CHƯƠNG 2 : KHUNG LÝ THUYẾT
2.3. Các bằng chứng thực nghiệm về hiện tượng đường cong J
2.3.4. Nghiên cứu thực nghiệm sử dụng dữ liệu ngành (Sectorial Data)
Các nghiên cứu khác tập trung vào các lĩnh vực cụ thể của nền kinh tế để giải thích tác động của sự mất giá đối với cán cân thương mại và hiện tượng đường cong J. Điều này dẫn chúng ta quay trở lại nghiên cứu của Meade (1988), khi tác giả sử dụng dữ liệu thương mại hàng quý của Mỹ trong giai đoạn 1968–1984 để điều tra đường cong J của ngành. Bahmani-Oskooee và Ratha (2004), tuyên bố rằng tác giả “nhận ra những hạn chế của việc sử dụng dữ liệu tổng hợp, và điều tra các đường cong J của ngành. Tác giả tập trung vào 3 ngành: cung công nghiệp phi dầu mỏ (non-oil industrial supplies), hàng hóa vốn khơng bao gồm ô tô (capital goods excluding automobiles) và hàng tiêu dùng. Một số nghiên cứu tập trung vào khu vực nông nghiệp nhưng rất ít ỏi như Yazici và Islam (2012), khi cho rằng tác động của thay đổi tỷ giá hối đối lên cán cân thương mại nơng nghiệp được nghiên cứu trong một vài bài báo nhưng khá ít, chẳng hạn như Carter và Pick (1989), Doroodian và cộng sự (1999), Yazici (2008) và Baek và cộng sự (2009), Godwin (2009), Yazici và Islam (2012). Trong ngành dầu mỏ, chỉ có 2 nghiên cứu được xem xét, gồm Yousefi và Wirjanto (2003) và Umoru và Eboreime (2013).
Một trong tác giả đầu tiên tìm kiếm bằng chứng về giả thuyết đường cong J sử dụng dữ liệu ngành là Meade (1988), tác giả vạch ra những bất lợi của việc sử dụng dữ liệu tổng hợp. Trọng tâm nghiên cứu này liên quan 3 lĩnh vực: hàng tiêu dùng, hàng hóa vốn khơng bao gồm ơ tơ và vật tư công nghiệp phi dầu mỏ. Cán cân thương mại theo ngành phản ứng với biến động tỷ giá hối đoái, thời gian suy giảm trong cán cân thương mại đối với vật tư công nghiệp và vật liệu công nghiệp tương đối ngắn và nhanh chóng được cải thiện, trong khi cán cân thương mại hàng hóa vốn lại khơng giảm sút. Do đó, tác giả kết luận sự khơng chắc chắn đáng kể xung quanh đường cong J (Bahmani-Oskooee và Ratha, 2004)
Doroodian và cộng sự (1999) xem xét giả thuyết đường cong J cho hàng hóa nơng nghiệp và sản xuất của Mỹ, sử dụng mơ hình độ trễ Shiller cho dữ liệu hàng q giai đoạn 1977Q1–1991Q4. Các kết quả hỗ trợ hiệu ứng đường cong J cho hàng hóa nơng nghiệp, nhưng không hỗ trợ cho hàng hóa sản xuất. Các tác giả khẳng định đó là lý do tại sao nhiều nghiên cứu trong các tài liệu khơng hỗ trợ hiện tượng đường cong J vì sự thiên chệch tập hợp của dữ liệu khi kết hợp cả hàng hóa nơng nghiệp và sản xuất; và hầu hết các quốc gia được nghiên cứu thường là các quốc gia cơng nghiệp hóa như Mỹ hay Nhật Bản với tỷ lệ cao của hàng hóa sản xuất trong cả xuất khẩu và nhập khẩu.
Baek và cộng sự (2009) điều tra tác động của tỷ giá hối đoái lên thương mại song phương của các sản phẩm nông nghiệp giữa Mỹ và 15 đối tác thương mại lớn. Các tác giả đặc biệt quan tâm xem giả thuyết đường cong J có tồn tại trong thương mại nơng nghiệp của Mỹ sử dụng dữ liệu hàng quý từ năm 1989 đến 2007. Các tác giả sử dụng phương pháp tự hồi quy phân phối trễ (ARDL) cho hàng hóa nơng nghiệp nhập khẩu và xuất khẩu của Mỹ. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ giá hối đoái dường như là một yếu tố quan trọng trong việc xác định hành vi ngắn hạn và dài hạn của thương mại nơng nghiệp Mỹ; và có ít bằng chứng về hiệu ứng đường cong J cho các sản phẩm nông nghiệp của Mỹ với các đối tác thương mại chính.
Yazici (2006) nghiên cứu sự tồn tại của giả thuyết đường cong J trong ngành nông nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ sử dụng dữ liệu hàng quý cho giai đoạn 1986QI – 1998QIII, và áp đặt cấu trúc trễ Almon lên tỷ giá hối đoái. Tác giả thấy rằng, khi đồng tiền Thổ Nhĩ Kỳ bị phá giá, cân bằng thương mại nông nghiệp ban đầu được cải thiện, sau đó trở nên xấu đi, và sau đó cải thiện một lần nữa. Do đó, tác giả kết luận rằng hiệu ứng đường cong J không tồn tại trong ngành nông nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ và sự mất giá làm xấu đi cán cân thương mại của ngành trong dài hạn.