế toán giao dịch hợp nhất kinh doanh áp dụng cho các doanh nghiệp việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 54)

mà luận văn sẽ đề cập ở những phần sau.

2.3 Thực tiễn kế toán giao dịch hợp nhất kinh doanh áp dụng cho các doanh nghiệp Việt Nam. Việt Nam.

2.3.1 Tổng quan về tình hình hợp nhất kinh doanh của các doanh nghiệp tại Việt Nam. Nam.

Ở Việt Nam tình hình hợp nhất kinh doanh của các doanh nghiệp tăng lên đáng kể trong những năm 2006 từ khi có sự bùng nổ của thị trường chứng khoán. Thế nhưng, ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế trong những năm gần đây đã làm cho hoạt động hợp nhất kinh doanh kém khởi sắc. Ngày 09/04/2013 vừa qua Cơng ty Dữ liệu và Phân tích StoxPlus đã cơng bố báo cáo toàn cảnh về giao dịch hợp nhất kinh doanh tại Việt Nam năm 2012 và đầu năm 2013. Theo báo cáo này, quy mô thị trường mua bán và sáp nhập tại Việt Nam năm 2012 đạt 4,9 tỷ USD với tổng số 157 thương vụ, giảm đáng kể so với năm 2011 (6,3 tỷ USD và 267 thương vụ). Tuy không cịn sơi động như trước đó nhưng các tập đồn nước ngồi vẫn duy trì tổng giá trị các thương vụ ở mức 3,5 tỷ USD, bằng với năm 2011. Trong quý 1/2013, quy mô thị trường đạt khoảng 676 triệu USD với 14 thương vụ. Trong đó, có các thương vụ điển hình như Tập đoàn khách sạn Minor International mua lại hai khu nghỉ dưỡng Life Heritage Resort Hội An và Life Resort Quy Nhơn với giá 16 triệu USD; Công ty Berli Juker mua công ty Ichiban chuyên về đậu hũ với giá 4,7 triệu USD...10

Theo StoxPlus, điểm nhấn của thị trường hợp nhất kinh doanh trong năm 2012 và đầu 2013 là sự tham gia của nhiều tập đồn lớn trong khối ASEAN điển hình như Thái Lan, Philipines, Singapore và Malaysia. Trong khi các hoạt động hợp nhất của khối ngoại đối với doanh nghiệp Việt diễn ra khá sơi động thì quy mơ ở khối nội trong năm 2012 chỉ bằng một nửa 2011. Nguyên nhân chủ yếu là từ sự suy giảm chuyển nhượng các dự án bất động sản.

Tổng giám đốc Công ty StoxPlus, ông Nguyễn Quang Thuận nhận định, năm 2013 và 2014, thị trường mua bán chuyển nhượng vẫn tiếp tục sôi động bởi bối cảnh trong nước cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam vẫn có mức định giá hấp dẫn và một số yếu tố về pháp lý đã thơng thống hơn. Đến nay Việt Nam đã ký kết và tham gia rất nhiều cam

kết quốc tế về đầu tư hoặc liên quan đến đầu tư như: các Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư ký kết với 55 nước; các Hiệp định đầu tư trong khuôn khổ FTA; và các cam kết khác liên quan đến đầu tư như Hiệp định về Các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại (TRIMs) của WTO,…

Hợp nhất kinh doanh là một trong những giải pháp hữu hiệu giúp các doanh nghiệp cơ cấu lại nguồn vốn để vượt qua giai đoạn khó khăn. Bên cạnh những lợi ích đã thấy, hình thức này cũng khiến doanh nghiệp gặp những vấn đề khá phức tạp như: độc quyền, thuế, kế toán, trách nhiệm giải quyết các khoản nợ chưa thanh toán của các doanh nghiệp hợp nhất, mơi trường văn hóa doanh nghiệp.... Tuy nhiên, với tất cả sự nổ lực và những gì đang diễn ra, chúng ta vẫn kỳ vọng hình thức hợp nhất kinh doanh này sẽ mang lại những tín hiệu tích cực cho nền kinh tế Việt Nam.

2.3.2 Đặc điểm của các doanh nghiệp tham gia hợp nhất kinh doanh tại Việt Nam.

Xuất phát từ đặc thù môi trường kinh doanh các doanh nghiệp tham gia hợp nhất kinh doanh tại Việt Nam thường có các đặc điểm sau:

- Việt Nam có khoảng trên 500.000 doanh nghiệp đang hoạt động, trong đó có hơn 90% là doanh nghiệp nhỏ và vừa11. Đa phần các doanh nghiệp Việt Nam có quy mơ vừa và nhỏ nên năng lực cạnh tranh trong một số lĩnh vực đòi hỏi nguồn vốn lớn, nhiều nhân lực và cơng nghệ cao cịn hạn chế. Với đặc thù như vậy, khi tham gia vào hoạt động hợp nhất sẽ là một công cụ quan trọng để giúp các doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh và hướng tới phát triển ổn định.

- Ở nước ta cịn tồn tại loại hình doanh nghiệp sở hữu nhà nước là chủ yếu, do đó việc tách, sáp nhập lại ở các doanh nghiệp này cũng thường xuyên xảy ra. Do đó dù cho các doanh nghiệp này có sự khác biệt về vốn, quy mơ, song về bản chất khi thực hiện hợp

11 TS. Nguyễn Hải An, Giải pháp hữu hiệu để hình thành và phát triển bền vững doanh nghiệp nơng nghiệp

nhất thì những doanh nghiệp này chỉ việc sáp nhập lại với nhau bởi vì tất cả các tài sản, vốn của họ đều do nhà nước quản lý nên khơng có khái niệm mua lại của nhau. Đây là đặc điểm đặc trưng của các doanh nghiệp nhà nước.

- Trên thế giới, việc mua doanh nghiệp phải trên cơ sở lĩnh vực liên quan phù hợp với kinh nghiệm vốn có của doanh nghiệp. Nhưng ở Việt Nam điều này còn hơi khác biệt chẳng hạn như một doanh nghiệp cao su đôi khi lại mở rộng sang thị trường chứng khốn (điển hình Tập Đồn Cao Su Việt Nam tính đến 19/04/2013 đã sở hữu 1.791.790 cổ phiếu của Công ty cổ phần Cao su Bến Thành)12.

- Cũng như nhiều thị trường hợp nhất khác trên thế giới, hợp nhất kinh doanh ở Việt Nam cũng có sự hiện diện của yếu tố nước ngồi. Đặc biệt, trong bối cảnh thị trường dịch vụ được bảo hộ theo lộ trình cam kết WTO thì hợp nhất là một trong những con đường ngắn nhất để các doanh nghiệp nước ngoài tiếp cận mạng lưới bán lẻ của Việt Nam.

Với những đặc điểm trên có thể mang lại nhiều thuận lợi nhưng cũng không tránh khỏi những bất cập trong giao dịch hợp nhất kinh doanh tại Việt Nam. Tuy nhiên, nếu những hoạt động hợp nhất thực sự xuất phát từ nhu cầu phát triển và nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ góp phần tích cực trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh tại thị trường nước ta.

2.3.3 Khảo sát thực tế.

2.3.3.1 Mục tiêu, phạm vi, đối tượng và phương pháp khảo sát.

Mục tiêu khảo sát: Mục tiêu của việc khảo sát nhằm đánh giá thực trạng áp dụng

kế toán giao dịch hợp nhất kinh doanh ở một số nội dung, chỉ rõ các hạn chế, tồn tại và

nguyên nhân của chúng từ đó làm cơ sở đưa ra kiến nghị góp phần hồn thiện hệ thống pháp lý về kế toán liên quan đến giao dịch này cho phù hợp với điều kiện thực tế, cũng như góp phần nâng cao chất lượng cung cấp thông tin của báo cáo tài chính hợp nhất trong thời gian tới.

Phạm vi khảo sát: Do giới hạn về khoảng cách địa lý, tác giả chỉ khảo sát các

doanh nghiệp có giao dịch hợp nhất kinh doanh tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh (Phụ lục 02). Thời gian nghiên cứu được chọn kể từ đầu tháng 11/2012 đến tháng 03/2013.

Đối tượng khảo sát: Nhân viên kế tốn thuộc các doanh nghiệp có giao dịch hợp

nhất kinh doanh tại thành phố Hồ Chí Minh.

Phương pháp khảo sát:

- Số liệu được thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp tại doanh nghiệp, qua email đến các nhân viên làm công tác kế toán tại các doanh nghiệp khảo sát, và một số nơi thuận tiện bằng mẫu điều tra khảo sát soạn sẵn (Phụ lục 01). Do tính riêng biệt của luận văn – chỉ khảo sát những doanh nghiệp có giao dịch hợp nhất kinh doanh nên mẫu được thu thập đa phần dựa trên mối quan hệ quen biết, giới thiệu. Mỗi doanh nghiệp chỉ phỏng vấn một người, là cá nhân có tham gia vào cơng tác kế toán giao dịch hợp nhất kinh doanh trong doanh nghiệp đó. Luận văn sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện.

- Dữ liệu trong bảng khảo sát được phân tích bằng phần mềm phân tích định lượng SPSS 22.0. Nội dung câu hỏi và kết quả khảo sát đã trình bày trong phụ lục số 01 và 03. Thông qua SPSS 22.0 đề tài sử dụng các phương pháp sau:

• Phương pháp bảng tùy biến (Custom Table) là phương pháp khảo sát mối liên hệ giữa các cặp kết hợp của các biến cần quan tâm.

• Phương pháp phân tích bảng chéo (Cross Tabs) để nghiên cứu mối quan hệ giữa một số biến với một số biến khác trong bảng khảo sát. Việc phân tích biến theo cột hay theo hàng là tuỳ thuộc biến đó được xem xét là biến độc lập hay biến phụ thuộc.

Thông thuờng khi xử lý, biến xếp theo cột là biến độc lập và biến xếp theo hàng là biến phụ thuộc.

• Phương pháp kiểm định phi tham số: với kiểm định Chi - bình phương nhằm kiểm tra có hay không mối quan hệ giữa 2 yếu tố trong tổng thể. Giả thuyết:

H0: Khơng có mối quan hệ giữa hai biến H1: Có mối quan hệ giữa hai biến

Giá trị P–value (Sig.) là xác suất loại bỏ giả thuyết H0 khi P–value (Sig.) quá lớn. Trong SPSS, P–value (Sig.) được gọi là mức ý nghĩa quan sát. Với độ tin cậy của nghiên cứu là 95% thì nguyên tắc kết luận:

Chấp nhận H0: P–value (Sig.) > α (mức ý nghĩa) = 0,05 Bác bỏ H0: P–value (Sig.) < α (mức ý nghĩa) = 0,05

2.3.3.2 Kết quả khảo sát.

Tác giả phát ra 180 bảng khảo sát, kết quả thu về 92 trong đó có 81 bảng khảo sát hợp lệ. Qua đó tác giả tiến hành thống kê ở các phần tiếp theo.

2.3.3.2.1 Khái quát chung về doanh nghiệp hợp nhất.

Căn cứ vào kết quả khảo sát mức độ xuất hiện của các loại giao dịch hợp nhất trong trong tổng số 81 doanh nghiệp, tác giả nhận thấy giao dịch hợp nhất khơng hình thành quan hệ cơng ty mẹ – công ty con phát sinh không nhiều (24%), giao dịch hợp nhất hình thành quan hệ cơng ty mẹ – công ty con phát sinh nhiều (chiếm 76%). Trong đó giao dịch hợp nhất kinh doanh diễn ra nhiều nhất ở các ngành xây dựng – bất động sản (35%), tài chính ngân hàng (14%), chứng khốn (6%). Hợp nhất kinh doanh cũng rải rác ở các ngành khác như: hàng tiêu dùng, dầu khí, sản xuất cơng nghiệp,.. (chiếm 45%). Như vậy, có thể thấy giao dịch hợp nhất kinh doanh đa số đều hình thành mối quan hệ công ty mẹ – công con và giao dịch phát sinh từ nhiều ngành nghề khác nhau.

Về hình thức sở hữu trong các doanh nghiệp hợp nhất, với ưu điểm có khả năng hoạt động trong hầu hết các lịch vực, ngành nghề, cơ cấu vốn linh hoạt, các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản trong phạm vi vốn góp của mình. Chính vì thế hình thức sở hữu cổ phần chiếm đa số trong giao dịch hợp nhất kinh doanh (91%), hình thức cơng ty TNHH chiếm thiểu số (9%) cịn lại, và hợp nhất khơng xuất hiện ở các doanh nghiệp tư nhân.

Theo kết quả khảo sát các giao dịch hợp nhất kinh doanh tựu chung ở các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ (70%) và các doanh nghiệp có quy mơ lớn (30%). Hợp nhất kinh doanh kể cả trường hợp hình thành mối quan hệ cơng ty mẹ – công ty con đa số đều thuộc các doanh nghiệp có quy mơ vừa và nhỏ (80.3%).

Bảng 2.1 Mối quan hệ các cặp kết hợp giữa các trường hợp hợp nhất kinh doanh với quy mô của doanh nghiệp.

Chỉ tiêu Trường hợp hợp nhất Hình thành quan hệ mẹ con Khơng hình thành quan hệ mẹ con Cộng Quy mô DN DN vừa và nhỏ 49 80.3% 12 19.7% 61 100.0% DN lớn 13 65.0% 7 35.0% 20 100.0% Cộng 62 76.5% 19 23.5% 81 100.0%

Nguồn: Tác giả thống kê từ phụ lục 03

2.3.3.2.2 Thực trạng kế toán giao dịch hợp nhất kinh doanh tại doanh nghiệp.

Thực trạng kế toán giao dịch hợp nhất kinh doanh tại các doanh nghiệp liên quan đến một số nội dung khảo sát, qua các câu hỏi từ 6 đến 18 tác giả tổng hợp kết quả như sau:

(1) Khó khăn khi kế tốn ban đầu trong giao dịch hợp nhất kinh doanh.

Các nhà đầu tư của doanh nghiệp khi muốn mua doanh nghiệp khác luôn đặt câu hỏi mua với mức giá bao nhiêu thì có lợi nhất? Do vậy việc định giá doanh nghiệp để quyết định mua là một khâu quan trọng trong quá trình diễn ra giao dịch hợp nhất. Thế nhưng 62% các doanh nghiệp khảo sát cho biết họ gặp khó khăn với việc định giá doanh nghiệp theo giá trị hợp lý, và khó khăn trong việc áp dụng phương pháp mua (34% – phương pháp yêu cầu đo lường rất nhiều nội dung theo giá trị hợp lý). Bên cạnh đó họ cũng mắc phải một số khó khăn khác như thủ tục hợp nhất, chính sách lợi ích nhân viên và cổ đơng cũng như văn hóa doanh nghiệp,.. (4% khảo sát).

Như vậy, kế toán ban đầu trong giao dịch hợp nhất kinh doanh tại các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt với những vấn đề khá phức tạp. Phần lớn (65%) các doanh nghiệp đồng ý rằng việc họ gặp phải những khó khăn bước đầu nêu trên là do kỹ thuật, phương pháp đo lường giá trị hợp lý, phần còn lại (32%) là do chưa có hướng dẫn rõ ràng.

(2) Xử lý lợi thế thương mại và phương thức xác định quyền kiểm sốt, lợi ích cổ đơng thiểu số.

Về phương pháp xử lý lợi thế thương mại: Tuy các trường hợp đồng thuận với ý

kiến không khấu hao lợi thế thương mại mà thực hiện đánh giá tổn thất hàng năm cũng phát sinh (35%). Nhưng số đông (65%) cho rằng lợi thế thương mại nên là tài sản và khấu hao tối đa 10 năm.

Về phương pháp xác định quyền kiểm soát: Theo kết quả khảo sát cho thấy đa số

(90%) các doanh nghiệp đều thấy mơ hình xác định quyền kiểm sốt hiện tại – cơng ty mẹ nắm giữ trên 50% quyền biểu quyết ở cơng ty con, có ngoại trừ một số trường hợp là phù hợp. Tuy nhiên, một số khác (10%) lại cho rằng nên có một mơ hình kiểm sốt mới mang tính xét đốn là cần thiết hơn.

Về phương pháp xác định lợi ích cổ đơng thiểu số: Tất cả các doanh nghiệp khảo

sát cho biết họ xác định lợi ích cổ đơng thiểu số dựa trên giá trị hợp lý tài sản thuần, mặc dù thông tư 161/2007/TT-BTC khơng hướng dẫn cụ thể.

Qua đó có thể thấy doanh nghiệp tự chọn cho mình cách xác định lợi ích cổ đông thiểu số, họ cũng hiểu rõ về phương pháp xử lý lợi thế thương mại, xác định quyền kiểm sốt theo hướng dẫn của của thơng tư 161/2007/TT-BTC. Tuy nhiên một số doanh nghiệp lại thấy thích hợp hơn nếu thực hiện theo chuẩn mực kế toán quốc tế. Đặc biệt là đối với việc xử lý lợi thế thương mại, tác giả tiến hành kiểm định mối quan hệ (Custom table và Chi-square) giữa quy mô của các doanh nghiệp với quyết định xử lợi thế thương mại của họ, kết quả tổng hợp như sau:

Bảng 2.2 Mối quan hệ các cặp kết hợp giữa việc xử lý lợi thế thương mại với quy mô của doanh nghiệp.

Chỉ tiêu

Xử lý lợi thế thương mại Là TS khấu

hao tối đa 10 năm Là TS, đánh giá tổn thất hàng năm Loại trừ ngay trong vốn chủ Cộng Quy mô DN DN siêu nhỏ 0 0.0% 0 0.0% 0 0.0% 0 0.0% DN vừa và nhỏ 46 75.4% 15 24.6% 0 0.0% 61 100.0% DN lớn 6 30.0% 14 70.0% 0 0.0% 20 100.0% Khác 0 0.0% 0 0.0% 0 0.0% 0 0.0% Cộng 52 64.2% 29 35.8% 0 0.0% 81 100.0%

Bảng 2.3 Mối quan hệ giữa quy mô doanh nghiệp và việc xử lý lợi thế thương mại

Chỉ tiêu

Xử lý lợi thế thương mại

Cộng Là TS khấu

hao tối đa 10 năm

Là TS, đánh giá tổn thất hàng năm

Quy mô DN DN vừa và nhỏ 46 15 61

DN lớn 6 14 20

Cộng 52 29 81

P – value = ,000

Nguồn: Tác giả thống kê từ phụ lục 03

Kiểm định mối quan hệ cặp kết hợp (Custom table) cho thấy các doanh nghiệp có quy mơ lớn (70.0%) đồng thuận nên thực hiện đánh giá tổn thất lợi thế thương mại. Kết quả kiểm định (Chi-square) có giá trị P – value = ,000 < α = 0,050 nên ta chấp nhận giả thuyết H1, có mối liên hệ giữa quy mô của doanh nghiệp với quyết định xử lý lợi thế thương mại. Nghĩa là doanh nghiệp có quy mơ vừa và nhỏ hay quy mô lớn sẽ ảnh hưởng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kế toán giao dịch hợp nhất kinh doanh áp dụng cho các doanh nghiệp việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 54)