Kinh nghiệm của Đà Nẵng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả đầu tư công tỉnh long an , luận văn thạc sĩ (Trang 31 - 33)

8. Kết cấu nội dung

1.3.1. Kinh nghiệm của Đà Nẵng

Là một tỉnh thuộc miền Trung Việt Nam, 01 trong 05 thành phố trực thuộc Trung ương của cả nước. Đà Nẵng có diện tích tự nhiên là 1.255,53 km2, bao gồm 5 quận nội thành là Hải Châu, Thanh Khê, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn, Liên Chiểu và 02 huyện ngoại thành là Hịa Vang và Hồng Sa.

Hệ thống giao thông đường bộ của thành phố Đà Nẵng tương đối phát triển. Trên toàn địa bàn thành phố có 382,583 km đường (không kể các hẻm, kiệt và đường đất). Trong đó: quốc lộ 70,865 km; tỉnh lộ 99,716 km; đường huyện 67 km; đường nội thị 181,672 km. Chiều rộng trung bình của mặt đường là 08m. Mật độ đường bộ phân bố không đều, ở trung tâm là 03 km/km2, ngoại thành là 0,33 km/km2. Tuyến đường sắt Bắc Nam chạy ngang qua thành phố Đà Nẵng có chiều dài khoảng 30 km, với các ga Đà Nẵng, Thanh Khê, Kim Liên, Hải Vân Nam. Trong đó, ga Đà Nẵng là một trong những ga lớn của Việt Nam. Hệ thống cấp nước với công suất 130.000 m3/ngày đêm đảm bảo cung cấp nước cho toàn địa bàn cả sinh hoạt lẫn sản xuất công nghiệp. Hệ thống cấp điện đủ

cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất. Thông tin liên lạc phát triển mạnh, được hiện đại hóa và trở thành trung tâm lớn thứ ba trong cả nước. Các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao cũng đáp ứng tốt nhu cầu đào tạo, chăm sóc sức khỏe và giải trí của nhân dân.

Có được những thành quả trên, bên cạnh được Trung ương quan tâm đầu tư (do là đô thị loại I), thành phố Đà Nẵng cũng đã thực hiện tốt công tác đầu tư công, nổi bậc ở một số điểm sau:

- Nguồn vốn đầu tư công của thành phố Đà Nẵng hàng năm khoảng gần 5.000 tỷ đồng, để phân bổ nguồn vốn này, ngay từ giữa năm trước năm kế hoạch, trên cơ sở đề xuất của các sở, ngành và UBND các quận, huyện, Sở Kế

hoạch và Đầu tư thành phố Đà Nẵng đã phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành của thành phố và UBND các quận, huyện tiến hành đi khảo sát thực tế tất cả các cơng trình dự kiến đầu tư mới để nắm rõ sự cần thiết, quy mô đầu tư của từng cơng trình, đồng thời nắm chắc tiến độ những cơng trình đang triển khai

để xác định thật kỹ nhu cầu vốn cho năm sau. Do đó, việc bố trí vốn được tập

trung, không dàn trải quá nhiều công trình, đồng thời mức vốn bố trí cho cho từng cơng trình khá chính xác với khả năng giải ngân trong năm và hạn chế tối

đa được việc điều chuyển vốn trong năm kế hoạch, giúp việc giải ngân nguồn

vốn trong năm đạt tiến độ.

- Nguồn vốn hỗ trợ cho các quận, huyện được phân bổ dựa trên tiêu chí cụ thể đã được xây dựng trước, giúp cho việc phân bổ vốn được khách quan,

đảm bảo tính cơng bằng, hạn chế rất lớn cơ chế "xin – cho".

- Năng lực của các chủ đầu tư, nhất là các Ban Quản lý dự án luôn được quan tâm, cũng cố nên đảm bảo được việc điều hành, triển khai dự án. Ngoài ra, lãnh đạo tỉnh luôn quan tâm sâu sát đến công tác xây dựng cơ bản, kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện.

- Công tác giám sát, đánh giá dự án theo quy định của Trung ương được thực hiện tốt làm giảm sự lãng phí, tăng tính hiệu quả của cơng trình.

- Thành phố Đà Nẵng rất năng động trong việc tạo nguồn thu từ việc

đầu tư hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông đô thị. Cụ thể khi tiến hành đầu tư

mới một tuyến đường đơ thị, chính quyền thành phố Đà Nẵng thường kết hợp khai thác quỹ đất hai bên đường để kinh doanh khu dân cư, đô thị, dịch vụ, tạo nguồn thu bù đắp lại chi phí đầu tư đường. Điều này giúp tiết kiệm được vốn ngân sách và góp phần chỉnh trang đơ thị.

Đây cũng là những bài học kinh nghiệm bổ ích trong cơng tác đầu tư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả đầu tư công tỉnh long an , luận văn thạc sĩ (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)