Nghiên cứu thực nghiệm sử dụng dữ liệu ngành công nghiệp (Industry

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm định hiệu ứng đường cong j giữa việt nam và các đối tác thương mại, phương pháp ARDL (Trang 29 - 33)

CHƯƠNG 2 : KHUNG LÝ THUYẾT

2.3. Các bằng chứng thực nghiệm về hiện tượng đường cong J

2.3.3. Nghiên cứu thực nghiệm sử dụng dữ liệu ngành công nghiệp (Industry

Level Data)

Với các kết luận hỗn hợp vốn có từ nhóm đầu tiên sử dụng dữ liệu tổng hợp và nhóm thứ hai sử dụng dữ liệu song phương, một nhóm mới xuất hiện trong nghiên cứu kiểm chứng đường cong J và bắt đầu nở rộ từ cuối thập kỷ qua, như đã lưu ý bởi Ardalani và BahmaniOskooee (2007):

"Nghiên cứu trước đây tìm kiếm để đánh giá hiệu ứng ngắn hạn và dài hạn của giảm giá tiền tệ lên cán cân thương mại của một quốc gia đã sử dụng dữ liệu thương mại tổng hợp giữa một quốc gia và phần còn lại của thế giới hoặc dữ liệu thương mại song phương giữa một quốc gia với các đối tác thương mại lớn. Có hai nhóm nghiên cứu điều tra tác động ngắn hạn và dài hạn của việc giảm giá tiền tệ lên cán cân thương mại. Nhóm đầu tiên sử dụng dữ liệu thương mại ở cấp độ tổng hợp giữa một quốc gia và phần cịn lại của thế giới. Nhóm thứ hai sử

dụng dữ liệu thương mại ở mức song phương giữa một quốc gia và các đối tác thương mại lớn. Cả hai nhóm đã đưa ra các kết luận khác nhau ”.

Nhóm nghiên cứu mới nổi lên này đã đưa ra mục tiêu phân tách xa hơn và tránh được sự thiên chệch tập hợp có thể xảy ra. Điều này được khẳng định bởi Yazici và Islam (2011) rằng “xu hướng gần đây nhất là phân tách dữ liệu thương mại hơn nữa, với mục đích tránh vấn đề thiên chệch tập hợp, bằng cách xem xét cân bằng thương mại ở cấp độ hàng hóa hoặc ngành (cơng nghiệp) trong thương mại song phương với các đối tác thương mại”. Nhóm mới này được bắt nguồn từ nghiên cứu của Ardalani và Bahmani-Oskooee vào năm 2007 khi dự tính sử dụng dữ liệu thương mại tách rời bằng cách sử dụng nhập khẩu và xuất khẩu ở cấp độ hàng hóa. Các tác giả sử dụng dữ liệu xuất nhập khẩu cho 66 ngành trong dữ liệu hàng tháng của Mỹ trong giai đoạn 1991–2002. Các tác giả phân tích tác động ngắn hạn và dài hạn của sự mất giá thực của đồng USD bằng cách sử dụng mô hình sai số hiệu chỉnh (ECM). Các tác giả khơng thể tìm thấy sự hỗ trợ mạnh mẽ cho hiện tượng đường cong J bởi vì kết quả cho thấy bằng chứng về hiệu ứng đường cong J chỉ trong 6 ngành, ít hơn 10% số lượng ngành đang nghiên cứu, trong khi hiệu ứng tích cực dài hạn của sự mất giá thực được tìm thấy trong 22 ngành công nghiệp, bằng 1/3 số ngành xét tới. Sau khi hướng đi mới được mở ra bởi Ardalani và Bahmani- Oskooee vào năm 2007, một số nghiên cứu tương tự khác theo sau là Bahmani- Oskooee và Kovyryalova (2008), BahmaniOskooee và Bolhasani (2008), Bahmani- Oskooee và Hegerty (2010), Yazici và Islam (2011), và Soleymani và Saboori (2012).

Các nghiên cứu trước đây điều tra tác động của tỷ giá hối đoái trên cán cân thương mại ở mức tổng hợp hoặc song phương. Các kết quả thu được từ cả 2 dạng nghiên cứu đều không nhất quán (hỗn hợp) và nguyên nhân có thể từ vấn đề thiên chệch tập hợp. Nhận thấy những vấn đề này, một nhóm nghiên cứu mới xuất hiện với hy vọng giảm sự thiên chệch, cụ thể là phân tích song phương ở cấp độ hàng hóa (Yazici và Islam, 2011).

Nghiên cứu đầu tiên trong hạng mục này là cơng trình của Ardalani và BahmaniOskooee vào năm 2007, khi đề xuất phân tách dữ liệu thương mại bằng cách sử dụng nhập khẩu và xuất khẩu ở cấp độ hàng hóa. Thơng qua ngân hàng dữ liệu của Cục điều tra dân số (Mỹ), các tác giả xác định 66 nhóm hàng hóa theo tháng từ tháng 1 năm 1991 đến tháng 8 năm 2002. Kết quả nghiên cứu, thơng qua mơ hình sai số hiệu chỉnh, khơng thể tìm thấy sự hỗ trợ mạnh mẽ cho hiện tượng đường cong J (vì hiện tượng này chỉ chiếm 6 trong số 66 ngành), trong khi đó, trong dài hạn, tác động tích cực của định giá thập đồng đơ la thực được quan sát ít nhất trong 22 ngành công nghiệp.

Dữ liệu thương mại song phương của Canada và đối tác thương mại lớn - Mỹ - được phân tách gồm 152 ngành công nghiệp và được phân tích bởi Bahmani- Oskooee và Bolhasani (2008) bằng cách sử dụng phương pháp ARDL, trong giai đoạn 1962-2004. Phát hiện của các tác giả cho thấy rằng sự định giá thấp đồng đô la thực Canada so với đồng đơ la Mỹ có tác động đáng kể đến 2/3 các ngành trong ngắn hạn; trong khi một nửa các ngành công nghiệp, tác động ngắn hạn trên cũng chuyển sang tác động dài hạn.

Bahmani-Oskooee và Kovyryalova (2008) tiến hành nghiên cứu ở mức độ song phương cho dữ liệu xuất nhập khẩu giữa Mỹ và Anh trong giai đoạn 1962- 2003 và áp dụng phương pháp ARDL và kiểm định đường bao. Các tác giả thấy rằng trong ngắn hạn, hơn một nửa các ngành công nghiệp (107 trong số 177) phản ứng với sự giảm giá thực của đồng đô la so với đồng bảng Anh, nhưng trong dài hạn chỉ có 66 trường hợp phản ứng với sự giảm giá thực này. Kết quả này cho phép các tác giả khám phá bằng chứng về hiện tượng đường cong J trong một số ngành; hơn nữa, trong số các ngành phản ứng với sự mất giá tiền tệ trong dài hạn là các mặt hàng lâu bền (durable) và không lâu bền (non-durable), mâu thuẫn với nghiên cứu của Burda và Gerlach (1992).

Yazici và Islam (2011) điều tra tác động ngắn hạn và dài hạn của tỷ giá hối đoái và liên minh thuế quan lên cán cân thương mại ở cấp độ nhóm hàng hóa của

Thổ Nhĩ Kỳ với EU15 trong giai đoạn 1982Q I đến 2001QIV. Các tác giả sử dụng phương pháp kiểm định đường bao và áp dụng một cách mới trong giai đoạn lựa chọn mơ hình để đảm bảo rằng mơ hình tối ưu được chọn đáp ứng cả các kiểm định chẩn đoán và đồng liên kết. Kết quả của các tác giả chỉ ra rằng trong ngắn hạn, tỷ giá hối đối có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định cán cân thương mại của 13 nhóm hàng hóa trong số 21 nhóm và liên minh thuế quan trong 8 trường hợp. Trong ngắn hạn, hiệu ứng đường cong J không được quan sát thấy trong bất kỳ ngành công nghiệp nào, trong khi đối với tác động dài hạn, sự mất giá thực của Lia Thổ Nhĩ Kỳ và liên minh thuế quan không ảnh hưởng đáng kể đến cán cân thương mại của bất kỳ ngành nào. Do đó, phát hiện của các tác giả cho thấy chính sách tỷ giá hối đối khơng thể được sử dụng như một cơng cụ chính sách nhằm cải thiện cán cân thương mại. Tác giả kết luận rằng các yếu tố quyết định đáng kể lên cán cân thương mại của các ngành công nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ trong dài hạn là thu nhập thực tế của Thổ Nhĩ Kỳ và EU15.

Verheyen (2012) quan sát hiệu ứng biến động tỷ giá $/€ lên hàng xuất khẩu của 11 quốc gia khu vực đồng euro sang Mỹ, sử dụng dữ liệu hàng tháng cho giai đoạn 1996M02 - 2009M10, và áp dụng phương pháp ARDL trên các mặt hàng xuất khẩu phân tách SITC1. Sử dụng mơ hình nhu cầu xuất khẩu đơn giản, tác giả tìm thấy bằng chứng về quan hệ đồng liên kết trong hơn 75% các trường hợp. Kết quả của tác giả cho thấy rằng nếu biến động tỷ giá hối đoái gây ảnh hưởng đáng kể, ảnh hưởng này là tiêu cực. Hơn nữa, các mặt hàng xuất khẩu chịu ảnh hưởng tiêu cực dường như là của các loại SITC 6 và 7.

Soleymani và Saboori (2012) xem xét dữ liệu thương mại song phương 67 ngành (phân loại SITC 2 chữ số và 3 chữ số) giữa Malaysia và Nhật Bản trong giai đoạn 1974 - 2009, và điều tra hiện tượng đường cong J và tác động dài hạn của sự

1 Các loại chính của SITC là: 0: thực phẩm và động vật sống; 1: đồ uống và thuốc lá; 2: nguyên liệu thô, không ăn được, ngoại lệ nhiên liệu; 3: nhiên liệu khống, chất bơi trơn và các vật liệu liên quan; 4: dầu động vật và thực vật, chất béo và sáp; 5: hóa chất và các sản phẩm liên quan; 6: hàng hóa sản xuất; 7: máy móc và thiết bị vận tải; 8: các sản phẩm sản xuất hỗn hợp khác; 9: hàng hóa và giao dịch khơng được phân loại ở nơi khác.

giảm giá thực của đồng ringgit Malay so với đồng yên Nhật lên cán cân thương mại của những ngành cơng nghiệp đó. Các tác giả sử dụng phương pháp ARDL kết hợp kiểm định đường bao. Phát hiện cho thấy, mặc dù phần lớn các ngành công nghiệp chịu ảnh hưởng bởi việc giảm giá đồng ringgit thực trong ngắn hạn, nhưng hiện tượng đường cong J chỉ xuất hiện trong 22 ngành; trong khi các tác động ngắn hạn biến thành các tác động dài hạn trong 24 trường hợp.

Bahmani – Oskooee và Hosny (2012) tìm thấy bằng chứng về hiện tượng đường cong J tại 24 trong tổng số 59 ngành cơng nghiệp có quan hệ trao đổi giữa Ai Cập và Liên minh Châu Âu (EU). Nghiên cứu sử dụng dữ liệu theoquý cho thương mại hàng hóa trong giai đoạn 1994QI – 2007QIV và sử dụng kiểm định đường bao nhằm kiểm chứng tác động của phá giá tiền tệ lên cán cân thương mại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm định hiệu ứng đường cong j giữa việt nam và các đối tác thương mại, phương pháp ARDL (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)