CHƯƠNG 2 : KHUNG LÝ THUYẾT
2.3. Các bằng chứng thực nghiệm về hiện tượng đường cong J
2.3.2. Nghiên cứu thực nghiệm sử dụng dữ liệu phân tách (Disaggregated
Data)
Các nghiên cứu trước đây về chủ đề kinh tế quốc tế sử dụng dữ liệu tổng hợp để giải thích hiện tượng đường cong J cho đến khi nghiên cứu của Rose và Yellen vào năm 1989 kiểm tra sự tồn tại của đường cong J, sử dụng dữ liệu thương mại song phương. Rose và Yellen (1989) đưa ra những thiếu sót liên quan đến các mơ hình sử dụng dữ liệu tổng hợp và giới thiệu mơ hình đơn giản sử dụng dữ liệu thương mại song phương giữa Mỹ và 6 đối tác thương mại chính. Các tác giả (Rose và Yellen, 1989) cho rằng việc sử dụng dữ liệu phân tách là giải pháp để tránh vấn đề xây dựng biến đại diện cho thu nhập của phần cịn lại thế giới trong các mơ hình cân bằng thương mại sử dụng dữ liệu tổng hợp. Một vấn đề khác của việc sử dụng dữ liệu tổng hợp được Bahmani-Oskooee và Brooks (1999) lặp lại: “một vấn đề với phương pháp này là đồng tiền của một quốc gia có thể định giá cao so với một đồng tiền và đồng thời định giá thấp so với đồng tiền khác. Trung bình trọng số, do đó, sẽ làm mịn các biến động tỷ giá hối đoái hiệu dụng, tạo ra một liên kết không đáng kể giữa tỷ giá hối đoái hiệu dụng và tổng cán cân thương mại”. Bahmani-Oskooee và Ratha (2004) nói thêm rằng “cùng có thể nói tương tự về tỷ giá hối đối thực. Dữ liệu tổng hợp cho từng biến số có thể ngăn chặn các chuyển động thực tế diễn ra ở các mức song phương. Đây là lý do tại sao các nghiên cứu gần đây về chủ đề này sử dụng dữ liệu thương mại song phương”. Điều này được tóm tắt rõ hơn bởi Halicioglu (2007):
“Nghiên cứu nhóm thứ hai trong kiểm định đường cong J có xu hướng sử dụng dữ liệu phân tách. Việc này bắt đầu bởi Rose và Yellen (1989) khi kiểm tra đường cong J giữa Mỹ và 6 đối tác thương mại lớn. Cách tiếp cận thứ hai dựa trên thực tế là cán cân thương mại của một quốc gia có thể được cải thiện với một đối tác thương mại và
đồng thời xấu đi với một đối tác khác. Sử dụng dữ liệu tổng hợp để đo lường hiệu ứng đường cong J có thể ngăn chặn các chuyển động thực tế diễn ra ở các mức song phương. Những người ủng hộ cách tiếp cận phân tách cho rằng tác động tích cực của việc giảm giá tiền tệ đối với một quốc gia có thể được bù đắp bởi tác động tiêu cực của nó đối với một quốc gia khác”.
Những nghiên cứu về dữ liệu phân tách tiếp tục định hình khái niệm về đường cong J và đưa ra kết quả hỗn hợp, để lại giả thuyết mở rộng cho nhiều nghiên cứu tiến hành sau này. Những nghiên cứu này bao gồm: Rose và Yellen (1989), Wilson (2001), Baharumshah (2001), Bahmani-Oskooee và Kanitpong (2001), Hacker và Hatemi-J. (2003), Bahmani-Oskooee và Goswami (2003), Bahmani-Oskooee và Ratha (2004b), Halicioglu (2007).
Các vấn đề vốn có của thiên chệch tập hợp trong các nghiên cứu trước đây buộc giới nghiên cứu chuyển trọng tâm nghiên cứu sang mức song phương, tức là các trường hợp giữa một quốc gia và đối tác của nó. Bahmani-Oskooee, Economidou & Goswamin (2006) thêm rằng:
“Kể từ khi nghiên cứu của Magee (1973) được công bố, nhiều nghiên cứu đã kiểm tra giả thuyết đường cong J trên cơ sở (dữ liệu) tổng hợp trước và trên cơ sở (dữ liệu) phân tách sau này. Cách tiếp cận phân tách sử dụng dữ liệu song phương để giải quyết thiên chệch tập hợp được vận dụng nhiều hơn trong những năm gần đây. Tuy vậy, số lượng nghiên cứu (còn hạn chế) sử dụng dữ liệu phân tách vẫn cung cấp kết quả hỗn hợp như nhiều nghiên cứu sử dụng dữ liệu tổng hợp đã làm”.
Rose và Yellen (1989) được công nhận là những người tiên phong sử dụng dữ liệu phân tách để phân tích giả thuyết đường cong J. Các lập luận chính của các tác giả khi sử dụng dữ liệu phân tách là, (1) không cần xây dựng đại diện của biến thu nhập cịn lại của thế giới, vì nó rất cồng kềnh và có thể khơng đáng tin cậy, và (2)
hạn chế được sự thiên chệch tập hợp. Nghiên cứu của các tác giả sử dụng dữ liệu hàng quý của Mỹ và 7 đối tác thương mại lớn trong giai đoạn 1963–1988. Mặc dù, khi các tác giả kiểm định đồng liên kết và sử dụng kỹ thuật OLS, vẫn khơng có bằng chứng đáng tin cậy về mặt thống kê của đường cong J ổn định. Điều này là do những thiếu sót mắc phải, mà BahmaniOskooee và Brooks (1999) đã chỉ ra:
“Rose và Yellen khơng tìm thấy hiệu ứng dài hạn cũng như bất kỳ bằng chứng nào hỗ trợ hiệu ứng đường cong J giữa Mỹ và các đối tác thương mại chính. Những phát hiện khơng như ý này có thể là do một số thiếu sót. Đầu tiên, các tác giả xác định cán cân thương mại thực như sau: “sự khác biệt giữa xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa, được đo bằng đô la Mỹ hiện tại, giảm phát bởi GNP giảm phát của Mỹ”. Bằng chứng trong nghiên cứu của Miles (1979) so với Himarios (1985) cho thấy rằng các kết quả nghiên cứu rất nhạy cảm với đơn vị đo lường. Thứ hai, phương pháp của họ dựa trên phân tích đồng liên kết Engle- Granger, sử dụng các kiểm định DF hoặc ADF. Vì khơng có bằng chứng nào được tìm thấy ủng hộ quan hệ đồng liên kết, do vậy, phân tích ngắn hạn dựa trên phân tích tự hồi quy đơn giản, thay vì mơ hình sai số hiệu chỉnh”.
Tuyên bố trên dựa trên lập luận được cung cấp bởi Kreamers và cộng sự (1992) khi sử dụng Engel-Granger (1987), kiểm định dựa trên sai số hiệu chỉnh là mạnh hơn kiểm định Dicky-Fuller (DF), DF có thể bác bỏ đồng liên kết. Sau đó, Bahmani-Oskooee và Brooks (1999) sử dụng phương pháp ARDL và mơ hình sai số hiệu chỉnh cho dữ liệu thương mại của Mỹ và 6 đối tác thương mại lớn, sử dụng dữ liệu thương mại hàng quý trong giai đoạn 1973Q1–1996Q2. Các tác giả đi đến kết luận rằng, mặc dù nghiên cứu không thể cung cấp bất kỳ bằng chứng nào về đường cong J trong ngắn hạn, nhưng kết quả cho thấy cán cân thương mại Mỹ hưởng lợi dài hạn sau khi đồng đô la định giá thấp so với đồng tiền của sáu đối tác.
Bahmani-Oskooee và Goswami (2003) kiểm tra giả thuyết đường cong J giữa Nhật Bản và 9 đối tác thương mại lớn của mình bằng cách sử dụng phương pháp ARDL cho dữ liệu song phương hàng quý trong giai đoạn 1973–1998. Các tác giả chứng minh rằng khi dữ liệu tổng hợp được sử dụng, đường cong J không được phát hiện trong ngắn hạn và cũng khơng có bằng chứng về sự đồng liên kết dài hạn. Nhưng khi dữ liệu phân tách, các tác giả tìm thấy bằng chứng của đường cong J tồn tại giữa Nhật Bản với Đức và Ý; trong dài hạn, sự giảm giá của đồng yên Nhật có tác động cải thiện cán cân thương mại với 3 đối tác gồm Canada, Anh và Mỹ.
Bahmani-Oskooee và cộng sự (2006) tìm kiếm bằng chứng về sự tồn tại của đường cong J giữa Anh và 20 đối tác thương mại lớn của mình giữa giai đoạn 1973M01–2001M03. Các tác giả sử dụng phương pháp ARDL cho dữ liệu thương mại xuất nhập khẩu của Anh. Nghiên cứu cho thấy, trong ngắn hạn, hiện tượng đường cong J tồn tại chỉ ở 2 trường hợp; trong dài hạn, kết quả cán cân thương mại cải thiện sau phá giá chỉ hiện hữu ở 5 trong tổng số 20 trường hợp.