Các biến trong mơ hình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa sở hữu quản lý và thành quả doanh nghiệp, nghiên cứu thực nghiệm tại việt nam giai đoạn 2008 2012 (Trang 35 - 41)

3. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu

3.2 Các biến trong mơ hình

Các biến sử dụng trong mơ hình gồm có biến phụ thuộc là ROE – lợi nhuận trên vốn cổ phần – đại diện cho thành quả hoạt động của công ty; biến độc lập gồm tỷ lệ quyền sở hữu quản lý đại diện cho quyền sở hữu; Biến kiểm sốt gồm quy mơ ban quản trị (Boardsize), sự kiêm nhiệm CEO của chủ tịch hội đồng quản trị (DumCeo), trình độ học vấn của ban quản trị (Edu), giới tính (Gender), quy mô công ty (comsize), tốc độ tăng trưởng doanh thu (Growth).

Các biến sử dụng trong mơ hình

Biến Diễn giải

Biến phụ

thuộc

ROE Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu

Biến giải

thích

Own Tỷ lệ sở hữu của nhà quản lý

Edu Trình độ học vấn của ban quản trị

Gender Số thành viên nữ trong ban quản trị

Boardsize Quy mô của ban quản trị

DumCeo Kiêm nhiệm chức CEO và chủ tịch hội đồng quản trị

Biến kiểm

soát

Comsize Quy mô công ty

Debt Tỷ lệ nợ/Tổng tải sản

Growth Tốc độ tăng trưởng doanh thu

Biến thành quả của doanh nghiệp – ROE

Các nghiên cứu trước đây thường sử dụng chỉ số Tobin-Q (MV/BV) hoặc chỉ số lợi tức kế toán như tỷ suất sinh lợi trên tài sản ROA hay tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần ROE.Tôi cân nhắc giữ chỉ số P/E, một nghịch đảo của chỉ số Q và tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần – ROE.

Theo nghiên cứu của Demsetz và Villalonga (2001) khi xét tác động của cấu trúc sở hữu lên thành quả công ty, tốt hơn nên xét những gì nhà quản lý đã làm hơn là sẽ làm. Hơn nữa, Tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần tính từ kết quả hoạt động của công ty không bị ảnh hưởng bởi tâm lý của nhà đầu tư. Tuy nhiên, chỉ số Q được tính dực trên giá trị thị trường – điều này một phần bị ảnh hưởng tâm lý của nhà đầu tư – đặc biệt là trong thời kỳ khủng hoảng 2008 và hậu khủng hoảng – đây là giai đoạn nghiên cứu này đang xem xét. Thêm vào đó, nghiên cứu của Christina (2005) nghiên cứu về mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu và thành quả của công ty trong môi trường doanh nghiệp gia đình tại Hồng Kơng giai đoạn 1995-1998, cũng cho rằng trong giai đoạn có xảy ra khủng hoảng “việc sử dụng bất kỳ biện pháp đo lường thành quả của doanh nghiệp dựa trên yếu tố thị trường là không hợp lý” (“the use of market measure is not appropriate in the circumstances”).

Hơn nữa, tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần đo lường bằng cách lấy lợi nhuận ròng chia cho tổng vốn cổ phần trong năm. Số liệu này hồn tồn có thể thu thập được dựa trên báo cáo tài chính hàng năm c ủa các cơng ty niên yết.

Như vậy, tỷ số ROE được chọn làm biến phụ thuộc của mơ hình thể hiện thành quả hoạt động của công ty.

Biến quyền sở hữu – tỷ lệ sở hữu của nhà quản trị.

Tỷ lệ sở hữu của nhà quản trị là tổng số cổ phần của các thành viên ban quản trị chia cho tổng số cổ phần đại chúng hay nói cách khác là tổng tỷ lệ sở hữu cổ phần mà thành viên ban quản trị đang nắm giữ. Tùy theo từng công ty, trong báo cáo thường niên, bản cáo bạch hoặc báo cáo hoạt

động của ban quản trị thể hiện tỷ lệ này. Tỷ lệ sở hữu của nhà quản lý được kỳ vọng sẽ tương quan phi tuyến với thành quả doanh nghiệp.

Quy mô của ban quản trị (Boardsize) - tổng số thành viên trong ban quản trị gồm: thành viên hội đồng quản trị và ban giám đốc. Các nghiên cứu trước đây cũng cho thấy tác động của quy mô ban quản trị lên thành quả của doanh nghiệp và cũng khá có ý nghĩa trong việc cải thiện hiệu quả quản trị doanh nghiệp. Số thành viên ban quản trị càng lớn được kỳ vọng sẽ làm tăng giá trị doanh nghiệp.

Theo Christina (2005), quy mô ban quản trị và thành phần ban quản trị không chỉ là biến kiểm sốt mà cịn được sử dụng để xác định liệu quy mô và thành phần ban quản trị có tác động đến thành quả doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc xác định thành viên ban quản trị độc lập với hệ thống thông tin tại Việt Nam không dễ dàng.

Biến kiêm nhiệm chức CEO của chủ tịch hội đồng quản trị (DumCeo) đây là biến giả trong mơ hình. Biến này nhận giá trị bằng 1 nếu chủ tịch hội đồng quả trị kiêm luôn giám đốc điều hành CEO của công ty và bằng 0 nếu không kiêm nhiệm. Chủ tịch hội đồng quản trị và CEO là những người lãnh đạo trong doanh nghiệp. Theo cơ cấu quản trị công ty, hội đồng quản trị thực hiện việc quản trị, đặc biệt tập trung vào hoạch định chiến lược còn giám đốc điều hành thực hiện việc điều hành, thực hiện chiến lược. Trên thực tế cũng như lý thuyết, việc kiêm nhiệm luôn giám đốc điều hanh của chủ tịch hội đồng quản trị là một vấn đề đang gặp nhiều tranh cãi. Nên hay không việc kiêm nhiệm này. Yếu điểm của việc này trong quản trị doanh nghiệp là rất dễ dẫn đến việc tập trung quyền lực, vấn đề bất cân xứng thông tin và đương nhiên việc này sẽ ảnh hưởng đến thành quả hoạt động của doanh nghiệp. Một khía cạnh khác cho rằng,

việc tách biệt chủ tịch hội đồng quản trị và giám đốc điều hành lại mang nhiều cản trở trong việc đưa ra quyết định đăc biệt trong trường hợp cấp bách, gây tâm lý ỷ lại cho CEO khi chỉ là người điều hành thực hiện các chiến lược,…Tại Việt Nam, Luật Doanh nghiệp 2005 không bắt buộc phải tách biệt chủ tịch hội đồng quản trị và giám đốc điều hành nhưng quy định với các công ty niêm yết, chủ tịch hội đồng quản trị không được phép giữ chức giám đốc điều hành nếu không được đại hội cổ đông thường niên thông qua. Theo Fana và Jensen (1983) việc kiêm nhiệm sẽ làm giảm số lượng thành viên ban điều hành, quyết định của cá nhân sẽ ảnh hưởng lớn đến quyết định công ty nếu họ chiếm lượng lớn cổ phần. Heirick và Struggles (2009) chỉ ra 84% công ty ở châu Âu trong đó Đức và Hà Lan là 100% phân định quyền lực và trách nhiệm của chủ tịch hội đồng quản trị và giám đốc điều hành. Do vậy, trong nghiên cứu này tơi kỳ vọng sẽ có một sự tương quan âm trong mối quan hệ giữa sự kiêm nhiệ m này và thành quả của doanh nghiệp.

Trình độ học vấn của ban quản trị (Edu) – là tổng thành viên ban điều hành có tốt nghiệp đại học trở lên. Như chúng ta đã biết, một trong các nhiệm vụ của ban quản trị là quản lý hoạt động của doanh nghiệp, đưa ra các quyết định mang tầm ảnh hưởng đến sự hưng thịnh, tồn vong của doanh nghiệp. Do đó, những thành viên trong ban quản trị không những phải có trình độ quản trị mà cịn phải có hiểu biết về tài chính, kết tốn, quản lý hệ thống, pháp luật và các kiến thức khác liên quan đến chuyên ngành mà doanh nghiệp đang hướng đến. Chính vì vậy, khi đưa biến này vào mơ hình, tơi kỳ vọng sẽ có tác động tích cực đến thành quả của doanh nghiệp.

Giới tính (Gender) – tổng số thành viên nữ trong ban quản trị. Tại sao

nghiên cứu này lại đưa yếu tố này vào mơ hình nghiên cứu. Trước đây, vị thế xã hội của người phụ nữ Việt Nam cịn rất thấp, khơng nắm giữ vị trí cao trong một tổ chức hay một doanh nghiệp. Tuy nhiên, khi đất nước đổi mới, nhiều cơ hội cho người phụ nữ thể hiện tài năng của mình và thực tế cho thấy có rất nhiều nữ lãnh đạo xuất sắc. Những phẩm hạnh của người phụ nữ có vẻ rất hữu ích trong việc quản lý. Theo nghiên cứu của Smith và cộng sự (2006) có ba lý do dễ dàng nhận thấy tầm quan trọng của phái đẹp trong ban quản trị. Thứ nhất, thành viên nữ thấu hiểu thị trường hơn nam giới trong ban quản trị. Hai là hính ảnh người phụ nữ trong ban quản trị có hiệu ứng cộng đồng tốt hơn trong công ty. Ba là, s ự có mặt của thành viên nữ trong ban quản trị có ảnh hưởng tích cực đến sự phấn đấu của đại đa số các nhân viên nữ trong công ty. Và dù ở khía cạnh nào thì sự góp mặt của thành viên nữ cũng được lỳ vọng là có ảnh hưởng đến thành quả doanh nghiệp.

Quy mô công ty (Comsize) - Logarit tự nhiên của giá trị vốn hóa cổ phần tại cuối năm tài chính. Tác động của quy mô công ty lên thành quả hoạt động vì cơng ty lớn có thể tìm kiếm nguồn vốn dễ hơn từ nhiều nguồn hơn công ty nhỏ. Công ty lớn cũng tận dụng lợi thế sản suất hàng loạt, tiết kiệm cho cơng ty, tác động tích cực đến thành quả công ty. Do đó, biến quy mơ cơng ty kỳ vọng sẽ làm tăng kết quả hoạt động của công ty.

Tỷ lệ nợ (Debt) - Giá trị sổ sách của nợ chia cho giá trị sổ sách của tài sản. Stiglitz (1985) cho rằng kiểm soát hoạt động quản lý sẽ tốt hơn nếu thực hiện bởi người cho vay thay vì cổ đơng, đặc biệt là ngân hàng. Còn đối với Jensen và Meckling (1976), Grossman và Hart (1982) thì nợ có thể giải quyết được xung đột giữ nhà quản lý và cổ đơng vì nó làm giảm

quyết định chi tiêu cho lợi ích riêng từ đó tăng giá trị vốn cổ phần. Tỷ lệ nợ trong các nghiên cứu về cấu trúc vốn và cấu trúc sở hữu được dự đoán dựa trên nhiều yếu tố như tâm lý e ngại rủi ro của nhà quản lý, chi phí quản lý, chi phí phá sản, cơ hội tăng trưởng của công ty, nguy cơ bị thơn tín,…và cũng chính tỷ lệ nợ tác động lên kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Và việc sử dụng tỷ lệ nợ được kỳ vọng là một cơng cụ hữu ích làm tăng thành quả của các doanh nghiệp trong nghiên cứu này.

Tốc độ tăng trưởng doanh thu (Growth) - tỷ lệ tăng trưởng trong doanh thu tính bằng công thức doanh thu năm n+1 chi cho doanh thu năm n tr ừ 1. Biến này thể hiện sự biến động trong hoạt động của doanh nghiệp ảnh hưởng trực tiếp đến thành quả của doanh nghiệp. Trong một số nghiên cứu thì tốc độ tăng trưởng trong doanh thu còn đại diện cho quy mô của doanh nghiệp. Tác động của tốc độ tăng trưởng doanh thu đến thành quả hoạt động của doanh nghiệp còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như chu kỳ kinh tế, chu kỳ kinh doanh của ngành, của công ty, lĩnh vực hoạt động,….và tác động tích cực đến thành quả hoạt động của doanh nghiệp được kỳ vọng trong nghiên cứu này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa sở hữu quản lý và thành quả doanh nghiệp, nghiên cứu thực nghiệm tại việt nam giai đoạn 2008 2012 (Trang 35 - 41)