Đặt điểm của marketing trong ngành kinh doanh hóachất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp hoàn thiện hoạt động marketing tại công ty TNHH thương mại dịch vụ bao bì hóa chất (CMS) , luận văn thạc sĩ (Trang 35)

Thứ nhất : Hóa chất là sản phẩm hướng tới việc phục vụ các ngành công nghiệp chứ không phải người tiêu dùng trực tiếp.

Thứ hai : Đối tượng khách hàng của các cơng ty kinh doanh hóa chất là các nhà máy, cơ sở sản xuất, các cơng ty thương mại hóa chất.

Thứ ba : Chất lượng sản phẩm và các chính sách giá được ưu tiên hàng đầu. Thứ tư : các chính sách phân phối cung như chiêu thị ít được quan tâm tới.

Thứ năm : các chiến lược chiêu thị thường được tổ chức thông qua các hội chợ, triển lãm, hoặc các tổ chức hiệp hội chuyên ngành

Tóm tắt chương 1 : Giới thiệu tổng quan về Marketing, vai trò và sự cần thiết của Marketing trong lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp, dựa trên những ý kiến, quan điểm khác nhau của các tổ chức, chuyên gia đầu ngành về Marketing trên thế giới, làm cơ sở lý luận để mở rộng nghiên cứu phân tích sâu hơn nhằm cải thiện hoạt động Marketing của các doanh nghiệp, trước bối cảnh cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp trong và ngoài quốc doanh, nhu cầu và thị trường thay đổi từng giờ, việc thực hiện tốt hoạt động Marketing sẽ giúp doanh nghiệp đẩy mạnh lợi thế hiện có, phát huy tiềm lực của doanh nghiệp, cung cấp các sản phẩm, dịch vụ thoả mãn

được các nhu cầu khách hàng, tiết kiệm tối đa các chi phí trong hoạt động kinh doanh.

Chương 1 cũng khái quát thêm về thị trường, các yếu tố tác động đến việc xây dựng chiến lược marketing của doanh nghiệp và các tiến trình xây dựng một chiến lược marketing cho doanh nghiệp. Khái quát các lý thuyết cơ bản về marketing, Tập trung vào 4P, bao gồm: Chiến lược sản phẩm, chiến lược giá cả, chiến lược phân phối và chiến lược chiêu thị.

Những vấn đề được nêu ra ở chương 1 sẽ là cơ sở để đánh giá thực tiễn hoạt động kinh doanh và chiến lược marketing của công ty TNHH TM-DV Tiếp thị Bao bì Hóa chất ở chương 2.

CHƯƠNG 2

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỢNG MARKETING TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIẾP THỊ BAO BÌ HĨA CHẤT (CMS) 2.1. Giới thiệu chung về công ty CMS

Tên đơn vị: Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Tiếp Thị Bao Bì Hóa Chất Tên giao dịch quốc tế: Chemipac Marketing Service Company (CMS ) Logo:

Trụ sở chính: Phịng 409, Tầng 4, Tịa nhà Giầy Việt Plaza, 180-182 Lý Chính Thắng, phường 9 quận 3 TPHCM.

Trụ sở miền Bắc: 42 Lê Đức Thọ, Từ Liêm, Hà Nội.

Địa chỉ kho: Z11 Quốc Lộ 1A, phướng Trung Mỹ Tây, quận 12. Điện thoại: (84)-8-35264581/ 82/ 83/ 84 fax: (84)-8-35264585 Email: cms@cms-vn.com

Mã số thuế: 0302400800 Giám đốc: Ông Lý Văn Kiên

Lĩnh vực sản xuất kinh doanh: Hóa chất Công nghiệp, Thức ăn chăn nuôi, Mỹ phẩm - Tẩy rửa.

2.1.1. Sự hình thành và phát triển TNHH Thương mại Dịch vụ Tiếp Thị Bao Bì Hóa Chất (CMS)

- Tiền thân của TNHH Thương mại Dịch vụ Tiếp Thị Bao Bì Hóa Chất là Văn phịng Đại diện của cơng ty Chemipac Marketing Service ở Singapore, được thành lập năm 1998, chuyên kinh doanh nguyên liệu hóa chất trong ngành cơng nghiệp và các thiết bị khí nén. Trụ sở tại 46 Nguyễn Văn Tráng Quận 1 TPHCM.

- Sau 4 năm hoạt động văn phòng đại diện(VPĐD) này gặp một số khó khăn trong kinh doanh, đặc biệt tình hình thua lỗ trong lĩnh vực kinh doanh thiết bị khí nén. Thêm vào đó cơng ty cịn gặp phải khó khăn về các thủ tục pháp lý.

- Ngày 24/10/2001 Ban lãnh đạo họp và quyết định chuyển VPĐD TNHH Thương mại Dịch vụ Tiếp Thị Bao Bì Hóa Chất (viết tắt là CMS), chuyên kinh doanh mua bán nguyên liệu hóa chất trong các ngành công nghiệp.

- Năm 2003, công ty CMS mở rộng lĩnh vực kinh doanh nguyên liệu hóa chất trong ngành thức ăn chăn ni và từng bước mua bán ngun liệu hóa mỹ phẩm.

- Đến năm 2005, nhu cầu mua bán nguyên liệu trong ngành hóa mỹ phẩm tăng cao, cơng ty chính thức kinh doanh 3 ngành chính: Hóa chất cơng nghiệp, nguyên liệu thức ăn chăn ni, hóa mỹ phẩm.

- Cuối năm 2011, công ty mở thêm trụ sở ở miền Bắc.

2.1.2 Cơ cấu tổ chức của CMS

Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty được thiết lập dựa trên chức năng, mục đích nhằm thu hút nguồn lực là các chuyên gia có kiến thức sâu về nghiệp vụ chuyên mơn nhằm chun mơn hóa kỹ năng nghề nghiệp, nâng cao chất lượng việc ra quyết định trong quản lý. Sơ đồ cụ thể được thể hiện trong sơ đồ 2.1.

Hình 2.1.Sơ đồ cơ cấu tổ chức của cơng ty Chủ tịch HĐTV Giám đốc Phịng kinh doanh Phịng tài chính Phịng nhân sự Phịng sản xuất Phịng dịch vụ khách hàng Phịng kỹ thuật Kiểm sốt viên

2.1.3 Danh mục và đặc điểm sản phẩm

Hiện tại công ty đang kinh doanh trên 300 chủng loại sản phẩm nguyên liệu hóa chất khác nhau và được dùng chủ yếu cho ngành cơng nghiệp hóa chất, ngành mỹ phẩm và ngành chế biến thức ăn chăn nuôi được cơ cấu theo danh mục như trong Phụ lục 1.

2.1.4 Hoạt động kinh doanh của CMS năm 2010 – 2012

Hoạt động kinh doanh của CMS có sự phát triển đáng kể từ 2010 đến nay.. Do đó, tác giả chọn giai đoạn này cho việc phân tích kết quả hoạt động kinh doanh, mà cụ thể là từ 2010 đến cuối năm 2012. Bảng 2.1, 2.2, 2.3 thể hiện chi tiết tình hình sản xuất kinh doanh của cơng ty trong thời gian 2010– 2012.

Bảng 2.1. Báo cáo hoạt động kinh doanh của công ty CMS giai đoạn 2011-2012 Đơn vị tính: 1000 đồng

Năm 2011 2012

1) Vốn đầu tư 2,000,000 2,000,000

2) Giá vốn hàng bán 440,013,856 631,505,980

3) Doanh thu 572,018,013 813,854,119

4) Chi phí quản lý doanhnghiệp 5,360,000 7,160,000

5) Chi phí tài chính (2,000,000) (2,000,000)

6) Thuế 1,825,000 3,240,000

7) Chi phí bán hàng 2,590,000 3,575,000

8) Lợi nhuận 120,229,157 164,973,139

Tỷ suất lợi nhuận 0.21 0.2

Tỷ suất chi phí 0.79 0.796

Hiệu suất sử dụng chi phí 48.58 46.840

Sức sản xuất của vốn kinh doanh 0.66 0.660

Bảng 2.2.Phân tích Doanh thu, Chi phí và Lợi nhuận hoạt động kinh doanh của cơng ty CMS giai đoạn 2011-2012

Đơn vị tính: 1000 đồng Chỉ tiêu 2011 2012 So sánh 2012/2011 Số tiền Tỷ Trọng CP (%) Tỷ suất CP (%) Số Tiền Tỷ Trọng CP (%) Tỷ suất CP (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Mức độ tăng Tổng chi phí 451,788,856 100 78.98 648,880,980 100 79.73 197,092,124 43.62 0.75 CP muahang 440,013,856 97.394 76.92 631,505,980 97.53 77.59 191,492,124 43.52 0.67 CP quản lý 5,360,000 1.1864 0.94 7,160,000 1.11 0.88 1,800,000 33.58 - 0.06 CP tài chính 2,000,000 0.4427 0.35 2,000,00 0.31 0.25 0 0 -0.1 Thuế 1,825,000 0.4039 0.32 3,240,000 0.5 0.4 1,415,000 77.53 0.08 CP bán hàng 2,590,000 0.573 0.45 4,975,000 0.55 0.61 2,385,000 92.08 0.16 Tổng doanh thu thu 572,018,013 813,854,119 241,836,106 42.28 Lợi nhuận 120,229,157 164,973,139 44.743.982 37.21 (Nguồn: công ty CMS)

Doanh thu, chi phí và lợi nhuận là những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty. Theo hai bảng Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và Phân tích Doanh thu, Chi phí và Lợi nhuận của Cơng ty qua hai năm 2011 và 2012 ta thấy, doanh thu và lợi nhuận của CMS tăng lên rơ rệt qua các năm.

Trong những năm 2011, 2012 do ảnh hưởng từ cuộc suy thối tồn cầu, cộng thêm lạm phát tăng cao đã khiến cho giá cả leo thang làm cho nhiều doanh nghiệp đồng loạt phải điều chỉnh chi phí cho phù hợp với tình hình thực tế. Trong xu hướng chung đó, cơng ty CMS cũng đã có những bước điều chỉnh một số các chi phí chủ yếu nhằm đáp ứng với nhu cầu thưc tiễn. Nâng tổng chi phí của năm 2011 từ

451.788.856 ngàn đồng lên 648.880.980 ngàn đồng năm 2012, tăng 197.092.124 ngàn đồng chiếm hơn 40%. Cụ thể, cơng ty đã tăng chi phí cho các hoạt động trong năm 2012 như sau: về chi phí mua hàng năm 2012 tăng 197.092.124 tương đương 43.52%. Đây là chi phí có tỷ trọng cao nhất so với những chi phí cịn lại, nhằm ổn định nguồn hàng cho doanh nghiệp hoạt động liên tục lại vừa tránh được tình trạng lạm phát ảnh hưởng đến giá hàng đang tăng đột biến, chi phí quản lý tăng 33.58 %, thuế tăng 77.53%, đặt biệt chi phí bán hàng của công ty tăng đột biến tăng 92.08% tương đương 2.385.000 ngàn đồng so với năm 2011. Mặc dù cơng ty có sự điều chỉnh tăng cao chi phí kinh doanh nhưng tỷ số chi phí năm 2012 (nhằm đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty) vẫn nằm trong vùng có lời điều này chứng tỏ cơng ty đã có sư điều chỉnh hợp lý và kịp thời nhằm thích ứng với sự thay đổi của thị trường giúp cho công ty nâng cao doanh thu năm 2012 đạt 813.854.119 ngàn đồng tăng 241.836.106 ngàn đồng chiếm 42.28% so với năm 2011 đồng thời làm tăng lợi nhuận cho công ty cụ thể là năm 2012 lợi nhuận công ty tăng 44.743.982 ngàn đồng chiếm 37.21%. Điều này chứng tỏ hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty.

2.2. Cơ cấu doanh thu theo ngành hàng

Bảng 2.3. Doanh thu theo cơ cấu ngành hàng năm 2011 – 2012

Đơn vị: 1000 đồng

Ngành

2011 2012

Doanh thu Tỉ trọng (%) Doanh thu Tỉ trọng (%)

Hố chất Cơng nghiệp 380,449,180 66.51 541,701,302 66.56 Hoá chất Mỹ Phẩm 155,531,698 27.19 221,531,091 27.22 Hoá chất chế biến thức ăn chăn nuôi 36,037,134 6.3 50,621,726 6.22 Tổng 572,018,013 100.00 813,854,119 100.00 (Nguồn: công ty CMS)

Biểu đồ 2.1. Tỷ trọng hợp đồng thực hiện theo cơ cấu ngành hàng của CMS năm 2010 – 2012 (Nguồn: cơng ty CMS)

Nhìn chung kim ngạch nhập khẩu của công ty CMS năm 2011 so với năm 2010 tăng 29,19% tương đương với 5.776.525 USD. Năm 2012 so với năm 2011 tăng 19,03% tương đương với 6.009.579 USD.

Trong 3 năm gần đây, tỉ trọng hóa chất ngành cơng nghiệp ln chiếm trên 50% so với tổng kim ngạch nhập khẩu của cơng ty. Chiếm tỉ trọng thấp hơn là hóa chất ngành mỹ phẩm và ngành chế biến thức ăn chăn ni. Theo đó, hóa chất ngành mỹ phẩm năm 2010 chiếm 38,66%, năm 2011 chiếm 37,94 và năm 2012 chiếm 36,26%. Và hóa chất ngành chế biến thức ăn chăn nuôi tỉ trọng năm 2010 chiếm 5,65%, năm 2011 chiếm 7% và năm 2012 chiếm 7,32%.

Năm 2011 so với năm 2010: hóa chất ngành mỹ phẩm tăng được 26,78% tương đương với 2,048,695 USD, hóa chất ngành chế biến thức ăn chăn nuôi tăng 60,17% tương đương với 672,667 USD.

Năm 2012 so với năm 2011: hóa chất ngành mỹ phẩm tăng 18,3% tương đương với 1,748,695 USD, hóa chất ngành chế biến thức ăn chăn nuôi tăng 29,14 % tương đương với 521,733 USD.

Nguyên nhân:

- Hóa chất ngành công nghiệp là ngành hàng chủ lực của cơng ty, có các đầu mối tiêu thụ mạnh trên khắp cả nước. Việc tăng hay giảm ngành hàng này có ảnh hưởng rất lớn đến tình hình kinh doanh của công ty và đây cũng là nguyên nhân gây ra những rủi ro khi hóa chất ngành hàng này có những biến động bất lợi.

- Nhìn chung hóa chất ngành mỹ phẩm đang có xu hướng giảm nhẹ do giá cả nguyên liệu tăng mạnh. Ngoài ra, do ảnh hưởng của khủng hỏang kinh tế làm nhu cầu tiêu thụ giảm.

Đối với hóa chất chế biến ngành thức ăn chăn ni thì tương đối tăng mạnh, do có sự đầu tư thêm nhân lực.

2.3. các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh tai CMS 2.3.1. Các yếu tố vĩ mô

Nhóm yếu tố mơi trường vĩ mơ có thể kể đến kinh tế, kỹ thuật – công nghệ và vấn đề hội nhập, được phân tích như sau.

2.3.1.1 Yếu tố kinh tế

Sự suy giảm tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế: CMS nhận định trong

trường hợp nền kinh tế phát triển chậm lại hoặc gặp khó khăn, khủng hoảng thì dẫn đến sự sụt giảm trong sản xuất và sinh hoạt, từ đó làm giảm nhu cầu tiêu dùng. Công ty xác định đây là một trong những rủi ro cơ bản đối với không chỉ riêng CMS mà còn là rủi ro mang tính hệ thống đối với mọi doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế. Hơn nữa, Cơng ty đã tính tốn rủi ro này và có định hướng phát triển riêng dựa vào các thị trường tiềm năng và ổn định mà Công ty đang khai thác.

Lãi vay:Theo chủ trương của chính phủ và dự báo của các chuyên gia lãi

vay sẽ giảm dần để tạo điều kiện cho doanh nghiệp cũng như thúc đẩy tăng trưởng kinh tế chung.

Ngồi ra, sự đầu tư của chính phủ về các lĩnh vực ngành nghề, thu hút đầu tư hằng năm đã có những ảnh hưởng khơng nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh

của công ty. Chẳng hạn năm 2011 tổng mức đầu tư và thu hút đầu tư từ nước ngoài là 877.850 tỷ đồng (tương đương 42 tỉ USD) và được thể hiện ở bảng 2.4 như sau:

Bảng 2.4: Bảng phân chia lĩnh vực đầu tư trong 03 năm 2009. 2010, 2011

(Nguồn:Tổng cục thống kê)[12]

Trong đó thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài là 226.905 tỷ đồng (tương tương 11 tỷ USD) chiếm 25,9% đầu tư năm. Khu vực kinh tế Nhà nước đầu tư 341.555 tỷ đồng chiếm 38,9% (trong đó vốn ngân sách nhà nước 177.975 tỷ đồng chiếm 52,1%, vốn vay 114.065 tỷ đồng chiếm 33,4%, vốn của các doanh nghiệp Nhà nước và nguồn vốn khác 49.515 tỷ đồng chiếm 14,5%). Cịn kinh tế ngồi nhà nước đầu tư 309.390 chiếm 35,2%. Những yếu tố đánh giá sơ lược được tốc độ tăng tổng cầu về ngành hóa chất cho từng khu vực cũng như cho tồn thị trường, nhằm định hướng phát triển của cơng ty.

2.3.1.2 . Yếu tố chính trị, pháp luật

Như đã đề cập ở trên, hiện nay do xác định hóa chất là tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng cho các ngành sản xuất tiêu dùng khác nên Chính phủ có nhiều chủ trương nhằm khuyến khích việc đầu tư và phát triển ngành theo các hướng như sau:

Khu vực đầu tư

(thành phần kinh tế) Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Dự kiến năm 2012 Kinh tế nhà nước (tỉ

VNĐ) 287.534 316.285 341.555 371.600

Kinh tế ngoài nhà

nước (tỉ VNĐ) 240.109 299.487 309.390 334.420

Khu vực vốn đầu tư nước ngoài (tỉ

VNĐ)

181.183 214.506 226.905 249.932

Tổng mức đầu tư (tỉ

Cơng nghiệp hóa chất chủ yếu sản xuất các sản phẩm tiêu thụ ở thị trường nội địa với nguyên liệu đầu vào chủ yếu là nhập khẩu. Trong thời gian tới, Việt Nam tiếp tục phát triển ngành cơng nghiệp hóa chất tiêu dùng, hóa chất phục vụ cho cơng nghiệp da giày, xây dựng, chế biến gỗ.

Cơng nghiệp hóa dược là ngành cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp Dược, sự phát triển của ngành này sẽ là tiền đề và động lực phát triển của ngành kia. Hiện nay, thuốc sản xuất trong nước đã đáp ứng được khoảng 40% nhu cầu thuốc của cả nước (tính theo giá trị). Tuy nhiên, quy mơ sản xuất nguyên liệu và bào chế cịn nhỏ, cơng suất và giá trị doanh thu thấp. Mặc dù đã được đầu tư nâng cấp, cải tạo nhưng vẫn cịn lạc hậu về cơng nghệ và thiết bị. Hầu như các nguyên liệu hóa dược đều phải nhập ngoại và tỷ lệ nhập ngoại chiếm trên 80%. Ngành công nghiệp hóa dược Việt Nam còn non trẻ, nhỏ bé và nghèo nàn, mức đóng góp cho nền kinh tế chưa cao. Phần lớn các hóa chất hữu cơ cơ bản và hóa chất trung gian, các nguyên liệu cho sản xuất thuốc, các hoạt chất, thậm chí cả tá dược, các phụ gia, chất màu kể cả bao bì cao cấp đều phải nhập ngoại.

Song song với các chính sách khuyến khích đầu tư phát triển, Chính phủ cũng ngày càng hoàn thiện hành lang pháp lý đối với ngành kinh doanh hóa chất như ban hành:

- Luật Hóa chất số 06/2007/QH12 ngày 21/11/2007

- Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07/10/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất;

- Nghị định số 26/2011/NĐ-CP ngày 08/4/2011 - Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07/10/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất;

- Thông tư số 28/2010/TT-BCT ngày 28/6/2010 của Bộ Công Thương;

- Thông tư số 18/2011/TT-BCT ngày 21/4/2011 của Bộ Công Thương - Bổ sung, bãi bỏ thủ tục hành chính tại Thơng tư số 28/2010/TT-BCT ngày 28/6/2010 của Bộ Công Thương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp hoàn thiện hoạt động marketing tại công ty TNHH thương mại dịch vụ bao bì hóa chất (CMS) , luận văn thạc sĩ (Trang 35)