Với chương trình cải cách toàn diện cùng với những kết quả đạt được những tưởng hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam sẽ vững vàng trước mọi thử thách. Tuy nhiên, tình hình hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam diễn ra vào cuối năm 2007 và đầu năm 2008 đã cho thấy điều ngược lại. Những biện pháp nhằm kiềm chế lạm phát của Ngân Hàng Nhà Nước làm dần lộ rõ các điểm yếu về thanh khoản của các ngân hàng thương mại. Các ngân hàng thi nhau tăng lãi suất nhằm thu hút tiền gửi của khách hàng để đảm bảo khả năng thanh khoản. Cuộc chạy đua lãi suất này buộc Ngân hàng Nhà nước phải ban hành Công điện số 02/CĐ-NHNN ngày 26/02/2008 không chế trần lãi suất huy động là 12%/năm. Mặc dù các ngân hàng đều khẳng định tình hình thanh khoản của ngân hàng mình vẫn ổn định nhưng lãi suất vay qua đêm trên thị trường liên ngân hàng tăng vụt có lúc chạm đến 40%/năm. Việc quản trị rủi ro của ngân hàng nói chung và quản trị thanh khoản của ngân hàng nói riêng dường như chưa được xem trọng đi kèm với chính sách thắt chặt tiền tệ của các NHNN đã làm cho tình hình lãi suất tăng vụt khơng có điểm dừng; hoạt động tín dụng của các ngân hàng tăng trưởng quá nhanh, ngân hàng đầu tư vào các lĩnh vực có rủi ro cao như chứng khốn, bất động sản quá nhiều. Khi các thị trường này biến động, sụt giảm ảnh hưởng đến khả năng thu hồi các khoản nợ. Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng bình qn của năm 2009 so với 2008 của 9 ngân hàng thương mại có số liệu niêm yết trên 2 sàn HNX và Hose là 66.02% đã minh chứng cho nhận định trên.
Bảng 2.1: Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng năm 2009 so với năm 2008 của 9 ngân hàng
STT Ngân hàng
Dư nợ (triệu VNĐ) Tăng trưởng 2008 2009 tuyệt đối % 1 EIB 21,232,198 38,381,855 17,149,657 80.77 2 STB 35,008,871 59,657,004 24,648,133 70.41 3 MB 15,740,426 29,587,941 13,847,515 87.97 4 BIDV 160,982,520 206,401,908 45,419,388 28.21 5 VCB 112,792,965 141,621,126 28,828,161 25.56 6 CTG 120,752,073 163,170,485 42,418,412 35.13 7 SHB 6,252,699 12,828,748 6,576,049 105.17 8 ACB 34,832,700 62,357,978 27,525,278 79.02 9 NVB 5,474,558 9,959,607 4,485,049 81.93 Tổng cộng 210,897,642 Bình quân 23,433,071 66.02 (Nguồn: báo cáo thường niên, báo cáo tài chính hàng năm của 9 ngân hàng và kết quả tính tốn của học viên. Tỷ lệ tăng trưởng: (dư nợ 2009-dư nợ 2008)/dư nợ 2008*100.)
Chủ trương thắt chặt tín dụng cùng khả năng quản lý yếu kém trong ngân hàng chính là nguyên nhân gây ra rủi ro thanh khoản. Nhiều chuyên gia đưa ra các giải pháp để cứu thanh khoản các ngân hàng, giải pháp nổi bật là áp trần lãi suất trên thị trường liên ngân hàng. Tuy nhiên,trong cả quý IV/2011, hầu như NHNN không can thiệp nào, ngay cả khi lãi suất thị trường liên ngân hàng tăng cao đến 30% và thị trường nằm trong tay các ngân hàng lớn. Ngày 11/01/2011, Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình
đã thể hiện chủ ý không hỗ trợ vấn đề thanh khoản của ngân hàng một cách dễ dãi nhằm dẹp bớt tâm lý ỷ lại của các NHTM, đồng thời khẳng định NHNN đang kiểm sốt được tình hình của các ngân hàng đang diễn ra hàng ngày. Phải chăng những bước đi của NHNN là một phần bước đi của đề án tái cấu trúc và để gặt hái được những thành cơng lâu dài thì NHNN phải chắp nhận hy sinh trong ngắn hạn?
Cuối năm 2011, thương vụ sáp nhập ngân hàng đầu tiên được thực hiện, tạm bỏ qua các vấn đề khác thì cả SCB, Ficombank và Việt Nam Tín Nghĩa đều có những khó khăn về thanh khoản trước khi hợp nhất, thể hiện qua các hợp đồng hỗ trợ thanh khoản ký kết đơn phương với BIDV. Quá trình sáp nhập được tiến hành khá gọn gàng và kín tiếng, ngân hàng mới được hỗ trợ hàng ngàn tỷ động cùng đội ngũ cán bộ cao cấp. Thương vụ sáp nhập đầu tiên đã được tiến hành gọn gàng, góp phần thúc đẩy chủ trương tái cấu trúc ngân hàng của các NHNN. Các ngân hàng có vấn đề về thanh khoản phải tích cực nỗ lực để thốt khỏi sáp nhập.
Như vậy vấn đề thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam đang rất được quan tâm. Cụ thể khi tìm hiểu 9 ngân hàng có cổ phiếu niêm yết trên sàn HNX và HOSE thì học viên nhận thấy tỷ lệ các ngân hàng này sử dụng tiền gửi để cho vay hay tỷ trọng dư nợ vay trên tổng tài sản của ngân hàng rất cao; thể hiện ở chỉ số năng lực cho vay trung bình của 9 ngân hàng này từ 2007-2015 luôn nằm ở mức cao. Nhìn chung hoạt động tín dụng hầu hết là hoạt động chính của các ngân hàng thương mại chiếm trên 50% trên tổng tài sản, năm 2014 lên đến 61.19%. Đây là chỉ số thanh khoản âm bởi vì cho vay là tài sản có tính thanh khoản thấp nhất mà ngân hàng đang nắm giữ, rủi ro trước mắt có thể thấy là rủi ro về vấn đề lãi suất. Nếu như NHNN thực thi chính sách thắt chặt tiền tệ thì để đảm bảo khả năng thanh tốn buộc các ngân hàng phải tăng lãi suất huy động trong khi lãi suất ghi trên các hợp động nợ không đổi. Như vậy, thu nhập của ngân hàng sẽ bị giảm, chưa kể có một số ngân hàng sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn gây ra rủi ro về kỳ hạn giữa huy động và sử dụng vốn.
Bảng 2.2 Chỉ số năng lực cho vay của 9 ngân hàng 2007-2015 STT Ngân hàng CHỈ SỐ H4(%) 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 1 EIB 54.74 44.01 58.64 47.55 40.67 44.03 49.08 54.09 67.89 2 STB 54.79 51.15 57.35 54.13 56.93 63.33 68.51 67.45 63.55 3 MB 39.20 35.49 42.88 44.51 42.53 42.41 48.64 66.43 54.89 4 BIDV 64.54 65.31 69.63 69.40 72.44 70.12 71.31 68.53 59.46 5 VCB 49.41 50.82 55.43 57.50 57.11 58.19 58.49 56.30 57.41 6 CTG 61.52 62.38 66.93 63.69 63.71 66.20 65.29 66.53 69.03 7 SHB 33.83 43.48 46.75 47.76 40.58 47.55 53.27 61.46 64.20 8 ACB 37.25 33.08 37.14 42.51 36.58 58.32 64.34 64.76 66.53 9 NVB 44.03 55.25 53.29 53.79 57.41 59.70 46.35 45.18 42.36 Trung bình 48.81 49.00 54.23 53.43 52.00 56.65 58.36 61.19 60.59 (Nguồn: báo cáo thường niên, báo cáo tài chính hàng năm của 9 ngân hàng và kết quả tính tốn của học viên.
Như đã bàn bên trên thì sự khơng cân đối về kỳ hạn giữa tài sản nợ và tài sản có của ngân hàng cũng là lý do quan trọng làm cho các ngân hàng gặp khó khăn thanh khoản trong thời gian qua. Việc sử dụng vốn ngắn hạn với tỷ trọng cao để cho vay trung, dài hạn hoặc cùng kỳ hạn nhưng thời hạn cụ thể khác nhau cũng gây khó khăn cho hoạt động kiểm sốt dịng tiền ra và dịng tiền vào của ngân hàng. Năm 2013, theo thống kê của nhiều ngân hàng, dư nợ cho vay trung và dài hạn đều tăng so với năm trước đó. Cụ thể, dư nợ cho vay trung và dài hạn tại Sacombank là 52% (tăng 10%), tại Vietcombank là 36% (tăng 2%), tại VietinBank là 39% (tăng 1%)…Vấn đề ở đây chính là đa phần cơ cấu huy động vốn của ngân hàng là vốn ngắn hạn (chiếm tới 80%),
trong khi dư nợ cho vay trung và dài hạn đang có dấu hiệu tăng cao và chiếm tỷ lệ lớn ở nhiều ngân hàng. Ngân hàng Nhà nước đã cho phép các ngân hàng được sử dụng tới 30% vốn huy động ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn. Song nếu xu hướng này tăng mạnh, chắc chắn thanh khoản vốn dài hạn của ngân hàng sẽ có vấn đề. Trong những năm gần đây thì tình hình sử dụng huy động tiền gửi của khách hàng có xu hướng tăng cao cũng mang đến nhiều rủi ro cho ngân hàng, có lúc vượt quá lượng tiền gửi huy động điển hình tỷ lệ H5 của Eximbank năm 2011 lên đến 139.16%, Sacombank 107.25%, BIDV 122.22%. Nếu có sự cố khách hàng yêu cầu rút tiền đột ngột, ồ ạt thì sẽ gây ra vấn đề về thanh khoản cho các ngân hàng nếu duy trì mức chỉ số này quá cao.
Bảng 2.3 Chỉ số dư nợ cho vay/tiền gửi khách hàng của 9 ngân hàng 2007-2015
Ngân hàng CHỈ SỐ H5 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 EIB 80.56 68.76 99.01 107.21 139.16 106.34 104.88 85.97 86.11 STB 79.98 75.89 98.58 105.30 107.25 89.65 83.99 78.51 71.23 MB 65.29 57.95 74.01 74.23 65.94 63.25 64.47 60.00 66.83 BIDV 97.52 98.52 110.21 103.88 122.22 112.16 115.38 101.19 106 VCB 68.88 71.81 83.76 86.35 92.25 84.79 82.56 77.18 77.35 CTG 84.43 99.27 109.86 113.74 114.06 115.31 103.24 103.70 109.2 SHB 149.15 65.76 88.55 95.09 82.81 107.21 84.30 84.48 88.31 ACB 57.54 54.24 71.74 81.54 72.29 82.10 77.61 75.24 76.63 NVB 71.06 90.91 103.43 100.42 87.13 104.99 73.33 68.09 60.04 Trung bình 75.90 93.24 96.42 98.12 96.20 87.75 81.59 82.41 (Nguồn: báo cáo thường niên, báo cáo tài chính hàng năm của 9 ngân hàng và kết quả tính tốn của học viên).
Theo bảng số liệu tính tốn của học viên về tỷ lệ sử dụng tiền gửi khách hàng để cho vay thì có 6/9 ngân hàng có tỷ lệ cấp tín dụng vượt mức huy động. Tỷ lệ này ở mức cao, trung bình thấp nhất năm 2007 là 75.9% và cao nhất trong năm 2011 là 98.12%, tỷ lệ này đang có xu hướng giảm nhưng chưa đang kể, năm 2014 cũng ở mức khác cao 81.59%.