Thảo luận kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa yếu tố tâm lý với chất lượng đời sống công việc và kết quả công việc nghiên cứu với nhân viên ngành dầu khí tại thành phố hồ chí minh , luận văn thạc sĩ (Trang 58 - 64)

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.7 Thảo luận kết quả nghiên cứu

4.7.1 Mối quan hệ giữa yếu tố tâm lý đến chất lượng đời sống công việc:

Kết quả hồi quy cho thấy cả 4 thành phần của yếu tố tâm lý đều có tương quan thuận đến chất lượng đời sống công việc ( nhu cầu cuộc sống và nhu cầu kiến thức). Điều này hoàn toàn phù hợp với giả thuyết ban đầu. Mơ hình nghiên cứu cũng được giữ ngun như mơ hình đề nghị ban đầu.

Kết quả phân tích hồi quy cho thấy yếu tố tâm lý có tương quan thuận đến chất lượng đời sống công việc. Chất lượng đời sống công việc của nhân viên ngành dầu khí chịu tác động của cả 4 yếu tố tâm lý và phân nhóm giống như mơ hình chung. Tuy nhiên, chất lượng đời sống cơng việc của nhân viên ngành dầu khí chỉ chịu tác động có ý nghĩa của 2 yếu tố thích nghi và hy vọng, còn yếu tố Lạc quan; Tự tin tuy tương quan thuận nhưng lại khơng có ý nghĩa thống kê. Đây cũng là một lưu ý cho các doanh nghiệp ngành dầu khí khi xây dựng các chính sách nhằm nâng cao chất lượng đời sống công việc của nhân viên và là hướng nghiên cứu cho các đề tài tiếp theo.

Kết quả phân tích cũng cho thấy yếu tố Thích nghi; hy vọng của nhân viên ngành dầu khí có mối quan hệ chặt chẽ đến chất lượng đời sống công việc so với các yếu tố còn lại. Nếu doanh nghiệp nào cần thỏa mãn nhu cầu cuộc sống thì tập trung vào yếu tố tự tin còn cần thỏa mãn nhu cầu kiến thức thì tập trung vào yếu tố Hy vọng. Đây cũng là một lưu ý cho các doanh nghiệp ngành dầu khí khi xây dựng các chính sách nhằm nâng cao chất lượng đời sống công việc của nhân viên.

4.7.2 Mối quan hệ giữa chất lượng đời sống công việc đến kết quả công việc:

Kết quả phân tích EFA ta thấy có sự gom biến nhu cầu sống và nhu cầu phụ thuộc. Nguyên nhân có thể do sự khác biệt về đối tượng nguyên cứu, hoặc do đối tượng nghiên cứu trả lời không trung thực, hoặc hiểu nhầm câu hỏi. Tác giả đã tìm hiểu, phỏng vấn các đối tượng nghiên cứu và nhận thấy rằng: do ngành dầu khí là ngành thu nhập cao, phúc lợi nhân viên tốt, môi trường làm việc ổn định, an tồn nên đời sống nhân viên ln được đảm bảo trong đó có nhu cầu sống và nhu cầu phụ thuộc. Chính vì lý do đó, các đối tượng nghiên cứu đã cho rằng hai nhân tố này là một.

Kết quả hồi quy cho thấy cả 2 thành phần của chất lượng đời sống công việc đều có tương quan thuận đến kết quả cơng việc. Điều này hồn tồn phù hợp với giả thuyết ban đầu. Mơ hình nghiên cứu cũng được giữ ngun như mơ hình đề nghị ban đầu.

Kết quả phân tích hồi quy cho thấy có tương quan thuận của chất lượng đời sống công việc đến kết quả công việc. Kết quả công việc của nhân viên ngành dầu khí chịu tương quan của cả 2 yếu tố: nhu cầu cuộc sống và nhu cầu kiến thức. Nhu cầu kiến thức có tương quan mạnh hơn so với nhu cầu cuộc sống đến kết quả công việc. Đây cũng là một lưu ý cho các doanh nghiệp ngành dầu khí khi xây dựng các chính sách nhằm nâng cao hiệu quả cơng việc của nhân viên.

Bảng 4.14: Tổng hợp kết quả kiểm định giả thuyết H1; H2; H3; H4;H5

Giả thuyết Kết quả kiểm định

H1.1: Có mối quan hệ dương giữa yếu tố Tự Tin (yếu tố tâm lý) và nhu cầu cuộc sống

Giả thuyết H1.1 không bị bác bỏ

H1.2: Có mối quan hệ dương giữa yếu tố Tự Tin (yếu tố tâm lý)

và nhu cầu kiến thức

Giả thuyết H1.2 không bị bác bỏ

H2.1: Có mối quan hệ dương giữa yếu tố Lạc quan (yếu tố tâm lý) và nhu cầu cuộc sống

Giả thuyết H2.1 không bị bác bỏ

H2.2: Có mối quan hệ dương giữa c yếu tố Lạc quan (yếu tố tâm

lý) và nhu cầu kiến thức

Giả thuyết H2.2 khơng bị bác bỏ

H3.1: Có mối quan hệ dương giữa yếu tố Thích nghi (yếu tố tâm

lý) và nhu cầu cuộc sống

Giả thuyết H3.1 khơng bị bác bỏ

H3.2: Có mối quan hệ dương giữa các yếu tố Thích nghi (yếu tố tâm lý) và nhu cầu kiến thức

Giả thuyết H3.2 không bị bác bỏ

H4: có mối quan hệ dương giữa nhu cầu cuộc sống với kết quả

công việc

Giả thuyết H4 không bị bác bỏ

H5: có mối quan hệ dương giữa nhu cầu kiến thức với kết quả

công việc

Giả thuyết H5 khơng bị bác bỏ

4.7.3 Tóm tắt thảo luận nghiên cứu

Dựa trên mơ hình nghiên cứu của Nguyen Nguyen (2011) đối với nhân viên tiếp thị tại Việt Nam, thông qua phỏng vấn sâu chuyên gia là 05 chuyên gia ngành dầu khí, tác giả bổ sung một số biến quan sát của các thang đo so với mơ hình gốc của Nguyen & Nguyen (2011) cho phù hợp với đặc thù ngành dầu khí. Kết quả khảo sát chính thức, phân tích Cronbach Alpha và EFA cho thấy các thành phần của thang đo yếu tố tâm lý, chất lượng đời sống công việc và kết quả công việc đảm bảo được độ tin cậy.

Các biến quan sát của thang đo yếu tố tâm lý và kết quả cơng việc phân nhóm gần như thống nhất với các thang đo của Nguyen & Nguyen. Riêng các biến quan sát của thang đo chất lượng đời sống công việc có sự thay đổi so với phân nhóm ban đầu nhưng phù hợp với đặc thù riêng của nhân viên văn phịng ngành dầu khí tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Kết quả nghiên cứu của Dr. Saeed Mortazavi (2012) về “vai trò của yếu tố tâm lý với chất lượng đời sống công việc và kết quả công việc của tổ chức” đối với Y tá tại bốn bệnh viện đều chứng minh rằng yếu tố tâm lý có tác động tích cực đến chất lượng đời sống công việc.

Kết quả nghiên cứu của Nguyen & Nguyen (2011) về yếu tố tâm lý, chất lượng sống trong công việc, kết quả công việc của nhân viên tiếp thị tại Việt Nam, đã chứng minh rằng có mối quan hệ giữa yếu tố tâm lý; chất lượng đời sống công việc và kết quả công việc.

Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Linh (2012) về ảnh hưởng của năng lực tâm lý đến kết quả công việc với nhân viên ngân hàng và nhân viên công ty thương mại dịch vụ TP. HCM cũng chứng minh rằng có ảnh hưởng của yếu tố tâm lý đến kết quả công việc.

Như vậy, dựa vào các kết quả nghiên cứu trước và kết quả nghiên cứu của đề tài này đều giống nhau đã chứng minh được rằng có mối quan hệ giữa yếu tố tâm lý, chất lượng đời sống công việc và kết quả công việc.

Tuy nhiên các nghiên cứu trước đây chưa đi sâu vào nghiên cứu xác định từng thành phần của yếu tố tâm lý có mối quan hệ như thế nào đến chất lượng đời sống công

việc và mối quan hệ từng thành phần của chất lượng đời sống công việc đến kết quả cơng việc thì tác giả tập trung nghiên cứu vấn đề này. Đây là đặc điểm riêng của đề tài nghiên cứu đối với nhân viên ngành dầu khí.

Bảng 4.15: So sánh với kết quả nghiên cứu trước Đề tài nghiên cứu trước Kết quả nghiên cứu Đề tài nghiên cứu trước Kết quả nghiên cứu

trước

Kết quả nghiên cứu mới

Nghiên cứu của Dr. Saeed Mortazavi (2012) về vai trò của yếu tố tâm lý với chất lượng đời sống công việc và kết quả công việc của tổ chức đối với Y tá tại bốn bệnh viện

Chứng minh rằng yếu tố tâm lý có tác động tích cực đến chất lượng đời sống công việc.

Chứng minh từng thành phần yếu tố tâm lý ( Tự tin, hy vọng, thích nghi, lạc quan) có tương quan thuận đến chất lượng đời sống công việc Nghiên cứu của Nguyen & Nguyen

(2011) về yếu tố tâm lý, chất lượng sống trong công việc, kết quả công việc của nhân viên tiếp thị tại Việt Nam

chứng minh rằng có mối quan hệ giữa yếu tố tâm lý; chất lượng đời sống công việc và kết quả công việc.

Chứng minh từng thành phần yếu tố tâm lý ( Tự tin, hy vọng, thích nghi, lạc quan) có tương quan thuận đến chất lượng đời sống công việc; và từng thành phần của chất lượng đời sống cơng việc có tương quan đến kết quả công việc

Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Linh (2012) về ảnh hưởng của năng lực tâm lý đến kết quả công việc với nhân viên ngân hàng và nhân viên công ty thương mại dịch vụ TP. HCM cũng chứng minh rằng có tác động của yếu tố tâm lý đến kết quả công việc Chứng minh từng thành phần yếu tố tâm lý ( Tự tin, hy vọng, thích nghi, lạc quan) có tương quan thuận đến chất lượng đời sống công việc; và từng thành phần của chất lượng đời sống cơng việc có tương quan đến kết quả cơng việc

Chương 4 đã thực hiện đánh giá thang đo chính thức, phân tích các nhân tố khám phá để khám phá cấu trúc của các nhân tố. Từ đó, tác giả điều chỉnh mô hình và giả thuyết mới.

Chương 4 cũng thực hiện việc kiểm định các giả thuyết nghiên cứu bằng phương pháp hồi quy. Kết quả kiểm định cho thấy các giả thuyết H1; H2; H3; H4;H5 được chấp nhận. Từ đó, thảo luận kết quả nghiên cứu để chương tiếp theo sẽ trình bày những giải pháp, kiến nghị,và hạn chế của đề tài nghiên cứu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa yếu tố tâm lý với chất lượng đời sống công việc và kết quả công việc nghiên cứu với nhân viên ngành dầu khí tại thành phố hồ chí minh , luận văn thạc sĩ (Trang 58 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)