2. Tổng quan các kết quả nghiên cứu trước đây
3.1 Mô tả bộ dữ liệu
3.1.5 mở của nền kinh tế (OPEN) (+/-)
Về mặt lý thuyết, tác động của độ mở của nền kinh tế đối với tỷ giá hối đoái thực là không chắc chắn và do đó khơng thể dự báo được. Độ mở của nền kinh tế có thể thay đổi bằng việc giảm thuế quan, tăng hạn ngạch, hoặc giảm thuế xuất khẩu. Giảm thuế quan hoặc tăng hạn ngạch có thể làm giảm giá cả hàng hóa mậu dịch trong nước dẫn đến cả hiệu ứng thu nhập và thay thế:
(1) Hiệu ứng thay thế, giảm giá hàng mậu dịch sẽ kắch thắch sự gia tăng của cầu hàng nhập khẩu, dẫn đến sự suy giảm trong cán cân mậu dịch, do đó dẫn đến giảm giá đồng nội tệ (REER tăng).
(2) Hiệu ứng thu nhập đối với độ mở của hàng hóa phi mậu dịch còn mơ hồ, tùy thuộc vào xu hướng tiêu dùng nội địa hàng hóa mậu dịch hoặc phi mậu dịch. Nếu thu nhập tăng nhờ chi tiêu nhiều đối với hàng hóa phi mậu dịch, dẫn đến nâng giá đồng nội tệ (REER giảm).
Connolly và Devereux (1992) tranh luận rằng hiệu ứng thay thế đối với độ mở của nền kình tế thường chi phối hiệu ứng thu nhập trong những trường hợp này. Do vậy, một sự gia tăng mở cửa theo cách này có thể dẫn đến giảm giá đồng nội tệ thông qua sự sụt giảm của cán cân mậu dịch. Nếu độ mở của nền kinh tế tăng thông qua giảm thuế xuất khẩu, như lập luận của Connolly và Devereux (1995), hiệu ứng thu nhập và thay thế sẽ có cùng khuynh hướng khi thay đổi xuất khẩu. Trong trường hợp này, cán cân mậu dịch sẽ được cải thiện và do đó dẫn đến nâng giá đồng nội tệ.
Biến số OPEN đo lường độ mở của nền kinh tế, được tắnh bằng tỷ số của tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trên GDP, được xác định bằng phương trình sau:
(14)
Trong đó TFTHt và TFTit là tổng giá trị ngoại thương của nước Việt Nam và
đối tác mậu dịch nước ngồi thứ i của nó.