The Breusch-Godfrey Serial Correlation LM Test
F-statistic 12.3998 Prob. F(1,383) 0.0005
Obs*R-squared 12.38726 Prob. Chi-Square(1) 0.0004
Bảng 4.4 thể hiện kết quả kiểm định hiện tượng tự tương quan bằng phương pháp kiểm định Breusch-Godfrey. Trên đây là kiểm định tự tương quan bậc 1. Chỉ số Chi-Square bằng 0.0004 bé hơn 5% rất nhiều. Điều này đồng nghĩa với việc có hiện tượng tự tương quan trong mơ hình nghiên cứu.
Từ kết quả phân tích bảng 4.2, bảng 4.3, bảng 4.4 cho thấy mơ hình nghiên cứu cần một phương pháp hồi quy khác để khắc phục được hiện tượng tự tương quan, đa cộng tuyến và phương sai thay đổi. Theo Wooldrigde (2002), Phương pháp GLS (Generalized least Squares – Phương pháp bình phương bé nhất tổng quát) mà cụ thể là phương pháp WLS (Weighted Least Squares – phương pháp bình phương bé nhất có trọng số) có thể khắc phục được các hiện tượng trên.
Kết quả hồi quy của mơ hình nghiên cứu:
ROE = 0.328537 - 0.009073*Own + 0.000291*Own2 – 0.000003*Own3 + 0.022759*Boardsize + 0.035285* DumCeo + -0.022325* Edu + 0.002989*Gender - 0.026566*Comsize + 0.036128*Debt - 0.007724*Growth.
Bảng 4.5 thể hiện kết quả hồi quy của mơ hình nghiên cứu theo phương pháp GLS với số liệu từ năm 2008 đến năm 2012. Chỉ số R2 bằng 87.54% cho thấy mức độ giải thích của mơ hình khá lớn. Chỉ số R2 hiệu chỉnh cũng ở mức cao 87.22%. Điều này cho thấy các hệ số hồi quy của các biến độc lập trong mơ hình có mức độ giải thích cao đối với biến phụ thuộc. Hơn nữa, các chỉ số t-statistic và p-value đều chứng tỏ kết quả hồi quy là đáng tin cậy.
Với giả thuyết về mối quan hệ giữa thành quả doanh nghiệp và tỷ lệ sở hữu của nhà quản lý thì kết quả ở bảng 4.5 cho thấy mối quan hệ theo mơ hình: “ngăn chặn – hội tụ - ngăn chặn” với các điểm cực trị là 22.58% và 74.42%. Các điểm cực trị này được hiểu là tại mức độ sở hữu đó, thành quả của doanh nghiệp mà đại diện là biến ROE bằng 07. Kết quả này cho thấy một đồ thị tương đồng với nghiên cứu của Christina (2005) khi thực hiện nghiên cứu tại một quốc gia châu Á là Hồng Kông, và nghịch đảo với nghiên cứu của Morck và cộng sự (1988) khi thực hiện nghiên cứu trên số liệu tại Mỹ (kết quả hội tụ - ngăn chặn – hội tụ). Nghiên cứu này góp thêm một dẫn chứng thực nghiệm cho rằng, kết quả nghiên cứu khác nhau trên điều kiện dữ liệu khác nhau do sự khác biệt về mức độ tập trung quyền sở hữu.
7
Điểm cực trị của đồ thị tương quan giữa tỷ lệ sở hữu và thành quả doanh nghiệp được tính từ phương trình
ROE = 0.328537 - 0.009073*Own + 0.000291*Own2 – 0.000003*Own3
+ 0.022759*Boardsize + 0.035285* DumCeo + -0.022325* Edu + 0.002989*Gender - 0.026566*Comsize + 0.036128*Debt - 0.007724*Growth.
Bảng 4.5 - Kết quả nghiên cứu
Method: Panel EGLS (Cross-section weights)
Variable Coefficient Std. Error t- Statistic Prob. Independent variables Own -0.009073 0.000720 -12.6003 0.0000 Own2 0.000291 0.000022 13.5284 0.0000 Own3 -0.000003 0.000000 -14.6421 0.0000 Control Variables Boardsize 0.022759 0.001164 19.5483 0.0000 DumCeo 0.035285 0.003102 11.3756 0.0000 Edu -0.022325 0.001378 -16.2040 0.0000 Gender 0.002989 0.000860 3.4752 0.0006 Comsize -0.026566 0.002316 -11.4728 0.0000 Debt 0.036128 0.008351 4.3262 0.0000 Growth -0.007724 0.000935 -8.2632 0.0000 C 0.328537 0.024569 13.3721 0.0000 R-squared 0.87547 Mean dependent var 0.71063
Adjusted R-squared 0.872227 S.D. dependent var 1.770828
F-statistic 269.9604 Prob(F-statistic) 0
Khi tổng tỷ lệ sở hữu của ban quản trị tăng dần đến 22.58% thì thành quả của doanh nghiệp mà đại diện là tỷ lệ ROE sẽ giảm. Gọi nhóm này là
nhóm tỷ lệ sở hữu thấp. Nói cách khác, ở mức sở hữu thấp, các nhà quản lý chưa có đủ động lực gắn kết lợi ích của họ với lợi ích của cơng ty dẫn đến tác động tiêu cực đến thành quả hoạt động của công ty. Kết quả này cũng khá tương thích với các nghiên cứu về lý thuyết của Berle và Means (1932) ban quản trị có ít động lực cá nhân để quản lý tốt doanh nghiệp, điều này ảnh hưởng đến thành quả doanh nghiệp.
Một sự tương quan dương giữa tỷ lệ sở hữu và thành quả của doanh nghiệp khi tỷ lệ nắm giữ cổ phần của ban quản trị đạt trong khoảng 22.58% đến 74.42%. Tạm gọi đây là giới hạn tỷ lệ sở hữu trung bình. Kết quả này cho thấy một khoảng giới hạn tỷ lệ sở hữu trung bình khá rộng và cũng gần như tương đồng so với kết quả nghiên cứu của Christina (2005) trên mẫu là các công ty tại Hong Kong (từ 16.86% - 63.17%). Khi tỷ lệ sở hữu tăng lên, nhà quản trị thấy được lợi ích của mình thơng qua lợi ích của cơng ty, từ đó đưa ra các quyết định cũng như những dự án mang lại lợi ích cho cơng ty nhằm hướng tới mục tiêu tối đa hóa giá trị cơng ty. Quan điểm này cũng phù hợp với lập luận của Jensen và Meckling (1976) sở hữu của nhà quản trị các thể kiểm soát vấn đề đại diện vì sở hữu cổ phần gắn nhà quản trị với những quyền lợi công ty làm giảm tư lợi bất kỳ. Một khi tỷ lệ sở hữu tăng lên quá cao, như kết quả của nghiên cứu này là 74.48% - gọi là nhóm tỷ lệ sở hữu cao - thì thành quả của doanh nghiệp lại bắt đầu giảm, thể hiện một tương quan nghịch giữa quyền sở hữu và thành quả của doanh nghiệp. Khi nắm giữ cổ phần nhiều hơn, nhà quản trị ý thức được quyền lực và lợi ích của mình hơn, và có xu hướng lấn át các cổ đông nhỏ làm cho hiệu quả quản lý không đạt mức tối ưu, và tác động ngược lại lên thành quả doanh nghiệp.
Nghiên cứu này cũng tiến hành thực hiện thống kê các quan sát trong mẫu theo ba nhóm tỷ lệ sở hữu này trong bảng 4.6. Nhóm tỷ lệ sở hữu thấp chiếm 53.16%, nhóm tỷ lệ sở hữu trung bình chiếm 44.56% và nhóm tỷ lệ sở hữu cao chiếm 2.28% trong tổng thể 395 quan sát.