.1 Tổng hợp nhân tố từ các nghiên cứu trước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin trên báo cáo tài chính khu vực công việt nam (Trang 46 - 52)

Nhân tố Nội dung các nhân tố Tác giả

Văn hóa

Lợi dụng quyền lực hạn chế quyền tiếp cận BCTC

Fairbanks và cộng sự (2007); ljungholm (2015); Yamada (2007); Archambault và cộng sự ( 2003).

Xung đột lợi ích, BCTC phục vụ cho

mục đích riêng Archambault và cộng sự ( 2003).

Tư tưởng bảo thủ ngại đổi mới Roderick và cộng sự (2015); Archambault và cộng sự ( 2003); Lê Thị Hồng Hoa (2009). Coi trọng thành tích Archambault và cộng sự ( 2003).

Hạn chế về trình độ nguồn nhân lực Roderick và cộng sự (2015); Fairbanks và cộng sự (2007); Lê Thị Mỹ Hạnh (2014); Trần Dạ Minh Hạnh (2015).

Nhận thức của nguồn nhân lực và nhà lãnh đạo

Roderick và cộng sự (2015); Fairbanks và cộng sự (2007); Trần Dạ Minh Hạnh (2015).

Tơn giáo tín ngưỡng Archambault và cộng sự ( 2003). Người thực thi nhiệm vụ thu nhập thấp Dwiputrianti (2011).

Hệ thống chính trị

Quyền lực chính trị Bauhr và cộng sự (2012); Dwiputrianti (2011). Hạn chế vai trò tham gia và giám sát của

công chúng

Chiavo-Campo và cộng sự (2003; Archambault và cộng sự ( 2003); ljungholm (2015); Trần Dạ Minh Hạnh (2015). Mức độ tự nguyện công khai BCTC ljungholm (2015); Bauhr và cộng sự (2012).

Sức ép công chúng Chiavo-Campo và cộng sự (2003); Yamada (2007) Sự hỗ trợ từ các cơ quan hành pháp và

lập pháp Roderick và cộng sự (2015)

Hệ thống pháp lý

Thiếu quy định thống nhất cho hoạt

động kế tốn khu vực cơng Nguyễn Đăng Huy (2008); Trần Dạ Minh Hạnh (2015). Phân cấp quản lý lồng ghép Nguyễn Đăng Huy (2008); Lê Thị Mỹ Hạnh (2014). Quy định pháp luật về bảo vệ hoặc đảm

bảo an ninh khi phát hiện và tố cáo gian lận

Bauhr và cộng sự (2012); ljungholm (2015); Dwiputrianti (2011).

Trách nhiệm và chế tài cụ thể của từng

Quy định công khai thông tin Bauhr và cộng sự (2012); Lê Thị Hồng Hoa (2009); Lê Thị Mỹ Hạnh (2013); Roderick và cộng sự (2015).

Quy định về kế tốn nhà nước cịn phức tạp, chưa ổn định

Nguyễn Đăng Huy (2008); Nguyễn Thị Thu Hiền (2015); Trần Dạ Minh Hạnh (2015).

Kinh tế

Trình độ phát triển kinh tế Archambault và cộng sự ( 2003). Các loại hình kinh tế Archambault và cộng sự ( 2003). Hệ thống cung cấp tài chính Archambault và cộng sự ( 2003).

Tình hình tài

chính

Quyền sở hữu Archambault và cộng sự ( 2003). Nguồn kinh phí hoạt động từ NSNN Archambault và cộng sự ( 2003). Khả năng tự tài trợ từ ngân sách địa

phương Archambault và cộng sự ( 2003).

Hoạt động tổ

chức

Quy mô đơn vị Archambault và cộng sự ( 2003); Roderick và cộng sự (2015); Lê Thị Mỹ Hạnh (2013).

Loại hình/ lĩnh vực hoạt động ( an ninh, quốc phòng,…)

Chiavo-Campo và cộng sự (2003); Archambault và cộng sự ( 2003).

Vị trí địa lý Lê Thị Mỹ Hạnh (2013); Roderick và cộng sự (2015). Phương tiện truyền thông hiện đại ljungholm (2015); Roderick và cộng sự (2015) Sự độc lập của phương tiện truyền thông Chiavo-Campo và cộng sự (2003).

Hạn chế về năng lực của truyền thông Archambault và cộng sự ( 2003); Bauhr và cộng sự (2012); Tanjeh (2016)

Chun mơn- Nghiệp

vụ

Chất lượng kiểm tốn Dwiputrianti (2011); Lê Thị Hồng Hoa (2009); Đinh Trọng Hanh ( 2014); Lê Thị Mỹ Hạnh (2013).

Tồn tại song song hệ thống kế toán tiền

mặt và kế tốn dồn tích Nguyễn Đăng Huy (2008); Nguyễn Thị Thu Hiền (2015). Tồn tại nhiều chế độ kế toán ljungholm (2015), Nguyễn Thị Thu Hiền (2015).

Mục tiêu BCTC chỉ phục vụ cho mục đích giải trình

Yamada (2007);Nguyễn Thị Thu Hiền (2015); Trần Dạ Minh Hạnh (2015).

Hiệu quả hoạt động của hệ thống kiểm

soát nội bộ Lê Thị Mỹ Hạnh (2013); Nguyễn Thị Thu Hiền (2015). Chưa có hệ thống kiểm chứng độ minh

bạch thông tin BCTC NN Lê Thị Hồng Hoa (2009) Nhận thức về vận dụng IPSAS cơ sở

dồn tích. Nguyễn Đăng Huy (2008) Nhận thức về mơ hình quản lý cơng mới

(NPM) Dion Curry(2014)

(Nguồn: Tác giả tự tập hợp)

Từ kết quả tổng hợp các nhân tố trước, tác giả tiến hành xây dựng bảng Tổng hợp các nhân tố dự thảo [Tham chiếu phụ lục 01], đồng thời đề xuất mơ hình nghiên cứu dự thảo:

Hình 3.2. Mơ hình nghiên cứu dự thảo các nhân tố ảnh hưởng đến tính minh bạch thơng tin BCTC khu vực cơng Việt Nam

VĂN HĨA (VH) TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH (THTC) HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ (HTCT) KINH TẾ (KT) HỆ THỐNG PHÁP LÝ (HTPL) HOẠT ĐỘNG TỔ CHỨC (HĐTC)

CHUYÊN MÔN NGHIỆP VỤ (CMNV)

MINH BẠCH BCTC KHU VỰC CÔNG VIỆT NAM

+ + + + + + + +

Tác giả đề xuất một mơ hình hồi quy bội với biến phụ thuộc là tính minh bạch BCTC khu vực cơng Việt Nam và các biến độc lập là các nhân tố ảnh hưởng bao gồm: văn hóa; hệ thống chính trị; hệ thống pháp lý; kinh tế, tình hình tài chính; hoạt động tổ chức và chuyên mơn nghiệp vụ. Mơ hình hồi quy bội đề xuất như sau:

MB =∝ + 𝜷𝟏 𝑽𝑯 + 𝜷𝟐𝑯𝑻𝑪𝑻 + 𝜷𝟑 𝑯𝑻𝑷𝑳 + 𝜷𝟒𝑲𝑻 + 𝜷𝟓 𝑻𝑯𝑻𝑪 + 𝜷𝟔 𝑯𝑫𝑻𝑪 +

𝜷𝟕𝑪𝑴𝑽𝑽 + Ei

Trong đó:

Văn hóa (VH) bao gồm các biến Lợi dụng quyền lực hạn chế quyền tiếp cận

BCTC;xung đột lợi ích, BCTC phục vụ cho mục đích riêng; tư tưởng bảo thủ ngại đổi mới; coi trọng thành tích; hạn chế về trình độ nguồn nhân lực; nhận thức của nhà lãnh đạo;tôn giáo; người thực thi nhiệm vụ thu nhập thấp.

Hệ thống chính trị ( HTCT) bao gồm các biến: Quyền lực chính trị; hạn chế vai trị

tham gia và giám sát của công chúng; mức độ tự nguyện công khai BCTC; độ lan tỏa các hành vi tham nhũng; sức ép công chúng; sự hỗ trợ từ các cơ quan hành pháp và lập pháp.

Hệ thống pháp lý (HTPL)bao gồm các biến: Thiếu quy định thống nhất cho hoạt

động kế tốn khu vực cơng; phân cấp quản lý lồng ghép; quy định pháp luật về bảo vệ hoặc đảm bảo an ninh khi phát hiện và tố cáo gian lận; trách nhiệm và chế tài cụ thể của từng bộ phận/ cá nhân; quy định công khai thơng tin; quy định về kế tốn nhà nước cịn phức tạp, chưa ổn định.

Kinh tế (KT) bao gồm các biến: Trình độ phát triển kinh tế; áp lực về nợ cơng của

chính phủ; các loại hình kinh tế; hệ thống cung cấp tài chính.

Tình hình tài chính (THTC) bao gồm các biến: Quyền sở hữu; nguồn kinh phí hoạt

động từ NSNN; khả năng tự tài trợ từ ngân sách địa phương.

Hoạt động tổ chức (HDTC) bao gồm các biến: quy mơ đơn vị ; loại hình/ lĩnh vực

hoạt động ( an ninh, quốc phịng,…); vị trí địa lý; phương tiện truyền thơng hiện đại; sự độc lập của phương tiện truyền thông; hạn chế về năng lực của truyền thông.

Chuyên môn nghiệp vụ (CMNV) bao gồm các biến: Chất lượng kiểm toán; tồn tại

song song hệ thống kế tốn tiền mặt và kế tốn dồn tích; tồn tại nhiều chế độ kế toán; mục tiêu BCTC chỉ phục vụ cho mục đích giải trình; hiệu quả hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ; chưa có hệ thống kiểm chứng độ minh bạch thơng tin BCTC NN; nhận thức về vận dụng IPSAS; nhận thức về mơ hình quản lý cơng mới (NPM).

3.3 Thiết kế nghiên cứu

Thiết kế nghiên cứu là một việc không thể thiếu khi thực hiện luận văn. Quan sát thực tiễn nghiên cứu, tác giả chia làm 2 giai đoạn

Giai đoạn 1: Nghiên cứu định tính:

Giai đoạn này, tác giả tiến hành thu thập các tài liệu liên quan đến chủ đề nghiên cứu, bao gồm: các cơng trình nghiên cứu trong nước và nước ngồi, các tài liệu hội thảo chuyên đề về các nhân tố ảnh hưởng đến tính minh bạch thơng tin trên BCTC khu vực Cơng. Bên cạnh đó, tác giả thu thập các lý thuyết nền làm cơ sở trả lời các câu hỏi nghiên cứu kết hợp với việc thống kê, hệ thống hóa các cơ sở lý luận liên quan đến khu vực cơng, kế tốn cơng, BCTC khu vực cơng và tính minh bạch . Các phương pháp nghiên cứu định tính sử dụng chủ yếu trong giai đoạn này là như: phương pháp tiếp cận hệ thống, tổng hợp, phân tích và so sánh…

Giai đoạn 2: Nghiên cứu định lượng:

Trong giai đoạn, tác giả sử dụng phối hợp nhiều phương pháp nghiên cứu định lượng, như thống kê mô tả, thực hiện các kiểm định bằng phần mềm SPSS: đánh giá độ tin cậy thang đo; khám phá nhân tố EFA; phân tích hồi quy giúp tác giả có một cơ sở vững chắc hơn trong việc xác định những nhân tố ảnh hưởng đến tính minh bạch thơng tin trên BCTC khu vực công Việt Nam. Đây chính là cơ sở để tác giả bàn luận, đánh giá thực trạng vấn đề nghiên cứu để đề xuất những giải pháp phù hợp.

3.4 Phương pháp nghiên cứu:

Phương pháp tiếp cận hệ thống: Nhằm khám phá các nhân tố ảnh hưởng đến đề

tài nghiên cứu, tác giả tiến hành tiếp cận các cơng trình nghiên cứu trong và ngồi nước. Bước tiếp theo, tác giả tiếp cận ý kiến chuyên gia để xác định những nhân tố thật sự tác động đến tính minh bạch thơng tin trên BCTC trong bối cảnh khu vực công Việt Nam. Cuối cùng là tiếp cận những tài liệu liên quan để có được những đánh giá và nhận xét về thực trạng tính minh bạch BCTC khu vực công nước ta hiện nay.

Phương pháp tổng hợp, phân tích và so sánh: Từ những tài liệu tổng hợp được, tác

giả phân tích và so sánh quá trình cải cách hệ thống kế tốn cơng của một số quốc gia làm bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Sau đó, từ kết quả các số liệu thực tế khảo sát được, tác giả phân tích các kết quả nghiên cứu định lượng, so sánh với thực trạng hiện nay để có những cái nhìn bao qt và tồn diện, từ đó đề xuất được những giải pháp phù hợp nâng cao tính minh bạch BCTC khu vực công.

Phương pháp lý luận khách quan: Tác giả sử dụng nhằm lập luận các quan điểm

của cá nhân, cùng với sự kết hợp với những quan điểm từ các nghiên cứu thu thập được để cùng đưa ra những nhận định chung về một vấn đề nghiên cứu.

3.4.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng:

Tác giả sử dụng kết hợp nhiều phương pháp bao gồm:

Phương pháp thống kê mô tả: để phản ánh những đặc tính cơ bản nhất của dữ liệu

thu thập được như giá trị trung bình (mean) hay độ lệch chuẩn (Standa Deviation).

Phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA: cho phép khám phá hay rút gọn các

biến quan sát thành một nhóm các biến có ý nghĩa hơn từ đó hình thành các biến phục vụ cho q trình phân tích hồi quy sau này

Phương pháp phân tích hồi quy: để xác định mối tương quan trong mỗi nhân tố cũng

như xác định mức độ tác động của từng nhân tố ảnh hưởng đến tính minh bạch thơng tin BCTC khu vực công Việt Nam. Tác giả tiến hành phân tích hồi quy bội với biến phụ thuộc là “Các yêu đặt ra nhằm nâng cao tính minh bạch thông tin BCTC khu vực công Việt Nam ” với các biến độc lập như: văn hóa, tác hệ thống chính trị, hệ thống pháp lý, kinh tế, tình hình tài chính, hoạt động tổ chức, và chun mơn nghiệp vụ.

Q trình thống kê mơ tả được thực hiện bằng phần mềm thống kê SPSS thực hiện các bước kiểm định như sau:

Bước 1 kiểm định Cronbach’s Alpha: nhằm kiểm tra độ tin cậy của các thang đo.

0.9, và đồng thời nếu một biến đo lường có hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item- Total Correlation) ≥ 0.3 thì biến đó đạt yêu cầu (Nunnally&Bernstein 1994).

Bước 2 kiểm định KMO (Kaiser – Meyer – Olkin) và kiểm định Bartlett: mục đích

đánh giá mực độ phù hợp của dữ liệu nghiên cứu và kiểm định tương quan giữa các biến quan sát trên phạm vi tổng thể làm cơ sở tiến hành phân tích EFA. Ở bước kiểm định này, tác giả quan tâm đến 2 kết quả:

(1) Hệ số KMO phải 0.5<KMO <1 (Keiser, 1974)

(2) Kiểm định Bartllet với giá trị sig < 5% (PGS. TS Ngơ Văn Thứ - “Giáo trình Thống kê thực hành” – NXB Khoa học Kỹ thuật Hà Nội - 2005).

Bước 3 kiểm định phương sai trích: xem xét mức độ giải thích của mỗi nhóm

nhân tố khám phá được thơng qua cơng cụ phân tích nhân tố EFA. Tác giả kỳ vọng đạt được tổng phương sai trích (total variance extracted) của các nhân tố ≥ 50% (do mẫu >100) và giá trị Total Eigenvalue > 1.

Bước 4 phân tích và kiểm định hệ số hồi quy: nhằm xây dựng phương trình thể

hiện được mối quan tương quan giữa các nhân tố cũng như mức độ tác động của từng biến độc lập đến biến phụ thuộc. Khi kiểm định các biến thì sig < 5% thì các biến này có mối tương quan và có ý nghĩa với tính minh bạch thơng tin BCTC khu vực cơng Việt Nam. Đồng thời kiểm tra hệ số VIF, nếu VIF > 10 kết luận có hiện tượng đa cộng tuyến tức là các biến độc lập có tương quan với nhau và mơ hình phân tích đo lường khơng chính xác mức độ tác động của các biến trong mơ hình (Hair& ctg 2006).

3.4.3 Phương pháp thu thập dữ liệu nghiên cứu

Phương pháp phỏng vấn điều tra: Tác giả sử dụng đồng thời 2 phương pháp

phỏng vấn bán cấu trúc và phỏng vấn sâu đối với các chuyên gia về lĩnh vực công thu thập ý kiến nhằm hoàn thiện bảng câu hỏi khảo sát. Phỏng vấn sơ bộ nhằm củng cố những nhận thức của tác giả để có sự nhìn nhận đúng đắn về các nhân tố thực sự đang tác động đến đề tài nghiên cứu, nhân tố nào khơng có sự tác động sẽ được loại khỏi trong mơ hình nghiên cứu. Quá trình phỏng vấn sâu giúp tác giả bổ sung thêm những nhân tố nào có tác động đến tính minh bạch BCTC ngồi những nhân tố tác đã xác định trước trong bối cảnh đặc thù khu vực công Việt Nam, đồng thời các chuyên gia cũng đưa ra những yêu cầu góp phần nâng cao tính minh bạch BCTC khu vực cơng Việt Nam.

Phương pháp chọn mẫu mở rộng dần: Ban đầu tác giả lựa chọn một chuyên gia phù

hợp với vấn đề nghiên cứu của luận văn. Tiếp theo đó, tác giả sẽ đề nghị họ giới thiệu cho thêm một đối tượng phù hợp phỏng vấn tiếp theo, phương pháp này sẽ giúp tác giả tạo ra được một mẫu đủ lớn và dễ quản lý.

Phương pháp chọn mẫu phần tử tới hạn (Critical case): Tác giả cần một mẫu đủ

lớn để khẳng định tính khách quan và đủ đại diện cho tổng thể. Theo Tabachnick và Fidell (2007), khi sử dụng mơ hình hồi quy bội, kích thước mẫu n tối thiểu cần đạt được tính theo cơng thức sau: n >=50 + 8p (p: số lượng biến độc lập). Mơ hình nghiên cứu chính thức của tác giả có 5 biến độc lập, như vậy tác giả cần 50 + 8*5 = 90 quan sát. Tuy nhiên, nhằm mục đích nâng cao độ tin cậy của đề tài, tác giả tiến hành điều tra với số lượng nhiều hơn và thu về 188 phiếu hợp lệ để đưa vào phân tích. Phương pháp khảo sát thực hiện bằng cách xây dựng sẵn bảng câu hỏi khảo sát sau đó khảo sát trực tiếp.

Phương pháp khảo sát bảng câu hỏi: Cấu trúc bảng khảo sát của bao gồm:

- Phần định danh: thu thập thông tin liên quan khác của người được khảo sát

nhằm làm tăng độ tin cậy và độ giá trị của thông tin khảo sát.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin trên báo cáo tài chính khu vực công việt nam (Trang 46 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)