CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.5 Phân tích hồi quy tuyến tính
Sau khi phân tích EFA, bốn nhân tố của thang đo yếu tố tâm lý được đưa vào xem xét mối quan hệ với chất lượng đời sống công việc; và xem xét mối quan hệ giữa chất lượng đời sống công việc gồm nhu cầu cuộc sống và nhu cầu kiến thức với kết quả công việc của nhân viên ngành dầu khí trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh bằng phương pháp Enter.
Xây dựng phương trình của mơ hình hồi qui đơn tuyến tính từ dữ liệu của mẫu
Mơ hình hồi qui tuyến tính được xây dựng có dạng: Y=B0 + B1*Xi Trong đó:
Y là giá trị dự đoán (hay giá trị lý thuyết) thứ I của biến phụ thuộc
B0 và B1: là hệ số hồi qui, phương pháp được dùng để xác định B0 và B1 là phương pháp bình phương nhỏ nhất thơng thường OLS (Ordinary least square). Phương pháp bình phương nhỏ nhất OLS sẽ tìm ra được đường thẳng mà các giá trị lý thuyết phân tán xung quanh dựa trên nguyên tắc nó cực tiểu hóa tổng các độ lệch bình phương giữa tung độ của các điểm dữ liệu quan sát và đường thẳng.
Tác giả đã tiến hành vẽ đồ thị phân tán Scatter để trước tiên tìm hiểu xem mối quan hệ giữa 2 biến: yếu tố tâm lý đến chất lượng đời sống công việc; và mối quan hệ giữa 2 biến chất lượng đời sống công việc với kết quả công việc.
Mối quan hệ giữa yếu tố tâm lý ( biến độc lập) với chất lượng đời sống cơng việc (biến phụ thuộc) trong đó bao gồm cả nhu cầu cuộc sống và nhu cầu kiến thức
Kết quả đồ thị phân tán Scatter cho thấy các điểm phân tán tạo thành một đường thẳng nên giữa những biến này có mối quan hệ tuyến tính thuận. ( được trình bày ở Phụ lục 07). Từ kết quả tác giả tiến đến xây dựng mơ hình hồi quy tuyến tính đơn mơ tả mối quan hệ giữa yếu tố tâm lý ( biến độc lập) với chất lượng đời sống công việc (biến phụ thuộc). Phương trình đường thẳng có dạng:
CLDSCV* = B0 + B1*TT + B2*HV + B3*LQ + B4*TN
Tác giả ký hiệu như sau:
- TT: là nhân tố Tự tin của nhân viên ngành dầu khí
- HV: là nhân tố Hy vọng của của nhân viên ngành dầu khí
- LQ: là nhân tố Lạc quan của nhân viên của nhân viên ngành dầu khí - TN: là nhân tố Thích nghi của nhân viên của nhân viên ngành dầu khí
- CLDSCV*: là nhân tố chất lượng đời sống công việc của nhân viên ngành dầu
khí trong đó bao gồm
- CLDSCV1: là nhân tố nhu cầu cuộc sống - CLDSCV2: là nhân tố nhu cầu kiến thức
Ở phần phân tích hệ số tương quan giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc và giữa các biến độc lập với nhau, ta thấy rằng giữa các biến phụ thuộc có quan hệ tương
quan với các biến độc lập và cũng như giữa các biến độc lập cũng có mối tương quan với nhau. Khi mối tương quan khá chặt chẽ sẽ dễ dẫn đến hiện tượng đa cộng tuyến của mơ hình. Do vậy mà chúng ta phải dị tìm hiện tượng đa cộng tuyến bằng cách tính độ chấp nhận của biến (Tolerance) và hệ số phóng đại phương sai (VIF).
Kết quả hồi quy CLDSCV1:
Bảng 4.7: Kết quả các thông số hồi quy CLDSCV1
Mơ hình
Chưa chuẩn hóa Chuẩn hóa
t Sig.
Collinearity Statistics B Độ lệch
chuẩn Beta Tolerance VIF
1 Hằng số 1,013 0,201 5,042 0,000 TT 0,235 0,055 0,249 4,291 0,000 0,594 1,685 LQ 0,033 0,049 0,039 0,680 0,497 0,616 1,624 HV 0,198 0,054 0,216 3,678 0,000 0,580 1,723 TN 0,264 0,056 0,271 4,748 0,000 0,613 1,630 Qua bảng 4.7 cung cấp cho chúng ta thông tin về hệ số hồi quy mà phương pháp OLS ước lượng được, độ dốc và hằng số được thể hiện trong cột B. Khi xét giá Sig. của 4 biến thì kết quả hồi quy cho thấy cả 4 biến độc lập tương quan thuận đến nhu cầu cuộc sống. Tuy nhiên, do Sig của biến Lạc quan lớn hơn mức ý nghĩa (Sig = 0,497) nên biến này khơng có ý nghĩa thống kê. Hệ số phóng đại phương sai VIF (Variance In lation Factor) của các biến độc lập đều nhỏ hơn 2 nên khơng có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra
Trong 4 nhân tố tác động, chỉ có 3 nhân tố có tác động có ý nghĩa thống kê đến chất lượng đời sống công việc đó là Tự tin; Hy vọng và Thích nghi, cịn biến Lạc quan tuy vẫn có tương quan thuận nhưng tương quan này khơng có ý nghĩa
Ba nhân tố này Tự tin; Hy vọng và Thích nghi có tương quan thuận đến chất lượng đời sống công việc. Nghĩa là khi nhân viên có cải thiện hoặc thúc đẩy sự tự tin; hy vọng và thích nghi ở mức cao thì nhu cầu cuộc sống của nhân viên sẽ tăng. Như vậy giả thuyết được chấp nhận, 4 nhân tố đều tương quan thuận đến chất lượng đời sống công việc.
Kết quả cho thấy rằng biến lạc quan khơng có tương quan nhiều đến chất lượng đời sống công việc và tác giả cũng tìm hiểu, nghiên cứu thực tế và thấy rằng do chính nội tại của ngành dầu khí. Ngành dầu khí hiện tại đang phải đối mặt với việc thiếu đội ngũ nhân viên, chuyên gia kỹ thuật cao. Đa phần nhân viên đang đảm nhiệm những nhiệm vụ vượt quá năng lực nên họ ln trong tình trạng sợ đối đầu khó khăn xảy ra do hậu quả thiệt hại rất khó lường. Hơn nữa, trình độ kỹ thuật chun mơn của ngành cịn kém so với các nước trong khu vực. Đây cũng là nguyên nhân làm cho đội ngũ nhân viên không lạc quan trong công việc; tính lạc quan khơng có cơ hội thể hiện do áp lực công việc quá nhiều. Về mặt nghiên cứu; nguyên nhân có thể do số lượng mẫu chưa đủ để đánh giá tác động của yếu tố Lạc quan này đến nhu cầu cuộc sống.
Khi đánh giá sự phù hợp của mơ hình, kết quả hồi quy của thang đo yếu tố tâm lý và chất lượng đời sống công việc với R2 hiệu chỉnh là 0,392 nghĩa là mơ hình giải thích được 39,2% sự thay đổi của biến nhu cầu cuộc sống là do bị tác động bởi 4 biến yếu tố tâm lý : Tự tin, Lạc quan, Hy vọng, thích nghi và mơ hình phù hợp với dữ liệu ở độ tin cậy 95% (được trình bày ở Phụ lục 6)
Kết quả hồi quy CLDSCV2 như sau:
Bảng 4.8: Kết quả các thông số hồi quy CLDSCV2
Mơ hình
Chưa chuẩn hóa Chuẩn hóa
t Sig.
Collinearity Statistics B Độ lệch
chuẩn Beta Tolerance VIF
1 Hằng số 0,764 0,244 3,128 0,002 TT 0,096 0,067 0,088 1,434 0,153 0,594 1,685 LQ 0,140 0,059 0,142 2,357 0,019 0,616 1,624 HV 0,314 0,065 0,299 4,810 0,000 0,580 1,723 TN 0,199 0,068 0,178 2,936 0,004 0,613 1,630
Qua bảng 4.8 cung cấp cho chúng ta thông tin về hệ số hồi quy mà phương pháp OLS ước lượng được, độ dốc và hằng số được thể hiện trong cột B. Khi xét giá Sig. của 4 biến thì kết quả hồi quy cho thấy cả 4 biến độc lập tương quan thuận đến nhu cầu kiến thức. Tuy nhiên, do Sig của biến tự tin lớn hơn mức ý nghĩa (Sig = 0,153) nên biến này khơng có ý nghĩa thống kê. Hệ số phóng đại phương sai VIF (Variance In lation Factor) của các biến độc lập đều nhỏ hơn 2 nên khơng có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra
Trong 4 nhân tố tác động, chỉ có 3 nhân tố có tác động có ý nghĩa thống kê đến chất lượng đời sống cơng việc đó là Lạc quan; Hy vọng và Thích nghi, cịn biến Tự tin tuy vẫn có tương quan thuận nhưng tương quan này khơng có ý nghĩa về mặt thống kê.
Ba nhân tố này Lạc quan; Hy vọng và Thích nghi, có tương quan thuận đến chất lượng đời sống cơng việc. Nghĩa là khi nhân viên có cải thiện hoặc thúc đẩy sự lạc quan; hy vọng và thích nghi ở mức cao thì chất lượng đời sống cơng việc của nhân viên sẽ tăng. Như vậy giả thuyết được chấp nhận, 4 nhân tố đều tương quan thuận đến nhu cầu kiến thức
Kết quả cho thấy rằng biến tự tin khơng có tương quan nhiều đến nhu cầu kiến thức và tác giả cũng tìm hiểu, nghiên cứu thực tế và thấy rằng đa phần nhân viên dầu khí có mối quan hệ thân thiết với cấp lãnh đạo nên thái độ rất tự tin trong mọi công việc, đôi khi coi thường tổ chức và ln tin chắc có hậu thuẫn nên việc được thõa mãn nhu cầu kiến thức hay không là điều không quan trọng ; không ảnh hưởng nhiều đến chất lượng đời sống công việc. Về mặt nghiên cứu; nguyên nhân có thể do số lượng mẫu chưa đủ để đánh giá tác động của yếu tố tự tin đến nhu cầu kiến thức.
Khi đánh giá sự phù hợp của mơ hình, kết quả hồi quy của thang đo yếu tố tâm lý và chất lượng đời sống công việc với R2 hiệu chỉnh là 0,321 nghĩa là mơ hình giải thích được 32,1% sự thay đổi của biến chất lượng đời sống công việc là do bị tác động bởi 4 biến yếu tố tâm lý : Tự tin, Lạc quan, Hy vọng, thích nghi và mơ hình phù hợp với dữ liệu ở độ tin cậy 95% (được trình bày ở Phụ lục 6)
Mối quan hệ giữa chất lượng đời sống công việc ( biến độc lập) với kết quả công việc (biến phụ thuộc)
Kết quả đồ thị phân tán Scatter cho thấy các điểm phân tán tạo thành một đường thẳng nên cho ta thấy giữa những biến này có mối quan hệ tuyến tính thuận. ( được trình bày ở Phụ lục 07). Từ kết quả tác giả tiến đến xây dựng mơ hình hồi quy tuyến tính đơn mơ tả mối quan hệ giữa chất lượng đời sống công việc (biến độc lập) với kết quả cơng việc (biến phụ thuộc). Phương trình đường thẳng có dạng
KQCV = B0 + B1*CLDSCV1 + B2*CLDSCV2
Tác giả ký hiệu như sau:
- CLDSCV1: là nhân tố Nhu cầu cuộc sống của nhân viên ngành dầu khí - CLDSCV2: là nhân tố Nhu cầu kiến thức của nhân viên ngành dầu khí - KQCV: là nhân tố Kết quả công việc của nhân viên ngành dầu khí
Bảng 4.9: Kết quả các thông số hồi quy KQCV Mơ Mơ hình Chưa chuẩn hóa Chuẩn hóa t Sig. Collinearity Statistics B Độ lệch
chuẩn Beta Tolerance VIF
1
Hằng số 0,954 0,189 5,035 0,000
CLDSCV1 0,383 0,057 0,347 6,685 0,000 0,677 1,478
CLDSCV2 0,393 0,050 0,409 7,875 0,000 0,647 1,568 Qua bảng 4.9 cung cấp cho chúng ta thông tin về hệ số hồi quy mà phương pháp OLS ước lượng được, độ dốc và hằng số được thể hiện trong cột B. Khi xét giá Sig. của
2 biến thì kết quả hồi quy cho thấy cả 2 biến độc lập: nhu cầu cuộc sống và nhu cầu kiến
thức đều tương quan thuận đến kết quả công việc. Hệ số phóng đại phương sai VIF (Variance Inflation Factor) của các biến độc lập đều nhỏ hơn 2 nên khơng có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra. Phương trình hồi quy tuyến tính được thể hiện như sau:
KQCV = 0,954+ 0,383CLDSCV1 + 0,393CLDSCV2
Trong 2 nhân tố tác động, thì cả 2 nhân tố nhu cầu cuộc sống và nhu cầu kiến thức đều có tác động mạnh đến kết quả công việc (hệ số hồi quy B : 0,383 và 0,393). Kết quả cơng việc có tương quan thuận với nhu cầu cuộc sống và nhu cầu kiến thức. Nghĩa là nhu cầu cuộc sống và nhu cầu kiến thức của nhân viên được thỏa mãn ở mức cao thì kết quả cơng viên cũng tăng lên. Như vậy giả thuyết được chấp nhận, 2 nhân tố này có mối quan hệ dương với kết quả công việc.
Đánh giá độ phù hợp của mơ hình, kết quả hồi quy của chất lượng đời sống công việc và kết quả công việc với R2 hiệu chỉnh là 0,446 nghĩa là mơ hình chỉ giải thích được 44,6% sự thay đổi của biến kết quả công việc bởi 2 biến của chất lượng đời sống công việc ( nhu cầu cuộc sống và nhu cầu kiến thức ) và mơ hình phù hợp với dữ liệu ở độ tin cậy 95% (được trình bày ở Phụ lục 6)