Nguyên nhân tồn tại các hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện thủ tục đánh giá rủi ro nhằm nâng cao chất lượng của cuộc kiểm toán báo cáo tài chính tại các công ty kiểm toán độc lập vừa và nhỏ tại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 79)

1. Tính cấp thiết của đề tà

2.3.3 Nguyên nhân tồn tại các hạn chế

Các công ty kiểm tốn Việt Nam chưa nhận thức được vai trị của các thủ tục đánh giá rủi ro kiểm tốn trong kiểm tốn BCTC. Chính vì khơng nhận thức được vai trị của thủ tục đánh giá rủi ro kiểm tốn nên KTV và các cơng ty kiểm tốn cũng chưa dựa trên các thủ tục đánh giá rủi ro để xác định nội dung, phạm vi và thời gian của các thử nghiệm cơ bản nhằm đảm bảo chất lượng của cuộc kiểm toán.

Hiện nay các công ty kiểm toán Việt Nam đang dần tiếp cận với các phương pháp và kỹ thuật kiểm toán tiên tiến trên thế giới, tuy nhiên việc áp dụng chúng vào thực tế còn nhiều hạn chế do đến tháng 12 năm 2012 hệ thống chuẩn mực kiểm toán mới mới được ban hành. Các thủ tục đánh giá rủi ro của các công ty đều áp dụng theo

chuẩn mực kiểm toán được ban hành từ năm 1999 đến năm 2005, vốn đã lạc hậu, chưa được cập nhật kịp thời với hệ thống chuẩn mực kiểm tốn quốc tế đã thay đổi. Theo đó, quy trình đánh giá rủi ro của các cơng ty kiểm tốn Việt Nam hiện nay chỉ nhấn mạnh đến rủi ro về mặt tài chính, hầu hết chỉ tập trung vào kiểm tra chi tiết chứng từ, hiệu quả không cao.

Nhân sự tại các cơng ty kiểm tốn có quy mơ nhỏ cịn ít và khơng ổn định, trình độ chun mơn nghiệp vụ còn nhiều hạn chế, không đáp ứng được nhu cầu của thị trường dịch vụ kiểm tốn. Ngân sách của các Cơng ty dùng cho việc đào tạo không nhiều. Việc tuân thủ và triển khai quy trình kiểm tốn cịn hạn chế do thời gian và nhân sự thực hiện kiểm tốn đối với mỗi hợp đồng kiểm tốn cịn ít.

Nhìn chung, tại các cơng ty kiểm tốn có quy mơ nhỏ, giá phí kiểm tốn thấp. Nguyên tắc tương xứng lợi ích, chi phí khơng đảm bảo cho các công ty này triển khai tối đa các nghiệp vụ kiểm tốn có thể vận dụng. KTV chỉ thực hiện những cơng việc chính cần thiết trong công việc đánh giá rủi ro phục vụ cho cuộc kiểm toán, sao cho vẫn đạt đến mục tiêu là vừa đảm bảo được chất lượng của cuộc kiểm toán vừa cân đối được thời gian và chi phí cho cuộc kiểm tốn.

Do đánh giá rủi ro kiểm tốn là một cơng việc khó và địi hỏi sự xét đốn của KTV nên các KTV thuộc các công ty kiểm tốn cần có sự hướng dẫn chi tiết từ một chương trình kiểm tốn hồn thiện, phù hợp với chuẩn mực kiểm toán quốc tế hiện hành và chuẩn mực kiểm toán Việt Nam mới ban hành. Tuy nhiên, ngồi các cơng ty kiểm tốn thuộc nhóm Big Four được thừa hưởng chương trình kiểm tốn từ các cơng ty cùng tập đồn trên tồn cầu, chương trình kiểm tốn của các cơng ty kiểm tốn quy mơ vừa và nhỏ vẫn chưa được hồn thiện. Các cơng ty kiểm toán thực hiện các thủ tục đánh giá rủi ro chủ yếu dựa vào chuẩn mực hiện hành và các hướng dẫn thực hiện từ chương trình kiểm tốn mẫu của VACPA. Trong khi đó, hiện tại vẫn chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể cho các thủ tục đánh giá rủi ro kiểm tốn, nên đã gây ra nhiều khó khăn cho các cơng ty kiểm tốn độc lập có quy mơ vừa và nhỏ trong việc thực hiện.

Mặc dù Hiệp hội kiểm toán hành nghề Việt Nam cũng đã ban hành chương trình kiểm tốn mẫu nhưng với những vấn đề mới phát sinh từ thực tế áp dụng thử nghiệm từ năm 2010 đến nay cũng cho thấy chương trình kiểm tốn mẫu nói chung và hướng dẫn đánh giá rủi ro trong chương trình này nói riêng cịn nhiều bất cập.

Do đối tượng khách hàng của các Cơng ty kiểm tốn này chủ yếu là những khách hàng vừa và nhỏ, số lượng nhân viên ít, việc áp dụng nguyên tắc bất kiêm nhiệm gặp nhiều khó khăn. Do đó, khi thực hiện kiểm tốn, các Cơng ty kiểm tốn thường chú trọng thực hiện thử nghiệm cơ bản chứ khơng chú trọng thử nghiệm kiểm sốt.

Kết luận chương 2

Đánh giá rủi ro là một công việc thiết yếu trong suốt q trình kiểm tốn đặc biệt là trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán. Thực hiện tốt các thủ tục đánh giá rủi ro sẽ giúp các KTV xác định những khu vực có khả năng xảy ra sai sót trọng yếu, xác định nội dung, lịch trình, phạm vi của các thủ tục kiểm toán cần thực hiện tiếp theo nhằm thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm tốn thích hợp để tiết kiệm được thời gian và đảm bảo được chất lượng của cuộc kiểm tốn với một mức phí hợp lý và cạnh tranh. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu và khảo sát của chương 2 đã cho thấy thực trạng là quy trình thực hiện các thủ tục đánh giá rủi ro tại các cơng ty kiểm tốn có quy mơ vừa và nhỏ vẫn chưa hoàn thiện. Các thủ tục đánh giá rủi ro tại các công ty này được thực hiện sơ sài, cịn mang tính chủ quan, hình thức, chưa được thực hiện đầy đủ, chưa cập nhật theo các thủ tục đánh giá rủi ro dựa trên phương pháp tiếp cận theo rủi ro kinh doanh hiện đang áp dụng của quốc tế. Nguyên nhân phát sinh của các thực trạng là do các công ty kiểm tốn và KTV vẫn chưa nhận thức được vai trị của các thủ tục đánh giá rủi ro kiểm toán trong kiểm toán BCTC và các hạn chế nội tại của bản thân các cơng ty kiểm tốn và KTV. Các hiểu biết từ chương này là cơ sở để người viết đưa ra các giải pháp để hoàn thiện thủ tục đánh giá rủi ro trong kiểm tốn BCTC tại các cơng ty kiểm tốn độc lập có quy mơ vừa và nhỏ tại chương 3.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN THỦ TỤC ĐÁNH GIÁ RỦI RO TRONG KIỂM TỐN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÁC CƠNG TY KIỂM

TỐN ĐỘC LẬP CĨ QUY MƠ VỪA VÀ NHỎ TẠI VIỆT NAM 3.1 Các quan điểm hoàn thiện đánh giá rủi ro

Từ thực trạng được nêu lên tại chương 2, người viết nhận thấy rằng để hoàn thiện thủ tục đánh giá rủi ro, nâng cao chất lượng của cuộc kiểm toán BCTC cần thiết phải xác lập quan điểm chung để hoàn thiện các thủ tục đánh giá rủi ro:

- Thủ tục đánh giá rủi ro phải phù hợp thông lệ chung của quốc tế và phù hợp với đặc điểm của Việt Nam.

Nội dung cam kết về sự thiết lập và thúc đẩy việc tuân thủ các chuẩn mực nghề nghiệp chất lượng cao, hướng tới sự thống nhất trên toàn thế giới về các chuẩn mực này với mục đích nhằm thúc đẩy sự phát triển của nghề nghiệp kế tốn và kiểm tốn trên tồn thế giới, là một trong các điều khoản cam kết khi Việt Nam trở thành thành viên của Liên đồn Kế tốn Thế giới (IFAC). Các cam kết đó địi hỏi trình độ kiểm toán viên và các nguyên tắc kiểm toán của các quốc gia tham gia vào IFAC phải xích lại gần nhau, thu hẹp sự khác biệt giữa Việt Nam và các thông lệ chung của quốc tế nhằm tạo ra các báo cáo tài chính đáp ứng yêu cầu công khai, minh bạch không chỉ trong nước mà còn trên phạm vi nhiều quốc gia, khu vực trên thế giới. Do đó, trước yêu cầu phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế, các thủ tục kiểm tốn nói chung và thủ tục đánh giá rủi ro nói riêng phải phù hợp với các quy định và thông lệ quốc tế.

Tuy nhiên, do đặc điểm của nền kinh tế Việt Nam là kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa vì vậy các thủ tục đánh giá rủi ro phải phù hợp với môi trường Việt Nam. Các cơng ty kiểm tốn có quy mơ vừa và nhỏ cần xem xét đến tính chất đặc thù của môi trường kinh doanh và luật pháp Việt Nam hiện hành để thiết kế và thực hiện các thủ tục đánh giá rủi ro phù hợp và hiệu quả.

- Việc hoàn thiện các thủ tục đánh giá rủi ro phải giúp nâng cao chất lượng và hiệu quả của cuộc kiểm toán.

Đứng trước xu thế hội nhập và phát triển, chất lượng của các thơng tin tài chính u cầu ngày càng cao địi hỏi chất lượng của các cuộc kiểm toán cũng phải được nâng cao. Trong điều kiện bị giới hạn bởi giá phí, thời gian và phạm vi của các thử nghiệm cơ bản nhưng vẫn phải đảm bảo chất lượng của cuộc kiểm toán đã dẫn đến yêu cầu là các cơng ty kiểm tốn và KTV phải thiết kế và vận dụng các thủ tục đánh giá rủi ro phù hợp để đảm bảo chất lượng của cuộc kiểm toán và cân đối mối quan hệ giữa lợi ích và chi phí, đảm bảo tính cạnh tranh. Do đó, việc hồn thiện các thủ tục đánh giá rủi ro phải hướng đến mục tiêu cuối cùng là nâng cao chất lượng và hiệu quả của cuộc kiểm toán.

- Các thủ tục đánh giá rủi ro phải phù hợp với đặc điểm của các công ty kiểm tốn có quy mơ vừa và nhỏ.

Đặc điểm các cơng ty kiểm tốn vừa và nhỏ là có số lượng nhân viên ít và khơng ổn định, trình độ chun mơn nghiệp vụ cịn nhiều hạn chế, giá phí kiểm tốn khơng cao. Do vậy việc yêu cầu cơng ty kiểm tốn vừa và nhỏ áp dụng đầy đủ các thủ tục đánh giá rủi ro như các công ty lớn (Big Four) là không khả thi. Bởi lẽ, đối với những cơng ty kiểm tốn vừa và nhỏ, việc phải cân đối giữa thời gian, chi phí và các thủ tục kiểm tốn sẽ khơng cho phép kiểm tốn viên thực hiện tất cả các cơng việc của qui trình đánh giá rủi ro. Việc hồn thiện các thủ tục đánh giá rủi ro phải xem xét các đặc điểm của doanh nghiệp kiểm toán vừa và nhỏ nêu trên để đưa ra các giải pháp phù hợp.

3.2 Giải pháp hoàn thiện thủ tục đánh giá rủi ro tại các công ty kiểm tốn có quy mơ vừa và nhỏ mơ vừa và nhỏ

3.2.1 Cần áp dụng mơ hình rủi ro kinh doanh trong đánh giá rủi ro 3.2.1.1 Sự cần thiết áp dụng mơ hình rủi ro kinh doanh 3.2.1.1 Sự cần thiết áp dụng mơ hình rủi ro kinh doanh

Kết quả khảo sát của chương 2 cho thấy mơ hình đánh giá rủi ro của các cơng ty kiểm toán vừa và nhỏ hiện hành chỉ nhấn mạnh đến rủi ro về mặt tài chính chưa đi sâu vào việc phân tích về rủi ro kinh doanh. Do đó, các cơng ty kiểm tốn cần phải tiến

hành đổi mới cách tiếp cận kiểm toán, tập trung sử dụng nhiều hơn vào phương pháp tiếp cận theo rủi ro kinh doanh của khách hàng khi đánh giá về rủi ro kiểm tốn, thay vì cách đánh giá truyền thống dựa trên các đánh giá và kết luận về các khoản mục trên BCTC. Đây là cách tiếp cận hiệu quả, vì rủi ro kinh doanh là một nhân tố quan trọng tác động đến việc đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm sốt, qua đó tác động đến bản chất, thời gian và phạm vi của cơng việc kiểm tốn thơng qua các mức độ u cầu khác nhau.

Khi áp dụng phương pháp đánh giá đánh giá rủi ro dựa trên rủi ro kinh doanh, để có tính hướng dẫn chung, các công ty cần tiến hành nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm các cơng ty kiểm tốn lớn để xây dựng một quy trình đánh giá rủi ro hướng dẫn cho các KTV trong quá trình thực hiện.

Mơ hình đánh giá rủi ro kinh doanh yêu cầu tìm hiểu một cách kỹ lưỡng hoạt động kinh doanh, hệ thống kiểm soát nội bộ để đánh giá rủi ro có sai lệch trọng yếu trên BCTC để từ đó thiết kế các thủ tục kiểm tốn cho phù hợp. Các nội dung cần tìm hiểu liên quan đến hoạt động kinh doanh của khách hàng như chiến lược kinh doanh, phương hướng hoạt động cũng như mục tiêu kinh doanh đặt ra bởi ban quản trị và xem xét sự tuân thủ pháp luật. KTV cần đánh giá khả năng đạt được mục tiêu kinh doanh đề ra, cũng như đạt được chỉ tiêu liên quan đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Việc đánh giá rủi ro kiểm toán dựa trên rủi ro kinh doanh phải xem xét trong mối quan hệ của doanh nghiệp so với các doanh nghiệp cùng ngành và so với xu hướng phát triển của nền kinh tế. KTV cần tập trung vào các vùng có rủi ro, dễ gian lận như: doanh thu, giá vốn, giá thành, các khoản dự phịng, các ước tính kế tốn, các giao dịch với các bên liên quan.. sử dụng thư giải trình một cách có hiệu quả để bổ sung cho q trình thu thập bằng chứng kiểm tốn và bảo vệ KTV khi có rủi ro xảy ra.

Khi đã có một quy trình kiểm tốn cần nghiêm túc thực hiện, tránh tình trạng bỏ sót các thủ tục kiểm tốn quan trọng. Đối với các khách hàng có quy mơ, cấu trúc phức tạp, rủi ro phải thực hiện nhiều thủ tục kiểm tốn hơn thì các cơng ty nên cân nhắc,

đàm phán phí kiểm tốn cho phù hợp để thực hiện đầy đủ thủ tục kiểm toán theo yêu cầu của chuẩn mực.

Để minh họa cho việc áp dụng mơ hình rủi ro kinh doanh trong việc thực hiện các thủ tục đánh giá rủi ro người viết đã trình bày một trường hợp để minh họa cho việc xác định rủi ro kiểm toán khi thực hiện kiểm tốn BCTC từ việc phân tích các rủi ro kinh doanh (Phụ lục 5 – Ví dụ minh họa việc áp dụng mơ hình rủi ro kinh doanh khi tiến hành thủ tục đánh giá rủi ro của cuộc kiểm toán BCTC).

3.2.1.2 Thiết kế quy trình đánh giá rủi ro:

Trong giai đoạn chấp nhận khách hàng mới hoặc duy trì khách hàng cũ Bước 1: Thu thập thông tin cơ bản về khách hàng để đánh giá sơ bộ rủi ro của

khách hàng đó bằng các thủ tục như:

- Phỏng vấn Ban giám đốc, bên thứ 3

- Phỏng vấn nhà quản lý và nhân viên có vai trị quan trọng trong đơn vị - Phỏng vấn kiểm toán viên tiền nhiệm

- Xem xét hồ sơ kiểm toán năm trước

Các thông tin cần thu thập trong giai đoạn này bao gồm:

- Thông tin chung về doanh nghiệp (ngành nghề hoạt động kinh doanh chính của doanh nghiệp, mơi trường kinh doanh bên ngồi ảnh hưởng đến doanh nghiệp đang kiểm tốn bao gồm khách hàng chính, nhà cung cấp chính, đối thủ cạnh tranh..).

- Các quy định pháp lý liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp - Hệ thống thơng tin kế tốn

- Tính hữu hiệu của quy trình quản lý và kiểm sốt rủi ro của đơn vị được kiểm tốn

- Các thơng tin của Cơng ty kiểm tốn/kiểm toán viên tiền nhiệm (lý do thay đổi, kinh nghiệm hoặc lưu ý về đơn vị được kiểm toán, các bất đồng ý kiến quan trọng giữa Cơng ty/Kiểm tốn viên tiền nhiệm với đơn vị được kiểm toán)

- Các kinh nghiệm kiểm toán năm trước ( sự hợp tác giải quyết các vấn đề phát sinh của BCTC, thái độ của đơn vị trong việc xác định và báo cáo các vấn đề phức tạp, cam kết thực hiện quy trình quản lý rủi ro và kiểm soát nội bộ..)

- Sự độc lập của nguồn các thơng tin thu thập (Kiểm tốn viên tiền nhiệm, báo tạp chí, các tổ chức nghề nghiệp có liên quan đến hoạt động của đơn vị, thơng tin công bố rộng rãi)

- Yêu cầu báo cáo của đơn vị được kiểm toán

- Xác định các bên có lợi ích liên quan và anh hưởng của các bên có lợi ích liên quan (stakeholder) đối với đơn vị được kiểm toán

- Giao dịch với các bên liên quan của đơn vị được kiểm toán - Tình hình tài chính của đơn vị được kiểm tốn

Bước 2: Dựa vào các thông tin thu thập được, kiểm toán viên nghiên cứu và

phân tích sơ bộ tình hình tài chính của đơn vị, đánh giá và ước lượng sơ bộ về mức trọng yếu và rủi ro tiềm tàng trong hoạt động kinh doanh của khách hàng để quyết định có nhận lời kiểm tốn hay khơng. Thường kiểm tốn viên sẽ đánh giá rủi ro của khách hàng thuộc một trong bốn loại sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện thủ tục đánh giá rủi ro nhằm nâng cao chất lượng của cuộc kiểm toán báo cáo tài chính tại các công ty kiểm toán độc lập vừa và nhỏ tại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)