CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.3. Kết quả chính
Kết quả nghiên cứu cho thấy, sau khi điều chỉnh, các thang đo trong mơ hình
nghiên cứu đều đạt được độ tin cậy và các giá trị cho phép với những chi tiết cụ thể như sau:
Đối với thang đo trách nhiệm xã hội, sau khi phân tích Cronbach alpha thang đo đã đều đạt được độ tin cậy (tất cả đền trên 0.6) và tất cả các biến quan sát đều được dùng để phân tích EFA. Sau khi phân tích EFA thì một biến PL5 bị loại do khơng đạt được yêu cầu về hệ số tải nhân tố (Factor loading nhỏ hơn 0.5). Kết quả các biến cịn lại vẫn rút trích thành 4 thành phần với những biến quan sát giữ nguyên so với lúc đầu. Như vậy, so với thang đo gốc, sự cảm nhận về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với người lao động tại các doanh nghiệp sản xuất ở Bình Phước được phản ánh cụ thể qua 4 khía cạnh đó là trách nhiệm kinh tế, trách nhiệm pháp lý, trách nhiệm đạo đức và trách nhiệm thiện nguyện chỉ điều chỉnh 1 biến quan sát và vẫn bảo đảm tính tương đối so với mơ hình lý thuyết. Sau khi phân tích EFA, các biến còn lại đạt yêu cầu sẽ tiến hành kiểm định lại bằng phân tích CFA, kết quả phân tích CFA cho thấy các biến quan sát vẫn đạt được các điều kiện đề ra, tuy nhiên trong phân tích này, kết quả cho thấy có mối tương
thang đo trách nhiệm đạo đức và trách nhiệm pháp luật vẫn đảm bảo tính đơn hướng, nhìn chung thang đo về trách nhiệm xã hội trong phân tích CFA đều đạt được những yêu cầu đề ra và khơng có biến nào bị loại ra.
Đối với thang đo sự gắn kết với tổ chức, kết quả phân tích Cronbach alpha đều đạt yêu cầu (các giá trị đều trên 0.6). Các biến này tiếp tục dùng trong phân tích EFA, và kết quả biến quan sát DT1 bị loại do không đạt được yêu cầu về hệ số tải nhân tố. Các biến khác đều đạt yêu cầu và mức độ chênh lệch giữa hệ số tải của mỗi biến đều trên 0.3, các biến này vẫn rút trích lại thành 3 thành phần với những biến quan sát không đổi so với thang đo ban đầu. Sau đó tác giả tiếp tục phân tích CFA đối với các thang đo này, và tất cả đều đạt yêu cầu, trong phân tích này cho thấy thành phần gắn kết chuẩn mực khơng đảm bảo tính đơn hướng do tương quan giữa sai sốt của các biến quan sát, nhưng nhìn chung thang đo gắn kết với tổ chức đã đạt được yêu cầu về giá trị đo lường. Tiếp theo là thang đo dự định nghỉ việc, qua phân tích Cronbach alpha, phân tích EFA và cuối cùng là phân tích trong mơ hình với CFA thì các biến quan sát đều đạt được các giá trị điều kiện cảu từng phân tích. Và thang đo này vẫn giữ nguyên các thành phần biến quan sát như ban đầu mà không bị loại biến nào.
Về mối quan hệ nhân quả khi phân tích mơ hình SEM giữa các thành phần mơ hình đều đạt được yêu cầu và sự kỳ vọng của nghiên cứu. Cụ thể là trách nhiệm xã hội có tác động ngược chiều với dự định nghỉ việc (trọng số chuẩn hóa là -0.197, chấp nhận giả thuyết H2). Sự gắn kết với tổ chức có quan hệ ngược chiều với dự định nghỉ việc (- 0.528, chấp nhận giả thuyết H3) đây là mối quan hệ có tác động cao nhất trong mơ hình. Về mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và sự gắn kết với tổ chức đây là quan hệ cùng chiều (0.404 chấp nhận H1). Kết quả nghiên cứu mỗi quan hệ giữa 3 khái niệm này cũng tương đồng với nghiên cứu của David Hollingworth và Sean Valentine (2014); Jungsun Kim và cộng sự (2016), các nghiên cứu này đều cho rằng mức độ tác động của trách nhiệm xã hội đối với dự định nghỉ việc mang tính tác động trung gian qua sự gắn kết với tổ chức hơn là tác động trực tiếp, các tác giả cho rằng có thể người lao động đánh giá trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp mang tính chất cấp cơng ty hơn là tác động đến bản thân người lao động. Nhưng qua sự gắn kết với tổ chức, người lao động lại cảm
nhận được sự tác động to lớn đối với nhân tố này, và vơ hình chung điều này lại làm tăng mức độ gắn kết của người lao động và làm giảm đi dự định nghỉ việc của ho.
Cuối cùng mơ hình ước lượng được đánh gia qua phương pháp phân tích Boostrap (N=680) cho thấy kết quả ước lượng này hoàn toàn đáng tin cậy (độ chệch đều nhỏ hơn 2).