3.1.2 .7Về hợp tác trong nước và quốc tế
3.3 Các giải pháp hỗ trợ
Ngồi các giải pháp chính nêu trên, tác giả cũng xin đề cập một số giải pháp đối với Bộ Y tế, Cục quản lý dược, là những cơ quan quản lý trực tiếp hoạt động kinh doanh của các cơng ty dược trong đó có Tenamyd, cụ thể như sau:
- Tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung những văn bản quy phạm pháp luật, đặc biệt những văn bản khơng cịn phù hợp với thực tế và cam kết hội nhập quốc tế WTO, theo hướng đảm bảo tính đồng bộ với hệ thống pháp luật chung, phù hợp với tình hình thực tế và đảm bảo mơi trường kinh doanh thuận lợi, thơng thống, minh bạch và tạo điều kiện tốt nhất cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Việc cấp số đăng ký cho thuốc mới hoặc đăng ký lại cho thuốc đã hết hạn lưu hành còn chậm. Đề nghị Bộ Y tế xem xét lại công tác quản lý cũng như quy trình thủ tục cấp phép để doanh nghiệp dễ dàng hơn trong các hoạt động này.
- Việc kiểm tra, cấp giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn thực hành tốt cho doanh nghiệp như tiêu chuẩn GSP, GDP, GMP còn chậm, đề nghị thủ tục, tiến trình nhanh chóng để khỏi ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Các văn bản của Bộ Y tế cần thống nhất chỉ đạo để các doanh nghiệp dược thực hiện tốt chỉ thị của Bộ Y tế, tránh trường hợp văn bản ban hành không đầy đủ thông tin hoặc thơng tin chồng chéo nhau gây khó khăn trong việc chấp hành thực hiện của các doanh nghiệp.
- Việc quản lý của Bộ Y tế, Cục quản lý dược đối với các doanh nghiệp dược còn lỏng lẻo, tạo cơ hội cạnh tranh không lành mạnh cho các doanh nghiệp dược làm ăn khơng chân chính. Điển hình như vụ Imexpharm bán 4 triệu viên thuốc gây nghiện nucofed không đúng đối tượng; bán 7 loại thuốc có hoạt chất gây nghiện hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc sang Campuchia khơng có giấy phép của Bộ Y tế đã gây xáo trộn hoạt động của các công ty dược khác.
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Chương 3 đã nêu ra mục tiêu, định hướng phát triển của Tenamyd. Từ những mục tiêu, định hướng phát triển đó, kết hợp với q trình phân tích năng lực cạnh tranh của Tenamyd so với đối thủ, điểm mạnh, điểm yếu của Tenamyd ở chương 2; Chương 3 đã đưa ra một số giải pháp thiết thực nhằm nâng cao năng lực cạn tranh của Tenamyd thông qua các chỉ tiêu ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Tenamyd.
Trong đó, giải pháp nâng cao năng lực tài chính, đẩy mạnh hoạt động marketing và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là những giải pháp quan trọng hàng đầu, kế tiếp theo là các giải pháp phát triển công nghệ, nâng cao tiềm lực vơ hình, nâng cao năng lực hợp tác trong nước và quốc tế cũng như năng lực R&D.
Ngồi những giải pháp mang tính nội bộ, một số giải pháp cho các cơ quan quản lý trực tiếp doanh nghiệp cũng được nêu ra nhằm giúp doanh nghiệp có mơi trường thơng thống, thuận lợi hơn cho hoạt động kinh doanh của Tenamyd.
KẾT LUẬN
Trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt cùng với sự hội nhập kinh tế thế giới, đưa các doanh nghiệp dược Việt Nam đứng trước thách thức cạnh tranh vô cùng lớn với khơng chỉ dược nội địa mà cịn cạnh tranh cả với các cơng ty dược lớn quốc tế. Vì thế nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Dược phẩm Tenamyd là một việc làm cần thiết trong giai đoạn hiện nay trong khi Tenamyd vẫn còn nhiều điểm yếu so với đối thủ nội địa. Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện bài luận, bằng sự nỗ lực của bản thân, được sự giúp đỡ, tạo điều kiện của các cơ quan thực tế và với sự hướng dẫn khoa học của giáo viên hướng dẫn, bài luận đã đạt được một số kết quả chủ yếu sau:
- Bài luận đã hệ thống hóa các vấn đề cơ bản về cạnh tranh, nâng cao năng lực cạnh tranh và một số chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp từ đó rút ra khái niệm năng lực cạnh tranh của Tenamyd.
- Bài luận văn đã chỉ ra thực trạng năng lực cạnh tranh của Tenamyd hiện nay, phân tích và đưa ra điểm mạnh, điểm yếu so với đối thủ là các công ty dược nội địa như Dược Hậu Giang, Imexpharm, Pymepharco.
- Bài luận cũng nêu ra một số giải pháp mà Tenamyd cần thực hiện trong thời gian tới để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình, cạnh tranh ngày một tốt hơn trên thị trường nội địa và vươn xa ra thị trường quốc tế trong thời gian tới.
Điểm hạn chế của đề tài là việc đánh giá năng lực cạnh tranh của Tenamyd từ dữ liệu thứ cấp còn sơ sài do đây là đề tài cá nhân, thời lượng và khả năng cịn hạn chế để nghiên cứu dưới qui mơ lớn. Đồng thời, do hạn chế về thời gian, nguồn lực nên cỡ mẫu, đối tượng mẫu chỉ mang tính tương đối.
Với kết quả nghiên cứu trên, luận văn đã đạt được mục tiêu đề ra và cũng là cơ sở để phát triển thêm hướng nghiên cứu mới với qui mơ rộng hơn đó nâng cao năng lực cạnh tranh cho cả ngành dược Việt Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. ACB Securities, 2012. Báo cáo phân tích các cơng ty ngành dược.
2. Cơng ty cổ phần chứng khốn MHB, 2010. Báo cáo phân tích ngành dược.
3. Công ty Cổ phần Dược phẩm Tenamyd, 2008, 2009, 2010, 2011, 2012. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Thành phố Hồ Chí Minh, 31 tháng 12 hàng
năm.
4. Công ty Cổ phần Dược phẩm Tenamyd, 2008, 2009, 2010, 2011, 2012. Bảng cân đối kế tốn. Thành phố Hồ Chí Minh, 31 tháng 12 hàng năm.
5. Hội đồng biên soạn Từ điển Quốc gia, 2001. Từ điển thuật ngữ kinh tế học. Hà Nội: Nhà xuất bản Từ điển Bách Khoa.
6. Hội đồng biên soạn Từ điển Quốc gia, 1995. Từ điển Bách khoa Việt Nam 1.
Hà Nội: Nhà xuất bản Từ điển Bách Khoa.
7. Hội đồng biên soạn Từ điển Quốc gia, 2003. Từ điển Bách khoa Việt Nam 3.
Hà Nội: Nhà xuất bản Từ điển Bách Khoa.
8. Michael E. Porter, 1980. Chiến lược cạnh tranh. Dịch từ tiếng Anh. Người
dịch Nguyễn Ngọc Toàn, 2009. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Trẻ. 9. Michael E. Porter, 1985. Lợi thế cạnh tranh. Dịch từ tiếng Anh. Người dịch
Nguyễn Phúc Hoàng, 2009. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Trẻ.
10. Micheal E. Porter, 1990. Lợi thế cạnh tranh quốc gia. Dịch từ tiếng Anh.
Người dịch Nguyễn Ngọc Toàn – Ngọc Hà – Quế Nga –Thanh Hải, 2008. TP. HCM: Nhà xuất bản Trẻ.
11. Nguyễn Hữu Lam (Chủ biên), Đinh Thái Hoàng, Phạm Xuân Lan, 1998.
Quản trị chiến lược, phát triển vị thế cạnh tranh. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống
kê.
12. Tăng Duy Sum, 2012. Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP
Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Bến Tre đến năm 2015. Luận văn
13. Viện Từ Điển học và Bách khoa thư Việt Nam. <http://bachkhoatoanthu.vass.gov.vn/noidung/tudien/Lists/GiaiNghia/View_D etail.aspx?TuKhoa=c%E1%BA%A1nh%20tranh&ChuyenNganh=0&DiaLy=0 &ItemID=30140>. [Ngày truy cập: 5 tháng 6 năm 2013].
14. WEF (Diễn đàn Kinh tế Thế giới), 2002. Báo cáo tình hình năng lực cạnh tranh.
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: HỆ THỐNG CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT CỦA NHÀ NƯỚC HIỆN ĐANG ĐIỀU CHỈNH CÁC HOẠT ĐỘNG LIÊN QUAN ĐẾN NGÀNH
DƯỢC
1. Luật Dược, số 34/2005/QH11 ban hành ngày 14 tháng 6 năm 2005
2. Luật Cạnh tranh, số 27/2004/QH11 ban hành ngày 14 tháng 12 năm 2004 3. Luật Doanh nghiệp, số 60/2005/QH11 ban hành ngày 29 tháng 11 năm 2005 4. Luật Đầu tư, số 09/2005/QH11 ban hành ngày 29 tháng 11 năm 2005
5. Thông tư 47/2011/TT-BYT ngày 21/12/2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành nguyên tắc “Thực hành tốt phân phối thuốc”.
6. Thông tư 48/2011/TT-BYT ngày 21/12/2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư số 17/2001/TT-BYT ngày 01/08/2001 của Bộ Y tế hướng dẫn doanh nghiệp nước ngoài đăng ký hoạt động về thuốc và nguyên liệu làm thuốc tại Việt Nam và Thông tư số 10/2003/TT-BYT ngày 16/12/2003 hướng dẫn các cơng ty nước ngồi đăng ký hoạt động về vắc xin, sinh phẩm y tế với Việt Nam
7. Thông tư liên tịch số 50/2011/TTLT-BYT-BTC-BCT ngày 30/12/2011 hướng dẫn thực hiện quản lý nhà nước về giá thuốc dùng cho người.
8. Thông tư liên tịch 01/2012/TTLT-BYT-BTC ngày 19/01/2012 hướng dẫn đấu thầu mua thuốc tại các cơ sở y tế.
9. Thông tư 11/2012/TT-BYT ngày 28/06/2012 hướng dẫn lập hồ sơ mời thầu mua thuốc trong các cơ sở y tế.
10. Thông tư 10/2013/TT-BYT ngày 29/03/2013 của Bộ Y tế về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2007/TT-BYT ngày 24/01/2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều về điều kiện kinh doanh thuốc theo quy định của Luật Dược và nghị định số 79/2006/NĐ-CP
ngày 09/08/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Dược.
11. Chỉ thị số 06 /CT-BYT ngày 14/06/2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc tăng cường quản lý, giám sát hoạt động đấu thầu cung ứng thuốc trong các cơ sở y tế.
12. Thông tư 03/2013/TT-BTC ngày 08/01/2013 của Bộ Tài chính quy định phí thẩm định kinh doanh thương mại có điều kiện; Thẩm định tiêu chuẩn; Điều kiện hành nghề y, dược; Lệ phí cấp giấy phép xuất nhập khẩu trang thiết bị y tế, dược phẩm; Cấp chứng chỉ hành nghề y; Cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám , chữa bệnh và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/03/2013.
13. Thông tư 06/2013/TT-BYT ngày 08/02/2013 của Bộ trưởng Bộ y tế hướng dẫn thực hiện thí điểm quản lý giá thuốc bằng phương pháp thặng số bán buôn tối đa toàn chặng đối với các thuốc do ngân sách N hà nước và bảo hiểm y tế chi trả.
Phụ lục 2: MƠ HÌNH TỔ CHỨC VÀ CÁC CHỨC NĂNG BỘ PHẬN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM TENAMYD
1. Mơ hình tổ chức
Cơ cấu tổ chức của Tenamyd được cấu trúc theo kiểu chức năng được phân trực tuyến chức năng.Trong mơ hình này các chức năng như quản lý nhân sự, quản lý marketing, quản lý tài chính…tương ứng với các phịng ban: nhân sự, marketing, tài chính…
Trong cơ cấu trên, Tổng giám đốc phụ trách chung, mỗi phó tổng giám đốc phụ trách một lĩnh vực tương ứng. Dưới quyền phó tổng giám đốc là giám đốc phụ trách chuyên môn về từng chức năng. Cơ cấu này phân chia nhiệm vụ rất rõ ràng, cơ cấu chức năng thực hiện chặt chẽ chế độ một thủ trưởng. Tuy nhiên, cơ cấu này có nhược điểm là khó kiểm sốt thị trường, có hiện tượng quá tổng hợp nội dung một chức năng.
2. Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận
Chủ tịch hội đồng quản trị: là người đứng đầu Đại hội đồng cổ đơng, chủ trì các cơng việc của đại hội đồng cổ đông. Tổ chức thực hiện và giám sát việc thực hiện các quyết định của đại hội đồng cổ đông.
Tổng giám đốc: Tổng giám đốc phụ trách công việc tồn cơng ty theo một cách tổng quát nhất. Các vấn đề của từng bộ phận, từng lĩnh vực chuyên môn, sau khi được các bộ phận, phòng ban thảo luận, thống nhất sẽ được các phó tổng giám đốc bàn bạc với Tổng giám đốc, khi đó các kiến nghị, các vấn đề cần giải quyết sẽ được Tổng giám đốc thông qua và tổ chức thực hiện.
Phó tổng giám đốc: Giúp Tổng Giám Đốc điều hành một hoặc một số lĩnh vực hoạt động của công ty theo sự phân công của Hội đồng quản trị, chịu trách nhiệm trước Tổng Giám Đốc, hội đồng quản trị và pháp luật về phần việc được giao. Hiện nay, Tenamyd có ba phó Tổng Giám đốc, một phụ trách về tài chính, một phụ trách về thị trường và một phụ trách lĩnh vực sản xuất
hành chính của cơng ty. Ban hành các quy chế, nội quy của công ty đồng thời đảm bảo nhân viên công ty thực hiện tốt nội quy này.
Phòng marketing: Tổ chức thực hiện các vấn đề về marketing như quảng cáo, giới thiệu sản phẩm trong công ty cũng như tổ chức hội thảo, sự kiện, in ấn…
Phòng kinh doanh: thực hiện và quản lý tất cả các hoạt động liên quan đến việc bán hàng như đưa ra chính sách bán hàng, tổ chức đấu thầu thuốc vào bệnh viện, nhận đơn hàng, chăm sóc khách hàng…
Phòng kế hoạch – nghiệp vụ: Quản lý hàng hóa đầu vào, đầu ra, đảm bảo kế hoạch hàng hóa nhập về và bán ra, thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến hàng hóa như nhập hàng, xuất hàng..
Phịng kế tốn: Thực hiện và quản lý tất cả các cơng việc kế tốn, các cơng việc liên quan đến tài chính, ngân hàng..
Liên quan đến sản xuất chia thành hai bộ phận: bộ phận sản xuất và bộ phận chất lượng. Bộ phận sản xuất đảm bảo q trình sản xuất được hồn thành tốt, bộ phận chất lượng bao gồm nghiên cứu phát triển (R&D), quản lý chất lượng thuốc, tổ chức kiểm nghiệm thuốc nhập khẩu, nguyên liệu đầu vào cũng như thành phẩm sản xuất ra có đạt chất lượng hay khơng.
Phụ lục 3: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CÔNG TY P.TỔNG GIÁM ĐỐC (Phụ trách sản xuất và chất lượng P.TỔNG GIÁM ĐỐC (Phụ trách tài chính) PHỊNG MARKETING PHỊNG KẾ TỐN
BAN KIỂM SOÁT
P.TỔNG GIÁM ĐỐC (Phụ trách thị trường) GIÁM ĐỐC SẢN XUẤT BAN KIỂM SOÁT NỘI BỘ GIÁM ĐỐC TÀI CHÍNH GIÁM ĐỐC BÁN HÀNG PHỊNG BÁN HÀNG TỔNG KHO PHÒNG KẾ HOẠCH NGHIỆP VỤ PHÒNG QUAN HỆ ĐỐI NGOẠI PHÒNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG PHÒNG KIỂM NGHIỆM PHÒNG NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN PHÒNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT PHÒNG CƠ ĐIỆN GIÁM DỐC CHẤT LƯỢNG PHỊNG CƠNG NGHỆ THÔNG TIN ĐẠI HĐCĐ TỔNG GIÁM ĐỐC HĐ QUẢN TRỊ GIÁM ĐỐC NHÂN SỰ PHÒNG NHÂN SỰ PHÒNG HÀNH CHÍNH
Phụ lục 4: TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TENAMYD GIAI ĐOẠN 2008 -2012
Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012
Chỉ tiêu về cơ cấu vốn
Tỷ số nợ so với tổng TS 0.53 0,70 0,67 0,78 0,77
Tỷ số nợ so với vốn CSH 1.78 2,37 2,1 3,55 3,46
Chỉ tiêu về khả năng thanh toán
Hệ số thanh toán ngắn hạn 1,13 1,04 1,35 1,22 1,05
Hệ số thanh toán nhanh 0,89 0,67 1,05 0,93 0,81
Chỉ tiêu về năng lực hoạt động
Vòng quay tổng TS 0,84 0,84 0,91 0,89 0,91
Vòng quay hàng tồn kho 7,2 3,54 2,76 4,75 5
Chỉ tiêu về khả năng sinh lợi
Tỷ suất lợi nhuận ròng 0,14 0,07 0,05 0,4 0,04
Tỷ suất sinh lợi trên tổng TS
(ROA) 0,12 0,06 0,05 0,03 0,03
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn CSH
(ROE) 0,21 0,19 0,14 0,14 0,14
Phụ lục 5: CÔNG SUẤT THIẾT KẾ NHÀ MÁY SẢN XUẤT THUỐC KHÁNG SINH TIÊM CEPHALOSPORIN
LOẠI THUỐC NĂM ĐẦU NĂM THỨ HAI NHỮNG NĂM TIẾP THEO
Cefotaxim (Cefofast) 2.400.000 3.000.000 5,200,000 Ceftriaxone (Triaxo-B) 410,000 600,000 1,000,000 Cefuroxim (Furonat) 280,000 430,000 750,000 Ceftazidine (Medoziin) 330,000 540,000 950,000 Cefotaxim + Subbactam (Cefofast -S) 100,000 155,000 340.000 Ceftriaxone +Subbactam (Triaxo-B Sub) 85,000 130,000 290,000 Cefoperazone Sodium 145,000 180,000 530,000 Cefoperazone +Subbactam 140.000 175.000 520.000 Cefipime (Medopime) 65.000 120.000 270.000 Cefpirome (P-Rom) 45.000 70.000 150.000
Phụ lục 6: CƠ CẤU LAO ĐỘNG TENAMYD GIAI ĐOẠN 2008-2012 Lao động 2008 2009 2010 2011 2012 Tăng trưởng bình quân Tổng số lao động 125 132 147 158 199 12,60 1. Theo giới tính 125 132 147 158 199 12,60 Nam 69 68 76 79 102 10,84 Nữ 56 64 71 79 97 14,82 2.Theo cấp bậc 125 132 147 158 199 12,60 Quản lý 20 22 23 23 31 12,33 Nhân viên 115 110 124 135 168 10,42 3.Theo trình độ 125 132 147 158 199 12,60 * Trên đại học 3 4 4 4 5 14,58 Thạc sĩ kinh tế 2 3 3 3 3 12,5 Thạc sĩ dược, hóa 1 1 1 1 2 2,5 *Đại học 59 68 71 77 91 11,57