Mối quan hệ phi tuyến giữa tỷ giá hối đoái và các nhân tố kinh tế cơ bản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ phi tuyến tính giữa tỷ giá hối đoái thực và các nhân tố kinh tế cơ bản, bằng chứng thực nghiệm tại việt nam (Trang 25 - 29)

2. Tổng quan các kết quả nghiên cứu trước đây

2.2 Tổng quan những kết quả nghiên cứu trước đây về mối quan hệ tỷ giá hối đoá

2.2.2 Mối quan hệ phi tuyến giữa tỷ giá hối đoái và các nhân tố kinh tế cơ bản

Tập trung hơn với mối quan hệ phi tuyến, bài nghiên cứu ỘTesting for a nonlinear

relationship among fundamentals and exchange rates in the ERMỢ của Yue Ma và Angelos Kanas (1999) đã đề xuất hai kiểm định phi tham số để kiểm định tắnh phi tuyến trong mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và các nhân tố kinh tế cơ bản tại 3 nước Đức, Pháp và Hà Lan: (1) Kiểm định đồng liên kết phi tuyến (Granger và Hallman, 1991; Breiman và Friedman, 1985); (2) Kiểm định quan hệ nhân quả phi tuyến Granger (Baek và Brock, năm 1992; Hiem-Stra và Jones, 1994), (Granger và Joyeux, 1980, Geweke và Porter-Hudak, 1983), Sciacciavillani (1994) sử dụng mơ hình ARFIMA. Nếu kết quả kiểm định cho thấy có mối quan hệ nhân quả phi tuyến giữa tỷ giá hối đoái và các nhân tố kinh tế cơ bản, thì đó là bằng chứng chứng minh chúng có mối quan hệ phi tuyến trong dài hạn.

Kiểm định gồm 4 bước, trong đó 3 bước đầu là một chu trình, bao gồm:

Bước 1: Kiểm định nghiệm đơn vị để kiểm tra tắnh dừng. Nếu các biến là không dừng, các tác giả tiếp tục chuyển sang Bước 2. Ngược lại, chuyển sang Bước 4. Bước 2: Kiểm định tham số tuyến tắnh và đồng liên kết phi tham số sử dụng phương pháp của Johansen (1998) và Bierens (1997a, b). Nếu kết quả cho thấy khơng có đồng liên kết, thì chuyển sang Bước 3. Ngược lại, chuyển sang Bước 4.

Bước 3: Nếu khơng có đồng liên kết tuyến tắnh thì kiểm định đồng liên kết phi tuyến, nếu thỏa mãn thì đây là bằng chứng cho mối quan hệ dài hạn. Ngược lại, chuyển sang Bước 4.

Bước 4: Dựa vào kết quả của ba bước đầu, các tác giả đi ước lượng một mơ hình VAR cho các biến. Nếu kết quả kiểm định ở Bước 1 cho thấy các biến là dừng tìm thấy quan hệ đồng liên kết tuyến tắnh tại Bước 2, các tác giả sẽ đi ước lượng một mơ hình VAR với các biến gốc. Nếu kết quả của Bước 3 cho thấy khơng có mối

quan hệ đồng liên kết phi tuyến, các tác giả sẽ ước lượng mơ hình VAR với các biến sai phân bậc 1.

Kết quả nghiên cứu cho thấy mối quan hệ mối quan hệ đồng liên kết phi tuyến tại Hà Lan và Đức. Đối với Pháp và Đức, các kết quả nghiên cứu khơng tìm thấy bằng chứng của đồng liên kết phi tuyến. Nhưng các kết quả nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ nhân quả phi tuyến Granger của đồng France đối với tỷ giá hối đoái FFr/DM. Những phát hiện này có thể được hiểu như là bằng chứng về một mối quan hệ phi tuyến linh hoạt và phù hợp với giả thuyết về sự chiếm ưu thế của đồng tiền Đức. Trên cơ sở các mơ hình ước tắnh phân đoạn ARIMA, Yue Ma, Angelos Kanas bác bỏ những giả thuyết mà mối quan hệ phi tuyến được tạo ra do các bong bóng trên thị trường.

Carlo Altavilla và Paul De Grauwe (2006) trong nghiên cứu ỘForecasting and combining competing models of exchange rate determinationỢ đã phân tắch 7 mơ

hình thực nghiệm để xác định tỷ giá hối đối, bao gồm cả mơ hình phi tuyến và mơ hình tuyến tắnh: mơ hình Bước ngẫu nhiên (Random walk - RW), mơ hình Phân tắch quang phổ (Spectral analysis Ờ SP), mơ hình Vector hiệu chỉnh sai số - VECM, mơ hình Tự hồi quy chuyển tiếp trơn (Smooth transition autoregressive - STAR), mơ hình Chuyển đổi Markov đơn (Univariate Markov-switching - MS-AR), mơ hình Markov chuyển đổi VECM (Markov switching VECM - MS-VECM), mơ hình chuyển tiếp là sự kết hợp nhiêu mơ hình dự báo (theo thứ tự: RW, SP, SM-AR, VECM, MS-VECM, STAR). Từ việc so sánh các mơ hình dự báo thì hành vi của tỷ giá hối đoái theo từng giai đoạn là khơng ổn định. Vì vậy khơng thể chỉ sử dụng một mơ hình tuyến tắnh để dự báo biến động của tỷ giá hối đoái mà phải kết hợp nhiều mơ hình cho dự báo chắnh xác hơn. Và mơ hình tuyến tắnh cho dự báo tốt hơn trong ngắn hạn và mơ hình phi tuyến cho dự báo tốt hơn trong dài hạn.

Trong nghiên cứu ỘNonlinearities in exchange rate determination in a small open

economy: Some evidence for CanadaỢ của Bernd Kempa và Jana Riedel (2012)

đã sử dụng mơ hình Chuyển đổi Markov (một là tỷ giá được xác định bằng mơ hình tiền tệ và hai là hành vi của tỷ giá được dự đoán theo quy tắc Taylor) để phân tắch

biến động tỷ giá hối đoái giữa đồng Canada và đồng USD. Ngược với các nghiên cứu trước đây về mối quan hệ phi tuyến giữa tỷ giá hối đoái và các nhân tố kinh tế cơ bản, tác giả thiết lập phép chuyển đổi giữa hai mơ hình với nhau và tỷ giá hối đoái được xác định bởi cung tiền, mức giá, thu nhập quốc gia và lãi suất danh nghĩa. Kết quả cho thấy rằng tỷ giá hối đối có quan hệ phi tuyến với các nhân tố kinh tế cơ bản và biến động tỷ giá không được giải thắch bằng bằng bất kỳ một mơ hình tỷ giá hối đối cụ thể nào. Vì vậy cần kết hợp nhiều mơ hình để dự báo được chắnh xác hơn.

Bài nghiên cứu với tựa đề ỘNonlinear relationship between the real exchange rate

and economic fundamentals: Evidence from China and Korea XiaolieỢ của Tang và Jizhong Zhou (2012) xem xét mối quan hệ phi tuyến giữa tỷ giá hối đoái thực của hai loại tiền tệ (đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc và đồng Won của Hàn Quốc) với các nhân tố kinh tế cơ bản bằng việc sử dụng số liệu theo qu trong giai đoạn từ 1980Q1 tới 2009Q4. Tác giả sử dụng thuật tốn Kỳ vọng có điều kiện luân phiên (ACE) và kiểm định đồng liên kết ARDL để kiểm định mối quan hệ phi tuyến giữa các biến có liên quan. Kết quả chỉ ra rằng tồn tại mối quan hệ đồng liên kết phi tuyến giữa tỷ giá hối đoái thực và các nhân tố kinh tế cơ bản ở Trung Quốc và Hàn Quốc. Đồng thời phân tắch độ co giãn cho thấy tác động của các nhân tố kinh tế cơ bản đến tỷ giá hối đoái thực hiệu lực thay đổi qua thời gian theo mối quan hệ phi tuyến ngược lại với mối quan hệ tuyến tắnh thông thường.

Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp tiếp cận hành vi BEER để xác định mơ hình thực nghiệm cho tỷ giá hối đoái thực bởi tắnh linh hoạt và tắnh ứng dụng rộng rãi của phương pháp này. Việc lựa chọn các nhân tố kinh tế cơ bản được dựa chắnh vào nghiên cứu của Montiel (1999). Cụ thể, các nhân tố kinh tế cơ bản được lựa chọn

bao gồm: chênh lệch năng lực sản xuất (PROD), tỷ lệ mậu dịch (TOT), chi tiêu

chắnh phủ (GEXP), độ mở của nền kinh tế (OPEN) và tài sản nước ngồi rịng (NFA).

Mơ hình có dạng sau:

Kiểm định thực nghiệm được tiến hành bằng cách sử dụng một thủ tục gồm hai bước. Trước tiên, tác giả kiểm định đồng liên kết tuyến tắnh giữa các biến trong phương trình. Nếu khơng tìm thấy bằng chứng về đồng liên kết tuyến tắnh, tiếp tục thực hiện bước thứ hai để kiểm định đồng liên kết phi tuyến. Nếu kiểm định này không cho thấy bất cứ bằng chứng nào về đồng liên kết phi tuyến, tác giả kết luận rằng tỷ giá hối đoái thực và các nhân tố kinh tế cơ bản không đồng liên kết, hoặc tuyến tắnh hoặc phi tuyến.

Các thủ tục kiểm định được đề xuất bởi Granger và Hallman (1991) và Granger (1991) thông qua hai bước. Quy trình kiểm định như sau: đầu tiên sử dụng thuật toán ACE để chuyển đổi mối quan hệ phi tuyến thành một dạng tuyến tắnh và sau đó phân tắch mối quan hệ đồng liên kết giữa các biến được chuyển đổi. Cuối cùng sử dụng phương pháp phân tắch độ co giãn (tắnh tại 11 điểm phân vị để so sánh). Kết quả cho thấy rằng, tại Trung Quốc và Hàn Quốc mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái thực và các nhân tố kinh tế cơ bản là phi tuyến mang nghĩa rất cao và đem lại nhiều hàm đối với các nhà hoạch định chắnh sách.

3. Kiểm định mối quan hệ phi tuyến giữa tỷ giá hối đoái thực và các nhân tố kinh tế cơ bản tại Việt Nam trong giai đoạn 2000Q1 Ờ 2013Q4

Phần 3 đi sâu điều tra mối quan hệ phi tuyến giữa tỷ giá hối đoái thực và các nhân tố kinh tế cơ bản tại Việt Nam sử dụng dữ liệu theo qu trong giai đoạn 2000Q1 Ờ 2013Q4, ứng dụng mơ hình và phương pháp nghiên cứu mà Xiaolei Tang và Jizhong Zhou (2012) đã đề xuất gồm: kiểm định nghiệm đơn vị ADF, thuật toán chuyển đổi ACE và kiểm định đồng liên kết ARDL Models-Bounds Tests.

Các bước tiến hành nghiên cứu, bao gồm:

Bước 1: Thu thập dữ liệu và tắnh tốn các biến để áp dụng mơ hình tại Việt Nam. Bước 2: Thực hiện chuyển đổi các biến gốc bằng thuật toán ACE.

Bước 3: Áp dụng ARDL Models-Bounds Test để kiểm định đồng liên kết các biến gốc và các biến chuyển đổi.

Bước 4: Ước lượng phương trình đồng liên kết dài hạn nếu phát hiện đồng liên kết. Bước 5: Từ mơ hình ước lượng phân tắch mối quan hệ giữa các biến và đưa ra kết luận.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ phi tuyến tính giữa tỷ giá hối đoái thực và các nhân tố kinh tế cơ bản, bằng chứng thực nghiệm tại việt nam (Trang 25 - 29)