Việt Nam cần phải đặt mục tiêu tăng trƣởng kinh tế cao trong những năm sắp đến, bởi vì, nếu chỉ nhìn vào con số tăng trƣởng phần trăm GDP thì con số đó thật sự khá ấn tƣợng, nhƣng nếu nhìn vào con số tuyệt đối thì GDP của Việt Nam đang cịn ở mức khiêm tốn trong khu vực. Bối cảnh kinh tế hiện nay có rất nhiều diễn biến khó lƣờng, đặc biệt đến từ Mỹ, châu Âu và Trung Quốc, sẽ là các lực cản lớn cho tăng trƣởng kinh tế Việt Nam.
Chính vì thế, theo tác giả, để đạt đƣợc các con số tăng trƣởng kinh tế ấn tƣợng trong những năm tới thì một trong những vấn đề cần ƣu tiên là phát triển đầy đủ hệ thống tài chính của Việt Nam. Có năm khuyến nghị đƣợc đƣa ra để thực hiện mục tiêu này.
Trong những năm tới, Việt Nam cần điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt hơn nữa, mở rộng cung tiền tại những thời điểm thích hợp để hỗ trợ tăng trƣởng kinh tế. Bên cạnh đó, cần tạo lập hệ thống hạ tầng tài chính để xử lý nợ xấu trong khu vực ngân hàng, góp phần khơi thơng nguồn vốn trong nền kinh tế, giảm lãi suất vay và chi phí vốn để khuyến khích hoạt động sản xuất – kinh doanh và tiêu dùng. Ngoài ra, Việt Nam cũng nên chú trọng hƣớng dòng vốn đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt là các doanh nghiệp trong những ngành có hiệu quả cao, tạo ra các động lực mới cho tăng trƣởng kinh tế quốc gia.
Thứ hai, phát triển thị trường vốn.
Phát triển thị trƣờng vốn nhằm tăng cƣờng nguồn cung vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế, góp phần giảm thiểu rủi ro và áp lực cho hệ thống ngân hàng. Đồng thời, duy trì ổn định thị trƣờng tài chính và ổn định tỷ giá để thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngồi, góp phần đẩy nhanh tăng trƣởng kinh tế của Việt Nam. Bên cạnh đó, tích cực đáp ứng các tiêu chí của các tổ chức xếp hạng quốc tế, từ đó gia tăng niềm tin của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài vào thị trƣờng Việt Nam.
Ngoài ra, Việt Nam cần nhanh chóng gia tăng quy mơ và thanh khoản của thị trƣờng vốn. Đồng thời nâng cao hiệu quả cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nƣớc và phát triển hệ thống các nhà đầu tƣ tổ chức nhƣ các công ty quản lý quỹ, công ty bảo hiểm,…
Thứ ba, phát triển các cơng cụ tài chính hiện đại.
Phát triển các cơng cụ tài chính hiện đại nhằm giúp cho các nhà đầu tƣ có thêm cơng cụ mới phịng ngừa rủi ro trong bối cảnh Việt Nam ngày càng hội nhập mạnh mẽ với thị trƣờng tài chính quốc tế. Bên cạnh việc phát triển các sản phẩm tài chính mới nhƣ các hợp đồng tƣơng lai, quyền chọn,… Việt Nam cần đẩy nhanh áp dụng
công nghệ tiên tiến vào lĩnh vực tài chính, đón đầu xu hƣớng mới trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0 để hỗ trợ tăng trƣởng kinh tế trong tƣơng lai.
Thứ tư, gia tăng tính minh bạch của thị trường.
Hiện nay, sự minh bạch thông tin là một trong những vấn đề khiến nhiều nhà đầu tƣ còn dè dặt khi quyết định tham gia vào thị trƣờng. Việc cải thiện tính minh bạch sẽ làm gia tăng niềm tin của giới đầu tƣ, vốn trên thị trƣờng sẽ dồi dào hơn, từ đó góp phần làm giảm chi phí vốn để hỗ trợ tăng trƣởng.
Thứ năm, đảm bảo ổn định tỷ giá.
Sự ổn định tỷ giá là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu khi các nhà đầu nƣớc ngoài quyết định bỏ vốn đầu tƣ vào Việt Nam. Ngân hàng nhà nƣớc cần ƣu tiên mục tiêu ổn định tỷ giá trong thời gian tới để củng cố niềm tin của các nhà đầu tƣ.
Tóm lại, một hệ thống tài chính phát triển tồn diện và hiệu quả có vai trị quan trọng hàng đầu để kích thích gia tăng tốc độ tăng trƣởng kinh tế. Và một khi thị trƣờng tài chính Việt Nam vận hành hiệu quả, tất cả các thông tin kinh tế vĩ mô sẽ đƣợc phản ánh đầy đủ trong các chỉ số tài chính. Khi đó, việc sử dụng các biến tài chính để dự báo tăng trƣởng kinh tế Việt Nam sẽ cho ra các kết quả có độ chính xác rất cao, nhƣ các nghiên cứu đã đƣợc thực hiện tại các quốc gia có thị trƣờng tài chính phát triển trên thế giới.