Mô tả các biến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nắm giữ tiền mặt và giá trị công ty, bằng chứng tại việt nam (Trang 32 - 38)

3. Phương pháp nghiên cứu

3.1 Dữ liệu và mô tả biến

3.1.3 Mô tả các biến

Để phân tích những tác động của nhân tố dịng tiền, tài sản lưu động, đòn cân nợ, quy mơ cơng ty, nợ ngân hàng, tài sản vơ hình lên nắm giữ tiền mặt và tác động nắm giữ tiền mặt lên giá trị cơng ty, đồng thời kiểm tra xem có tồn tại điểm nắm giữ tiền mặt tối ưu hay không, biến phụ thuộc và biến độc lập được lựa chọn và được mô tả trong các mục sau.

Trong những mục nhỏ dưới đây các biến phụ thuộc và biến độc lập được mô tả và cách xác định các biến. Để đo yếu tố tác động việc nắm giữ tiền mặt của một công ty, tỷ lệ tiền mặt được chọn là biến phụ thuộc, các biến dòng tiền, tài sản lưu động, địn cân nợ, quy mơ cơng ty, nợ ngân hàng và tài sản vơ hình được chọn là các biến độc lập. Để đo lường tác động tiền mặt lên giá trị công ty, giá trị công ty (đại diện tỷ số TOBIN’S Q, MKBOOK) làm biến phụ thuộc, biến tỷ lệ tiền mặt là biến độc lập, các biến như địn cân nợ, quy mơ cơng ty và tài sản vơ hình được chọn là các biến kiểm sốt. Bảng 3.2 tóm tắt cách tính của các biến được sử dụng trong nghiên cứu này.

3.1.3.1 Quyết định nắm giữ tiền mặt Các biến phụ thuộc:

biến phụ thuộc. Các tài liệu khác sử dụng một số định nghĩa khác về tỷ lệ tiền mặt trong đó sử dụng nhiều nhất là tiền và tương đương tiền trên tổng tài sản (Bates et. Al, 1999); (Ozkan và Ozkan, 2004) đo lường phần tài sản nắm giữ bằng tiền mặt của công ty. Đây là phương pháp truyền thống được sử dụng trong nghiên cứu.

Việc tính tốn tỷ lệ nắm giữ tiền mặt trong một ngày là khơng dễ dàng vì tiền mặt, các khoản phải thu, hàng tồn kho thay đổi mỗi ngày. Vì vậy tác giả theo dõi những thay đổi trong việc nắm giữ tiền mặt và các yếu tố có ảnh hưởng đến việc nắm giữ tiền vào thời điểm cuối năm. Tiền và tương đương tiền được thu thập từ số liệu bảng cân đối kế toán.

Các biến độc lập:

Để đo yếu tố quyết định nắm giữ tiền mặt của một công ty, trong nghiên cứu này sử dụng các biến độc lập: dòng tiền, tài sản lưu động, đòn cân nợ, quy mô công ty, nợ ngân hàng và tài sản vơ hình. Những đặc điểm này là những đặc điểm quan trọng tác động đến tỷ lệ nắm giữ tiền mặt (Bates và cộng sự , 1999); (Opler và cộng sự, 1999); (Pinkowitz và Williamson, 2001); (Ozkan và Ozkan, 2004); (Ferreira và Vilela, 2004).

Dòng tiền: Dòng tiền được đo bằng cách dòng tiền hoạt động trên tổng tài sản (Bates et. Al, 1999); (Ozkan và Ozkan, 2004). Dòng tiền hoạt động được xác định là thu nhập sau thuế cộng với khấu hao. Biến CFLOW được tính bằng lợi nhuận sau thuế cộng khấu hao tất cả đem chia cho tổng tài sản.

Tài sản lưu động: Vốn lưu động được sử dụng như là một đại diện cho tài sản lưu động. Các tài sản lưu động có thể được xem như tài sản thay thế cho tiền mặt nắm giữ (Ferreira và Vilela, 2004). Tỷ số LIQ được tính bằng tài sản ngắn hạn trừ nợ ngắn hạn và tiền và khoản tương đương tiền tất cả đem chia tổng tài sản (Bates et. al, 1999); (Ozkan và Ozkan, 2004).

Đòn bẩy: Tỷ số đòn bẩy được định nghĩa là tỷ lệ tổng nợ trên tổng tài sản (Bates et. Al, 1999); (Ozkan và Ozkan, 2004). Trong bài nghiên cứu này, tỷ số

LEV được định nghĩa là tổng nợ đem chia tổng tài sản.

Quy mô doanh nghiệp: Quy mô công ty được định nghĩa là logarit tự nhiên của doanh thu thuần của công ty. Sử dụng logarit tự nhiên doanh thu được sử dụng để đo lường yếu tố tăng trưởng của công ty. Bằng cách sử dụng logarit để tính tốn biến đại diện quy mơ công ty làm giảm đi sự khác biệt giữa các công ty giữa các năm.

Quy mơ của một cơng ty cũng có thể được đo bằng cách nhìn vào doanh thu thuần của cơng ty. Bằng việc sử dụng tự nhiên logarit của doanh thu có thể thấy sự tăng trưởng của quy mô công ty qua các năm.

Nợ ngân hàng: Nợ ngân hàng được định nghĩa là tổng số các khoản vay ngân hàng trong tổng nợ của công ty. Biến BANKD được tính bằng tổng số nợ ngân hàng đem chia tổng số nợ (Ferreira và Vilela, 2004); (Ozkan và Ozkan, 2004).

Tài sản vơ hình: Chỉ số này đại diện cơ hội tăng trưởng của công ty. Biến INTANGIBLE được đo lường bằng tài sản vơ hình trên tổng tài sản.

Sự kỳ vọng các biến lên quyết định nắm giữ tiền mặt cụ thể:

Các nhân tố Tên biến Kỳ vọng kết quả

nghiên cứu

Cflow Dòng tiền +/-

Liq Tài sản lưu động -

Lev Tỷ lệ địn bẩy -

Size Quy mơ công ty +/-

Bankd Nợ ngân hàng -

Intangible Tài sản vơ hình +

3.1.3.2 Tiền mặt và giá trị công ty Biến phụ thuộc:

TOBIN’S Q: Biến phụ thuộc trong nghiên cứu này đại diện cho giá trị công ty. Chỉ số này là một tỷ số do nhà kinh tế lừng danh James Tobin đề xuất năm 1969. Đó là tỷ suất giữa giá trị thị trường và chi phí cần để thay thế cùng loại tài sản hữu hình. Tử số là giá trị thị trường tức là giá đang giao dịch để có thể trao đổi các tài sản hiện hữu khác. Mẫu số là chi phí tái tạo lại hoặc mua sắm thay thế, tức là giá của những tài sản hữu hình tương ứng với việc sản xuất mới. Tỷ suất này có ý nghĩa kinh tế vĩ mơ đáng ghi nhận và có tính hữu ích cao, nó như là sợi dây ràng buộc mối liên hệ giữa các thị trường tài chính và thị trường hàng hóa, dịch vụ trong nền kinh tế thực. TOBIN’S Q phổ biến trong các nghiên cứu tài chính doanh nghiệp, nó đo lường định giá công ty (Morck và cộng sự, 1988); (McConnell và Servaes 1990); (Lin và Su, 2008); (McConnell và cộng sự, 2008); (Tong, 2008). Trong nghiên cứu này tỷ số này được tính giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu cộng với giá trị sổ sách tổng số nợ chia giá trị của công ty (tổng tài sản).

MKBOOK là tỷ lệ giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu. Tỷ lệ này được sử dụng đại diện cho cơ hội đầu tư của công ty. Chỉ số này được thiết lập bởi vì chỉ xem xét giá trị của vốn chủ sở hữu (Ozkan và Ozkan, 2004); (Ferreira và Vilela, 2004). MKBOOK được tính bằng giá trị thị trường của vốn cổ phần đem chia cho giá trị sổ sách của vốn cổ phần.

Giá trị sổ sách của tài sản và vốn chủ sở hữu là các giá trị được thể hiện trong bảng cân đối.

Giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu được tính bằng cách nhân cổ phiếu với giá cổ phiếu đóng cửa vào ngày giao dịch cuối cùng của năm.

Biến độc lập:

Tỷ lệ tiền mặt: Biến độc lập quan trọng là CASH, được tính bằng tỷ lệ tiền mặt và các khoản tương đương tiền trên tổng tài sản. Các khoản tương đương tiền là các khoản đầu tư có tính thanh khoản mà dễ dàng để chuyển đổi thành tiền mặt và thực hiện chức năng như tiền.

Biến CASH2 là bình phương của CASH sử dụng để thiết lập dạng phương trình đa thức bậc 2 để kiểm tra sự tồn tại của điểm tối ưu.

Có khả năng có một mối tương quan dương giữa tiền mặt và giá trị công ty khi mức tiền mặt nắm giữ thấp hơn tiền mặt tối ưu, mối tương quan âm giữa tiền mặt và giá trị công ty khi nắm giữ tỷ lệ tiền mặt trên mức nắm giữ tiền mặt tối ưu, điều này xảy ra khi tồn tại một dấu hiệu dương cho biến CASH và một dấu âm đối với biến CASH2.

Nghiên cứu này cũng đánh giá mức độ tác động của các biến lên giá trị công ty. Các biến kiểm sốt bao gồm tài sản vơ hình, quy mơ cơng ty và địn bẩy tài chính (Cristina Martinez-Sola và cộng sự, 2013). Cách tính tốn các biến này như phần trình bày các biến phụ thuộc khi nghiên cứu các yếu tố tác động việc nắm giữ tiền mặt.

Sự kỳ vọng các biến độc lập lên giá trị công ty cụ thể:

Các nhân tố Tên biến Kỳ vọng kết quả nghiên cứu

cash Tỷ lệ nắm giữ tiền mặt +

A. Các yếu tố tác động việc nắm giữ tiền mặt B. Tiền và giá trị công ty Biến phụ thuộc

cash Tiền và các khoản tương đương tiền

Tổng tài sản

TOBIN’S Q Tổng nợ+ Giá trị thị trường của cổ phần

Giá trị sổ sách của tài sản

MKBOOK Giá trị thị trường của cổ phần

Giá trị sổ sách của vốn cổ phần

Biến độc lập

Cflow Lợi nhuận sau thuế +khấu hao

Tổng tài sản

Liq Tài sản ngắn hạn - nợ ngắn hạn-tiền và các khoản tương đương tiền

Tổng tài sản

Lev Tổng nợ

Vốn cổ phần(giá trị sổ sách)

Size ln( Doanh thu thuần )

Bankd Nợ ngân hàng

Tổng nợ

intangible Tài sản vô hình

Tổng tài sản

Cash Tiền và các khoản tương đương tiền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nắm giữ tiền mặt và giá trị công ty, bằng chứng tại việt nam (Trang 32 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)