Về giao thông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả đầu tư công tỉnh long an , luận văn thạc sĩ (Trang 65 - 70)

8. Kết cấu nội dung

3.1.2. Định hướng đầu tư trên một số lĩnh vực, công trình cụ thể

3.1.2.1. Về giao thông

Sớm triển khai đầu tư và hoàn thiện các tuyến đường do Trung ương quản lý trên địa bàn như: đường cao tốc Bến Lức - Long Thành, Quốc lộ 50, đường

Vành đai 4 (trong đó ưu tiên đầu tư trước đoạn từ Bến Lức đến cảng Hiệp Phước), Quốc lộ N2, Quốc lộ N1.

Tập trung huy động vốn đầu tư một số cơng trình giao thơng quan trọng, có tính chất đầu mối và liên kết vùng do tỉnh quản lý nhằm phát triển công nghiệp và tạo sự kết nối giữa các vùng trong tỉnh như đường Bến Lức – Tân Tập,

đường tỉnh 831 (Vĩnh Bình - cửa khẩu Long Khốt - Vĩnh Hưng - Tân Hưng -

Tân Phước), đường tỉnh 830, đường Cần Đước – Chợ Gạo (Quốc lộ 50 mới), đường Bình Đức – Bình Hịa Nam.

Đề nghị thành phố Hồ Chí Minh đẩy nhanh tiến độ triển khai các cơng

trình giao thơng quan trọng kết nối giữa thành phố Hồ Chí Minh với Long An

như: cầu Rạch Dơi, Tỉnh lộ 9, Tỉnh lộ 10,... nhằm tạo sự kết nối hữu hiệu giữa

các cơng trình giao thơng của tỉnh và thành phố Hồ Chí Minh, nâng cao tính tiện ích các cơng trình giao thơng đối với các doanh nghiệp trên địa bàn.

Tiếp tục đầu tư sửa chữa, nâng cấp các tuyến đường, cầu nhằm bảo đảm việc vận chuyển hàng hóa và đi lại của nhân dân.

Đầu tư giao thông nông thôn để thực hiện Chương trình nơng thơn mới.

Nạo vét các trục giao thông thủy chính, bảo đảm vận chuyển phục vụ công nghiệp như các sông: Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây, Vàm Cỏ; hoàn thành xây dựng giai đoạn 1 Cảng Long An và một số cảng khác trên địa bàn; nạo vét

Một số chỉ tiêu cụ thể đến năm 2015 đã được Tỉnh ủy Long An thông qua

đến năm 2015:

+ Nhựa hóa 270 km đường trong tỉnh;

+ Bê tơng hóa 26 cầu (sắt) trên đường tỉnh. Thay thế 15 cầu thép do tỉnh quản lý, đầu tư 02 cầu mới bằng BTCT-BTDUL

+ Nhựa hóa 200 km (30%) đường giao thơng đến trung tâm xã; + Cứng hoá khoảng 500 km đường trục xóm ấp và trục nội đồng. + Nạo vét 600 km các sông, kinh, rạch do trung ương, địa phương quản lý, để các phương tiện thủy lưu thơng thích hợp.

3.1.2.2. Về Nơng nghiệp

Chú trọng đầu tư nạo vét các tuyến kênh trục chính, có vai trị quan trọng trong việc phát triển nông nghiệp của tỉnh, góp phần phát huy vai trò an

ninh lương thực cho cả nước như Kênh 28 (huyện Vĩnh Hưng), Kênh 61 (Vĩnh Hưng, Mộc Hóa, Thạnh Hóa, Đức Huệ), Kênh Rạch Tràm – Mỹ Bình (Đức Huệ), Kênh 79 (Tân Hưng); nạo vét Kênh Trị Yên – Rạch Chanh (Bến Lức, Cần

Giuộc), kênh Dương Văn Dương (Tân Thạnh, Vĩnh Hưng, Tân Hưng), hệ thống Bảo Định (Tân An, Châu Thành).

Đầu tư nạo vét các tuyến kênh nội đồng, nhất là khu vực các huyện vùng Đồng Tháp Mười, giúp tăng cường khả năng cải tạo đất và tưới tiêu, đồng

thời tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi.

Mở rộng, duy tu các cống, đập giúp cho việc ngăn mặn, giữ ngọt, điều tiết nguồn nước cho sản xuất, nhất là các cống, đập ở các huyện vùng hạ của tỉnh

như Cần Đước, Cần Giuộc, Châu Thành.

Đầu tư mới, đồng thời nâng cấp, cải tạo các trạm, trại của ngành nông

nghiệp như trại giống thủy sản, trại lúa giống, trung tâm giống vật nuôi nhằm

nghiên cứu các giống cây, con mới nhằm tăng năng suất, chất lượng trong sản xuất nông nghiệp.

Ngoài ra, vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh là vùng bị ngập lụt hàng năm nên việc đầu tư hệ thống đê bao lửng (là hệ thống đê bao nhằm ngăn lũ đầu mùa, giúp bảo vệ lúa gần thu hoạch, sau khi thu hoạch xong lũ sẽ tràn qua đê và bồi

đắp phù sa như những vùng ngập lũ bình thường) cũng là nhiệm vụ rất quan

trọng và cần nguồn vốn đầu tư lớn.

3.1.2.3. Về Xây dựng

Đối với việc đầu tư trụ sở làm việc các cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh,

nhiệm vụ trọng tâm đến năm 2015 là đầu tư Khu hành chính mới của tỉnh ở Phường 6, thành phố Tân An, cơng trình này có tổng mức đầu tư khoảng 1.500

tỷ đồng, hiện đang tiến hành công tác thiết kế. Về nguồn vốn đầu tư, do cơng trình này có tổng mức đầu tư rất lớn (tương đương vốn đầu tư xây dựng cơ bản

trong 01 năm của tỉnh) nên sẽ tiến hành huy động từ nhiều nguồn để đầu tư như

ngân sách tỉnh (thanh lý các trụ sở cũ và bố trí nguồn xây dựng cơ bản hàng

năm), đề nghị Trung ương hỗ trợ, kêu gọi đầu tư theo hình thức Hợp đồng Xây

dựng – Chuyển giao (BT). Ngồi ra, cịn đầu tư các nhà công vụ của Tỉnh ủy. Tiến hành sửa chữa, nâng cấp trụ sở làm việc của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố. Đầu tư mới và cải tạo, nâng cấp hệ thống Trung tâm bồi dưỡng chính trị các huyện, thành phố.

Tiếp tục đầu tư, đảm bảo đến năm 2015 có 100% trụ sở các xã, phường, thị trấn đạt chuẩn theo Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ IX đã đề ra. Đến hết năm 2010, tỉnh đã đầu tư được khoảng 110/190 trụ sở các xã, phường, thị

trấn, số trụ sở còn lại phải đầu tư là 80 trụ sở, tổng mức đầu tư mỗi trụ sở khoảng 5 tỷ đồng.

3.1.2.4. Về Giáo dục

Đầu tư, mở rộng một số trường dạy nghề do nhà nước quản lý như Trường Cao đẳng nghề Long An, Trường trung cấp nghề Bến Lức, các trường

dạy nghề ở một số huyện, thành phố.

Đầu tư thêm một số trường trung học phổ thông, đồng thời sửa chữa một

số trường đã xuống cấp.

Đối với hệ thống các trường từ bậc trung học cơ sở trở xuống, từ năm 2003 đến nay do được quan tâm đầu tư thơng qua các chương trình như Chương

trình kiên cố hóa trường lớp học và nhà cơng vụ cho giáo viên, Chương trình hỗ trợ xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia,.. nên cơ sở vật chất của các trường này

đã được cải thiện đáng kể. Trong thời gian tới tỉnh sẽ tiếp tục đầu tư các Chương

trình này để đến năm 2015 sẽ cơ bản hoàn thiện hệ thống trường lớp.

3.1.2.5. Về Y tế

Cùng với lĩnh vực giao thông, đây là lĩnh vực cần nguồn vốn rất lớn để

đầu tư từ nay đến năm 2015.

Đối với bệnh viện tuyến tỉnh, tiến hành nâng cấp, sửa chữa Bệnh viện đa

khoa tỉnh (quy mô 750 giường bệnh) do đã xây dựng cách nay hơn 10 năm; xây dựng mới hai bệnh viện là Bệnh viện chuyên khoa sản nhi với quy mô 500

giường bệnh, tổng mức đầu tư khoảng 1.100 tỷ đồng và Bệnh viện tâm thần với

tổng mức đầu tư hơn 200 tỷ đồng, đây là hai cơng trình kêu gọi sự hỗ trợ đầu tư của Trung ương từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ.

Đối với bệnh viện tuyến huyện, hiện tỉnh đang triển khai đầu tư 12 bệnh

viện tuyến huyện theo đề án nâng cấp bệnh viện tuyến huyện và bệnh viện đa khoa khu vực của Trung ương bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ và vốn đối

ứng của ngân sách tỉnh. Dự kiến tổng mức đầu tư của 12 bệnh viện trên khoảng

dụng như Bệnh viện Hậu Nghĩa, Bệnh viện Thạnh Hóa, Bệnh viện Bến Lức, Bệnh viện Tân Hưng, Bệnh viện Vĩnh Hưng. Các bệnh viện khác mới được khởi công hoặc đang trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư (lập dự án).

Đối với hệ thống trung tâm y tế xã, phường, thị trấn, tỉnh sẽ tiếp tục đầu tư để đảm bảo đến năm 2015 có 95% trạm y tế các xã, phường, thị trấn đạt chuẩn

quốc gia theo Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ IX đã đề ra. Để thực hiện chỉ tiêu trên thì từ nay đến năm 2015 tỉnh cần phải đầu tư mới khoảng 70 trạm và cải tạo, nâng cấp khoảng 30 trạm. Dự kiến tổng mức đầu tư mới khoảng 3 tỷ

đồng mỗi trạm và sửa chữa khoảng 1,5 tỷ đồng mỗi trạm.

3.1.2.6. Về Văn hóa, Thể dục thể thao, các cơng trình mang tính chất xã hội

Từ nay đến năm 2015, tỉnh sẽ đầu tư một số cơng trình văn hóa quan trọng như Khu di tích lịch sử cách mạng Long An (huyện Đức Huệ), Khu di tích lịch sử Ngã tư Đức Hịa (huyện Đức Hịa), Khu lưu niệm Nguyễn Thông (huyện

Châu Thành), Khu lưu niệm luật sư Nguyễn Hữu Thọ (huyện Bến Lức), Khu di tích đồn Rạch Cát (huyện Cần Đước), Tượng đài nghĩa sỹ Cần Giuộc (huyện

Cần Giuộc), Bảo tàng Long An (thành phố Tân An), Di tích Miễu Ông Bần Quỳ. Tiếp tục đầu tư hệ thống trung tâm văn hóa – thể thao cấp xã để thực hiện

Chương trình xây dựng nông thôn mới theo chủ trương của Trung ương và là

một trong 04 Chương trình trọng điểm đã đặt ra theo Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ IX.

Ngồi ra, cịn đầu tư nâng cấp các nghĩa trang liệt sỹ cấp tỉnh và các

huyện, thành phố; các trung tâm bảo trợ xã hội; trung tâm giới thiệu việc làm của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả đầu tư công tỉnh long an , luận văn thạc sĩ (Trang 65 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)