Tiềm lực vơ hình (Uy tín, thương hiệu)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần dược phẩm tenamyd , luận văn thạc sĩ (Trang 28)

1.1.2 .2Năng lực cạnh tranh

1.3 Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

1.3.3 Tiềm lực vơ hình (Uy tín, thương hiệu)

Uy tín của cơng ty dược: chất lượng sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe khách hàng, vì thế uy tín của cơng ty dược đóng vai trị quan trọng trong việc thu hút, giữ chân khách hàng.

Từ uy tín đối với khách hàng, công ty dược tạo được niềm tin với khách hàng, và theo thời gian sẽ có danh tiếng trên thị trường (thương hiệu). Cơng ty dược có thương hiệu sẽ duy trì và phát triển vững chắc thị phần của mình.

Uy tín và thương hiệu chính là tiềm lực vơ hình vơ cùng to lớn tác động đến sự thành bại trên thương trường. Tuy nhiên, uy tín, thương hiệu của doanh nghiệp phải được xây dựng trong một thời gian dài thông qua năng lực tài chính, năng lực marketing,…Do đó, để xây dựng một thương hiệu mạnh, việc đầu tiên quan trọng nhất công ty dược cần chú ý là nâng cao chất lương sản phẩm với chi phí phù hợp nhất trên thị trường dược phẩm.

Uy tín và thương hiệu của một cơng ty dược còn thể hiện ở khả năng hợp tác với một số đối tác lớn, có danh tiếng trên thị trường. Sự hợp tác như vậy cịn góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của cơng ty dược trên thị trường.

1.3.4 Trình độ trang thiết bị và cơng nghệ

Đối với một công ty dược có thâm niên trong lĩnh vực thương mại nhưng lại mới bắt đầu trong lĩnh vực sản xuất dược phẩm thì trang thiết bị và cơng nghệ là rất quan trọng. Trang thiết bị và công nghệ hiện đại không chỉ nâng cao năng lực sản xuất, giảm giá thành mà còn tạo nên những sản phẩm chất lượng tốt, nâng cao uy tín

doanh nghiệp trên thị trường. Với ý nghĩa đó, nhà máy sản xuất thuốc tiêm bột Cefalospirin của Tenamyd được đầu tư trang thiết bị hiện đại được nhập khẩu từ Mỹ, Nhật, Singapore…

1.3.5 Năng lực marketing

Năng lực marketing thể hiện ở năng lực nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, khả năng giảm giá bán, năng lực mạng lưới phân phối và xúc tiến hỗn hợp.

Chất lượng và công dụng của thuốc là nhân tố trực tiếp tác động đến sự lựa chọn CTCP dược phẩm Tenamyd của khách hàng. Các công ty dược phẩm khơng chỉ cạnh tranh bằng những loại thuốc có hoạt chất giống nhau, cơng dụng như nhau mà còn thể hiện ở những công năng độc đáo hơn, hữu dụng hơn ở sản phẩm của họ. Một cơng ty dược có thể tạo ra nhiều loại thuốc có cùng cơng năng chính nhưng có sự khác biệt như dùng ban ngày (không gây buồn ngủ) hay dùng ban đêm…để tạo ra sự đa dạng cho sản phẩm, nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng.

Cùng một sản phẩm với những hoạt chất và công dụng như nhau nhưng mặt hàng nào của cơng ty nào có giá cạnh tranh hơn sẽ thu được lợi thế trên thương trường. Ngoài ra năng lực mở rộng mạng lưới cũng như xúc tiến hỗn hợp tốt cũng góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty.

Năng lực Marketing của doanh nghiệp được thể hiện qua hệ thống phân phối, các chính sách về giá, chiết khấu, hoa hồng, chính sách chăm sóc khách hàng. Đặc biệt các hoạt động truyền bá sản phẩm cũng như hình ảnh của doanh nghiệp tới khách hàng.

Đối với công ty cổ phần dược phẩm thì việc bán hàng, các hoạt động marketing để đưa sản phẩm tới người tiêu dùng không hề dễ, bởi đa số khách hàng sử dụng sản phẩm thông qua việc kê toa của bác sĩ , dược sĩ và thương hiệu truyền miệng. Do đó, để sản phẩm đến tay người tiêu dùng phải dựa vào uy tín của doanh nghiệp, vì thế hoạt động marketing gắn liền với hoạt động xây dựng hình ảnh, uy tín thương hiệu.

1.3.6 Cơ cấu tổ chức và nguồn nhân lực

trị vơ cùng quan trọng trong việc bảo đảm và nâng cao chất lượng hoạt động của cơng ty, đó là hoạt động cung cấp các sản phẩm liên quan đến sức khỏe con người. Vì vậy yêu cầu đối với đội ngũ nhân viên của công ty là rất cao nhằm giúp công ty chiếm giữ thị phần cũng như tăng hiệu quả kinh doanh để nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty. Nguồn nhân lực của CTCP dược biểu hiện ở hai mặt:

- Số lượng: CTCP dược phải có đội ngũ cán bộ nhân viên đủ số lượng để có thể phát triển mạng lưới nhằm tăng thị phần và phục vụ tốt khách hàng. Bên cạnh việc phát triển đội ngũ lao động về số lượng, cần xem xét đến mối tương quan với hệ thống mạng lưới và hiệu quả kinh doanh để đánh giá năng suất lao động của cán bộ nhân viên của công ty.

- Chất lượng: Chất lượng nguồn nhân lực thể hiện qua:

+ Đội ngũ nhân viên của CTCP dược ở một số vị trí đặc biệt như nhân viên kinh doanh, nhân viên đảm bảo chất lượng phải có chứng chỉ ngành dược.

+ Kỹ năng quản trị điều hành của cán bộ quản lý, trình độ chun mơn nghiệp vụ và kỹ năng thực hiện nghiệp vụ của nhân viên. Đây là tiêu chí quan trọng quyết định chất lượng sản phẩm của công ty và là yếu tố then chốt giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty.

1.3.7 Năng lực đầu tư nghiên cứu phát triển

Nghiên cứu và phát triển đóng vai trị quan trọng trong việc ứng dụng những công nghệ mới kịp thời, để tạo nên lợi thế cạnh tranh trên thị trường như: phát triển sản phẩm mới trước đối thủ, nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến quy trình để giảm chi phí…

Hiện nay, Tenamyd đang trong giai đoạn đưa nhà máy mới (nhà máy sản xuất thuốc tiêm bột Cephalosporin) vào hoạt động sản xuất sản phẩm, vì thế hoạt động nghiên cứu và phát triển đang rất được quan tâm. Sản xuất ra những sản phẩm chất lượng, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu sang Châu Âu là mục tiêu chiến lược của dự án này.

1.3.8 Năng lực hợp tác trong nước và quốc tế

Bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng vậy, muốn hoạt động, phát triển bền vững cần phải hợp tác với đối tác, khách hàng. Sự hợp tác càng bền vững, đa dạng, đặc biệt càng có năng lực hợp tác với các đơn vị có uy tín, có vị thế trên thị trường thì vị thế của mình cũng ngày càng được nâng cao hơn.

Trong xu thế hội nhập quốc tế, các công ty dược không chỉ giữ vững vị thế trên thị trường mà cịn mở rộng hợp tác quốc tế, đơi bên cùng có lợi. Việc tham gia hợp tác quốc tế sẽ tận dụng các cơ hội để mở rộng thị trường, tìm đối tác để kinh doanh có lợi hơn. Khi đó, doanh nghiệp càng khẳng định vị thế của mình trên thị trường nội địa và thị trường quốc tế.

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Chương 1 đã trình bày những cơ sở lý thuyết về c ạ nh tra nh v à năng lực cạnh tranh của một số tác giả trong nước và quốc tế. Có nhiều quan điểm về năng lực cạnh tranh, tuy nhiên tác giả chọn quan điểm của Michael Porter để phân tích, đánh giá. Theo quan điểm này và kết hợp phương pháp chuyên gia, tác giả xác định 8 chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh có ý nghĩa nhất đối với công ty cổ phần dược phẩm bao gồm: Năng lực marketing, nguồn nhân lực, đầu tư và phát triển, năng lực hợp tác trong nước và quốc tế, năng lực tài chính, năng lực công nghệ, năng lực quản trị điều hành và uy tín, thương hiệu.

Để đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần dược phẩm Tenamyd, tác giả sử dụng phương pháp ma trận hình ảnh cạnh tranh. Qua đó tiến hành nghiên cứu năng lực cạnh tranh của Tenamyd và phân tích đánh giá năng lực cạnh tranh của Tenamyd so với các đối thủ ở chương 2.

Chương 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM TENAMYD

2.1 Tổng quan về Công ty Cổ phần Dược phẩm Tenamyd

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Công ty Cổ phần Dược phẩm Tenamyd hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh công ty cổ phần số 4103007555 do Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hồ Chí Minh cấp đăng ký lần đầu ngày 14/08/2007 dưới tên là Công ty Cổ phần Dược phẩm Te Nam Y Dược.

Vốn điều lệ: 60.000.000.000 đồng

Trụ sở chính: Lơ Y01-02A đường Tân Thuận, KCN/KCX Tân Thuận, Q.7, TP. Hồ Chí Minh

Văn phòng giao dịch tại Hà Nội: Số 739, Đường Giải Phóng, quận Hồng Mai, TP. Hà Nội.

Website: www.tenamydcanada.com

Năm 2009 khởi công xây dựng nhà máy sản xuất thuốc kháng sinh tiêm Cephalosporin theo tiêu chuẩn GMP –EU với diện tích 90.000 m2, hồn thành vào cuối năm 2012.

Ngày 05/04/2012 đổi tên công ty thành Công ty Cổ phần Dược phẩm Tenamyd.

Ngành nghề kinh doanh: là công ty chuyên phân phối các mặt hàng dược phẩm, mỹ phẩm và thực phẩm chức năng của Tenamyd Canada.

Nhãn mác sản phẩm: Tenamyd

Đối tượng phân phối: Công ty Dược, Bệnh viện, Đại lý, Nhà thuốc .v.v.

2.1.2 Chức năng nhiệm vụ của Tenamyd

Là một công ty cổ phần hoạt động trong ngành dược, công ty cổ phần dược phẩm Tenamyd chuyên phân phối các mặt hàng dược phẩm, mỹ phẩm và thực phẩm chức năng.

Sản phẩm dươc và thực phẩm chức năng của Công ty là những sản phẩm nhập khẩu từ Ấn Độ và sản xuất nhượng quyền của Tenamyd Canada tại một số

công ty trong nước với nguyên liệu nhập khẩu từ Châu Âu, đảm bảo sản phẩm thuốc có chất lượng tốt với giá thành hợp lý cho người tiêu dùng Việt Nam, đáp ứng nhu cầu của người dân Việt Nam là hàng giá rẻ nhưng chất lượng cao.

Mỹ phẩm Tenamyd là sản phẩm mà công ty hợp tác với Comexco của Hàn Quốc, sản xuất những sản phẩm thiên nhiên, đáp ứng nhu cầu làm đẹp của người tiêu dùng.

Hiện nay, nhà máy sản xuất thuốc tiêm bột Cephalosporin đã hoàn thành và đang sản xuất những lơ hàng đầu tiên. Như vậy, ngồi chức năng phân phối, hiện nay Tenamyd còn thực hiện chức năng sản xuất thuốc Generic chủ yếu đấu thầu vào bệnh viện và xuất khẩu sang Châu Âu.

2.1.3 Tổng quan về kết quả kinh doanh của Tenamyd

Trong giai đoạn 2008 - 2012, nhìn chung kết quả hoạt động kinh doanh của Tenamyd đạt khá tốt. Doanh thu qua các năm tăng lên không ngừng với mức tăng trưởng bình quân cao 23,9%.

Lợi nhuận trước thuế cũng tăng, tuy nhiên tốc độ tăng của lợi nhuận rịng khơng bằng tốc độ tăng của doanh thu do doanh thu có tăng nhưng tốc độ tăng chi phí cao hơn tốc độ tăng doanh thu. Tuy nhiên đây cũng là mức tăng trưởng lợi nhuận cao (13,8%) trong thời kỳ kinh tế khó khăn như hiện nay.

Bảng 2.1: Kết quả kinh doanh của Tenamyd giai đoạn 2008 - 2012 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 Tăng trưởng bình quân năm (%) Tổng doanh thu 219.657 233.813 326.851 457.761 500.741 23,90 Lợi nhuận trước thuế 17.066 17.721 19.844 19.347 20.190 13,08 Lợi nhuận ròng 12.800 13.290 14.843 14.510 15.670 13,08

(Nguồn: Báo cáo tài chính hàng năm của Tenamyd và tổng kết của tác giả)

Trong tổng doanh thu của Tenamyd năm 2012 thì nhóm hàng tân dược (TD) đóng góp tỷ trọng lớn nhất (84%), tiếp theo là nhóm hàng thực phẩm chức năng (TPCN) – 10% và nhóm hàng mỹ phẩm (MP) đóng góp vào doanh thu Tenamyd là 6%. TD 84% TPCN 10% MP 6% TD TPCN MP

Hình 2.1: Tỷ trọng doanh thu nhóm hàng trong tổng doanh thu Tenamyd năm 2012.

Doanh thu nhóm hàng TD tăng liên tục trong giai đoạn 2008-2012. Doanh thu nhóm hàng TPCN cũng tăng liên tục, tuy có giảm nhẹ năm 2010. Riêng nhóm hàng MP doanh thu giảm dần năm 2011, 2012 do nhóm hàng này tách ra kinh doanh riêng bởi công ty khác (Công ty Cổ phần Dược mỹ phẩm Tenamyd được thành lập tháng 11 năm 2010). Tốc độ tăng trưởng doanh thu theo nhóm hàng thể hiện ở hình 2.2.

Hình 2.2: Tăng trưởng doanh thu Tenamyd theo nhóm hàng giai đoạn 2008- 2012

(Nguồn: Báo cáo tài chính của Tenamyd và xử lý của tác giả)

2.2 Thực trạng năng lực cạnh tranh Công ty cổ phần dược phẩm Tenamyd

2.2.1 Năng lực tài chính

Tổng tài sản của Tenamyd là 500 tỷ đồng (31/12/2012) tuy nhiên tài sản của Tenamyd chủ yếu được tài trợ từ nợ vay, trong 5 năm liên tục nợ vay luôn chiếm hơn 50% tổng số tài sản của công ty, năm 2011 và 2012 số nợ vay tăng lên và cao hơn gấp 3 lần vốn chủ sở hữu. (xem thêm tình hình tài chính Tenamyd giai đoạn 2008 -2012 tại phụ lục 4)

Mặc dù nợ vay cao nhưng khả năng thanh toán ngắn hạn và khả năng thanh toán nhanh vẫn đảm bảo do nợ vay chủ yếu là nợ dài hạn. Riêng năm 2011, 2012 do đầu tư xây dựng nhà máy nên khoản nợ vay tăng đột biến, tuy nhiên trong khoản

nợ này có 94 tỷ được ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh tài trợ lãi vay do đây là hoạt động đầu tư phát triển.

Tuy tình hình tài chính khơng được lành mạnh, cơng ty vẫn hoạt động tốt thể hiện qua chỉ số năng lực hoạt động, vòng quay hàng tồn kho và vòng quay tài sản tương đối tốt. Tuy nhiên chi phí hoạt động khá cao bao gồm phần lớn chi phí lãi vay dẫn đến các chỉ tiêu về khả năng sinh lợi thấp.

Năng lực tài chính của cơng ty sẽ được tăng cường trong năm 2013 nhở tăng cường năng lực sản xuất tương lai, góp phần tạo ra nội lực cho sự cạnh tranh của công ty trên thị trường. Đó là dự án nhà máy sản xuất thuốc kháng sinh tiêm Cephalosporin theo tiêu chuẩn GMP –EU với vốn đầu tư 224 tỷ đồng, với tổng diện tích: 90.000 m2, cơng suất thiết kế 9 triệu lọ /năm. (xem thêm năng lực sản xuất tương lai của Tenamyd tại phụ lục 5).

Khả năng thu hồi công nợ của cơng ty vẫn cịn nhiều hạn chế, mặc dù đối một số khách hàng thân thiết hạn thanh toán kéo dài 90-180 ngày, số nợ vượt hạn thanh toán vẫn cịn cao. Năm 2011 tỷ lệ nợ khó địi /tổng nợ là 0,172 trong khi tỷ lệ nợ/doanh thu là 0.48. Sang năm 2012 mặc dù tỷ lệ nợ /doanh thu giảm xuống còn 0,278 nhưng số nợ quá hạn lại tăng lên chiếm 0,247 tổng số nợ. Như vậy, khả năng thu hồi nợ có tăng nhưng những khoản nợ khó địi ngày càng khó giải quyết, ảnh hưởng đến tình hình tài chính của cơng ty.

2.2.2 Năng lực quản lý và điều hành

Tenamyd có ban lãnh đạo là những cán bộ chủ chốt trong ngành dược có trình độ chuyên môn cao, năng lực quản trị điều hành xuất sắc và có nhiều năm kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh dược phẩm cùng với đội ngũ cán bộ quản lý cấp phòng/đơn vị trực thuộc đủ kinh nghiệm quản trị và kiến thức chuyên mơn để tổ chức thực hiện hồn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch kinh doanh hàng năm.

Ban quản trị Tenamyd luôn xây dựng mục tiêu, định hướng và kế hoạch công việc định kỳ (tháng, quý, năm) và tổ chức thực hiện cho ban quản lý cấp dưới đồng thời kiểm tra giám sát việc thực hiện để đạt kết quả tốt nhất.

Tenamyd tổ chức hoạt động theo quy trình của tiêu chuẩn GSP, GDP của công ty dược. Mọi hoạt động của công ty đều được viết thành quy trình, được kiểm tra, giám sát thực hiện, đảm bảo chất lượng của sản phẩm, đảm bảo uy tín đối với khách hàng cũng như đảm bảo mọi họat động hằng ngày của cơng ty đều được hồn thành nhịp nhàn, hiệu quả.

Năng lực quản trị điều hành của Tenamyd thể hiện cụ thể qua sự tăng trưởng cao về quy mô, chất lượng cũng như hiệu quả trong kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. . Nhìn chung kết quả hoạt động kinh doanh của Tenamyd giai đoạn 2008 - 2012 đạt khá tốt. Đa số các chỉ tiêu về quy mô, hiệu quả đều tăng trưởng khá cao còn các chỉ tiêu về chất lượng cũng có sự cải thiện đáng kể.

Tenamyd khơng ngừng hồn thiện cơ cấu tổ chức để ngày càng nâng cao chất lượng bộ máy lãnh đạo. Xây dựng bộ máy lãnh đạo ngày càng chất lượng, hiệu quả để thích ứng với sự linh hoạt của thị trường cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần dược phẩm tenamyd , luận văn thạc sĩ (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)