1.4 LÒNG TRUNG THÀNH 13
1.4.5 Mối quan hệ giữa sự thỏa mãn trong công việc và lòng trung thành với tổ
với tổ chức
Sự gắn bó với cơng việc là một nghiên cứu mới hiện nay, đến nay vẫn chưa có một sự nhất trí về khái niệm này. Một giải thích có thể chấp nhận được là: “Sự gắn bó với cơng việc đo lường mức độ hiểu biết về công việc của người lao động; sự tham gia tích cực; và sự quan tâm tới việc thực hiện nhiệm vụ là quan trọng với anh ta. Những người thể hiện sự gắn bó cao với cơng việc của họ là những người có năng suất cao hơn, có mức độ thỏa mãn đối với công việc cao hơn và ít thun
chuyển hơn những người có sự gắn bó thấp.” [5]
“Sự tích cực, nhiệt tình với tổ chức thể hiện sự hướng tới tổ chức của con người bằng việc trung thành với tổ chức, gắn bó chặt chẽ với tổ chức. Một người có mức độ nhiệt tình cao với tổ chức sẽ gắn bó với công việc của họ”. [5]
Trong các nghiên cứu của Aon Consulting được thực hiện hàng năm ở quy
mô quốc gia như nghiên cứu về Commitment @Work tại Mỹ từ năm 1997, tại Canada từ năm 1999, tại Anh từ 2000 và tại Úc năm 2002 cho thấy có mối quan hệ chặt chẽ giữa sự thỏa mãn của nhân viên và lòng trung thành của họ với tổ chức. Aon Consulting ứng dụng linh hoạt thuyết bậc thang nhu cầu Maslow vào điều kiện của nền kinh tế hiện đại và cho rằng để nâng cao lòng trung thành của nhân viên đối với tổ chức, cần thỏa mãn nhu cầu của nhân viên:
Tại Mỹ sự thỏa mãn nhu cầu của nhân viên được phân loại theo:
o Lương và phúc lợi.
o Quản lý thay đổi.
o Đào tạo và phát triển.
o Văn hóa tổ chức và đường lối phát triển.
o Cân bằng cuộc sống.
-17-
o Phần thưởng.
o Xã hội – Được yêu mến.
o Đào tạo và phát triển.
o Cân bằng cuộc sống – công việc.
Đối với một nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam hiện nay, các tổ chức
sẽ có được lịng trung thành của nhân viên bằng cách thỏa mãn các khía cạnh khác nhau của nhu cầu liên quan đến công việc. [2]
o Bản chất công việc.
o Cơ hội đào tạo và thăng tiến.
o Lãnh đạo.
o Đồng nghiệp.
o Tiền lương.
o Phúc lợi.
o Điều kiện làm việc.