Giải thích sự lựa chọn các biến dự báo

Một phần của tài liệu Đề cương luận văn cao học HVTH: lê tuấn anh (Trang 46 - 48)

Trong luận văn này, tác giả sử dụng các biến số cung tiền M1, cung tiền M2, dự trữ ngoại hối, chỉ số chứng khốn và tỷ giá đơ la Mỹ của Việt Nam để thực hiện dự báo cho tăng trƣởng kinh tế. Những lựa chọn này phù hợp với các lý thuyết cũng nhƣ các nghiên cứu thực nghiệm đã đƣợc thực hiện trên thế giới.

Sự lựa chọn biến cung tiền

Theo các lý thuyết vĩ mô chuẩn, việc gia tăng cung tiền sẽ làm giảm lãi suất trong nền kinh tế, dẫn đến gia tăng tiêu dùng và đầu tƣ. Trong ngắn hạn, điều này sẽ dẫn đến gia tăng sản lƣợng quốc gia. Trong dài hạn, việc gia tăng cung tiền có thể dẫn đến sự tăng giá ảo của tài sản do thanh khoản trong nền kinh tế dồi dào. Sự phân bổ vốn sai địa chỉ sẽ dẫn tới lãng phí đầu tƣ và các hoạt động đầu cơ, thƣờng dẫn đến bong bóng tài sản và suy thối kinh tế.

Mặc dù có tác động dƣơng hay âm nhƣng cung tiền là một biến dự báo rất tốt cho tăng trƣởng kinh tế. Arfanuzzaman (2014) đã chỉ ra mối quan hệ nhân quả từ cung tiền M2 đến tăng trƣởng kinh tế, điều này có nghĩa là cung tiền M2 là một biến dự báo tốt cho tăng trƣởng GDP.

Sự lựa chọn biến dự trữ ngoại hối và tỷ giá đô la Mỹ

Tỷ giá và sự lựa chọn chế độ tỷ giá vẫn đang là tâm điểm của các cuộc tranh luận kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, đặc biệt là ở các nền kinh tế mới nổi. Đặc biệt, có sự đối lập về ý kiến giữa các nhà kinh tế học và các nhà làm chính sách về tác động của chính sách tỷ giá lên tăng trƣởng kinh tế. Trong khi các nhà làm chính sách cho rằng tỷ giá hối đối thấp sẽ thúc đẩy tăng trƣởng, thì các nhà kinh tế học lại chỉ ra rằng giá cả tƣơng đối giữa hai đồng tiền sẽ là động lực cho tăng trƣởng trong dài hạn.

Đối với hầu hết các nhà nghiên cứu, tỷ giá là biến nội sinh, vì vậy ảnh hƣởng của tỷ giá lên tăng trƣởng kinh tế khó có thể tính tốn đƣợc. Dựa trên sự đánh giá thấp tỷ giá thực điều chỉnh theo hiệu ứng Balassa-Samuelson, Rodrik (2008) chỉ ra rằng, tại các nƣớc đang phát triển, sự đánh giá thấp tỷ giá sẽ thúc đẩy tăng trƣởng mạnh hơn. Cũng theo Rodrik, một tỷ giá yếu có thể đủ bù đắp cho các yếu điểm về thể chế cũng nhƣ là các thất bại thị trƣờng tại các nƣớc đang phát triển. Còn theo M. M. Habib và cộng sự (2016), việc đánh giá thấp tỷ giá có thể làm tăng đáng kể tăng trƣởng GDP thực. Tuy nhiên, các kết quả này chỉ đúng tại các quốc gia đang phát triển.

Hầu hết các nghiên cứu trên thế giới đều chỉ ra mối quan quan chặt chẽ giữa tỷ giá hối đoái và tăng trƣởng kinh tế, đặc biệt là tại các quốc gia đang phát triển. Việc sử dụng tỷ giá để dự báo tăng trƣởng kinh tế Việt Nam vì thế sẽ tạo ra các kết quả có độ chính xác cao.

Cùng với đó, một lƣợng dự trữ ngoại hối lớn sẽ tạo nhiều thuận lợi cho việc điều hành chính sách tiền tệ ổn định. Và một chính sách tiền tệ ổn định có vai trị rất lớn đối với sự phát triển kinh tế của một quốc gia. Vì thế sẽ có một mối tƣơng quan cao giữa lƣợng dự trữ ngoại hối và tăng trƣởng GDP của một quốc gia.

Sự lựa chọn biến chỉ số chứng khoán

Vai trị của thị trƣờng chứng khốn đối với sự phát triển kinh tế của một quốc gia đã đƣợc chứng minh trong nhiều nghiên cứu trƣớc đây trên thế giới. Thị trƣờng chứng khốn càng sơi động và hiệu quả sẽ hỗ trợ rất tích cực cho tăng trƣởng kinh tế. Nhìn chung ở Việt Nam, thị trƣờng chứng khốn có những vai trị nhƣ sau:

Thứ nhất, thị trƣờng chứng khoán là trung gian kết nối giữa các chủ thể thặng

dƣ vốn và các chủ thể thâm hụt vốn, đảm bảo dòng vốn luân chuyển hiệu quả trong nƣớc và quốc tế.

Thứ hai, thị trƣờng chứng khoán giúp cải thiện hoạt động của các trung gian tài

chính khác, qua đó giảm chi phí giao dịch và bất cân xứng thông tin, hỗ trợ mạnh mẽ cho tăng trƣởng kinh tế.

Thứ ba, thị trƣờng chứng khoán làm tăng khả năng thanh khoản của các tài sản

tài chính của nhà đầu tƣ. Thị trƣờng càng sơi động thì mức độ thanh khoản càng cao, và đây là một đặc điểm quan trong thu hút các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc.

Thứ tư, thị trƣờng chứng khoán tạo ra các động lực để các doanh nghiệp hoạt

động hiệu quả hơn trƣớc áp lực phải công bố thông tin minh bạch cho các nhà đầu tƣ.

Nhìn chung, thị trƣờng chứng khốn đóng một vai trị đặc biệt quan trọng trong sự phát triển kinh tế của một quốc gia. Chính vì thế, khi thực hiện các dự báo tăng trƣởng kinh tế, việc đƣa vào các biến số liên quan đến thị trƣờng chứng khoán sẽ gia tăng đáng kể chất lƣợng của các dự báo.

Một phần của tài liệu Đề cương luận văn cao học HVTH: lê tuấn anh (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)