Đánh giá thực trạng đầu tư công của tỉnh Long An giai đoạn từ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả đầu tư công tỉnh long an , luận văn thạc sĩ (Trang 39)

8. Kết cấu nội dung

2.2. Đánh giá thực trạng đầu tư công của tỉnh Long An giai đoạn từ

năm 1987 đến năm 2010

2.2.1. Những thuận lợi và khó khăn trong đầu tư cơng 2.2.1.1. Thuận lợi 2.2.1.1. Thuận lợi

Xác định đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để thúc đẩy phát triển kinh tế và nâng cao đời sống nhân dân nên lãnh đạo tỉnh qua các thời kỳ đều rất quan tâm đầu tư. Việc đầu tư kết cấu hạ tầng

được định hướng từ Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh, các Nghị quyết, Chương

Ủy ban nhân dân tỉnh, các Sở, ngành tỉnh cũng như các huyện, thành phố. Từ đó

tạo được sự đồng lịng của tồn tỉnh trong công cuộc đầu tư.

Do nằm gần thành phố Hồ Chí Minh, thành phố lớn và có tiềm lực kinh tế mạnh nhất cả nước, nơi tập trung các doanh nghiệp lớn, có tiềm lực nên tỉnh

có điều kiện thu hút đầu tư, từ đó nguồn thu ngân sách hàng năm cũng tăng lên, đặc biệt là các nguồn thu từ tiền sử dụng đất, thuế thu nhập doanh nghiệp, thu xổ

số kiến thiết…, tạo điều kiện cho tỉnh bổ sung nguồn vốn cho đầu tư công. Bên cạnh đó, tận dụng vị trí thuận lợi, tỉnh có điều kiện áp dụng chính sách ràng buộc

các nhà đầu tư có dự án sử dụng diện tích đất lớn phải đóng góp xây dựng hạ

tầng, trong đó chủ yếu là hạ tầng có ảnh hưởng trực tiếp đến dự án của nhà đầu

tư đó.

2.2.1.2. Khó khăn

Long An có xuất phát điểm thấp, nguồn thu ngân sách hàng năm còn nhiều hạn chế, trong khi đó kết cấu hạ tầng của tỉnh rất yếu kém, điều này đòi hỏi phải phân bổ vốn đầu tư công dàn trải cho tất cả các ngành, lĩnh vực, không thể tập trung vốn cho những cơng trình trọng điểm, mang tính chất động lực.

Tỉnh có diện tích rộng (gấp đơi so với các tỉnh lân cận như Tiền Giang, Bến Tre, thành phố Hồ Chí Minh), địa hình bị chia cắt bởi rất nhiều sơng ngịi, kênh rạch nên việc đầu tư hạ tầng, đặc biệt là giao thông để kết nối các vùng hết sức khó khăn, địi hỏi một lượng vốn rất lớn nhưng chưa đáp ứng được.

Cấu trúc địa chất của tỉnh yếu, chủ yếu là lưu vực các lịng sơng cổ, đặc biệt là khu vực Đồng Tháp Mười (chiếm đến 66,4% diện tích của tỉnh) nên suất

đầu tư kết cấu hạ tầng rất cao, đặc biệt là so với các tỉnh thuộc các vùng khác như Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, duyên hải miền Trung, trung du miền núi phía

Bắc. Theo tính tốn, suất đầu tư một cơng trình kết cấu hạ tầng ở Long An cao

hơn từ 1,3 – 1,4 lần so với các vùng trên. Tuy nhiên, việc phân bổ vốn của Trung ương lại không xét đến yếu tố này dẫn đến thiệt thòi rất lớn cho tỉnh.

Khu vực Đồng Tháp Mười bị lũ lụt hàng năm dẫn đến cơ sở hạ tầng bị xuống cấp nhanh chóng, đặc biệt là đường xá, trường học, trạm y tế. Địi hỏi phải có một lượng vốn lớn cho công tác duy tu, sửa chữa.

Cũng do điều kiện kinh tế còn thấp nên việc thu hút đầu tư của tư nhân vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng cịn nhiều khó khăn do khả năng thu hồi vốn khi đầu

tư rất thấp. Những năm gần đây khi công nghiệp bắt đầu phát triển, tỉnh mới bắt đầu có điều kiện để thu hút đầu tư theo cách này.

Những quy định pháp lý về đầu tư cơng cịn đơn giản, chưa chặt chẽ dẫn

đến thất thốt trong đầu tư cơng còn nhiều, chất lượng cơng trình cịn hạn chế.

2.2.2. Về tổng vốn, cơ cấu vốn và khả năng đáp ứng nhu cầu đầu tư

khu vực công

Vốn đầu tư phát triển khu vực công trên địa bàn tỉnh Long An phát triển khá nhanh và góp phần rất lớn vào việc thúc đẩy tốc độ tăng trưởng của Tỉnh. Từ

năm 1987 đến nay, vốn đầu tư của khu vực công tăng bình quân 12,1%/năm (từ

163,4 tỷ đồng năm 1987 lên 2.285,7 tỷ đồng năm 2010). So với đầu tư của khu vực tư thì vốn đầu tư của khu vực công tăng nhanh hơn (vốn đầu tư của khu vực

tư tăng 11%/năm, từ 274,6 tỷ đồng năm 1987 lên 2.995,3 tỷ đồng năm 2010).

Đặc biệt trong giai đoạn từ năm 2001 đến nay, vốn đầu tư khu vực công tăng rất

nhanh, khoảng 24,5%/năm (khu vực tư tăng 10%/năm), chủ yếu là do giai đoạn này các nguồn thu từ tiền sử dụng đất và xổ số kiến thiết của tỉnh tăng rất cao, giúp bổ sung nguồn vốn đầu tư cho xây dựng cơ bản, đồng thời giai đoạn này

được Trung ương phân bổ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ để đầu tư cho các

lĩnh vực giao thông nông thôn, nông nghiệp, giáo dục (đề án kiên cố hóa trường lớp học và nhà công vụ cho giáo viên), y tế (đề án đầu tư bệnh viện tuyến huyện).

Vốn đầu tư phát triển khu vực công 163 243 244 254 203315 329436 352 382 238368195 252313 365 513634 847984 1229 1486 1961 2286 0 500 1000 1500 2000 2500 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 00 01 02 03 04 05 06 07 08 09 10 Năm Tỷ đồng

Hình 2.2. Biểu đồ vốn đầu tư phát triển khu vực công qua các năm

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Long An

Tỷ lệ vốn đầu tư của khu vực công trong tổng vốn đầu tư phát triển duy trì khơng ổn định, thường xoay quanh mức trên dưới 30%. Tuy nhiên cũng có

những năm xuống dưới 25% hoặc trên 40% do chính sách của nhà nước những

năm này đối với đầu tư cơng có thay đổi hoặc do có biến động lớn trong nguồn

vốn đầu tư. Những năm gần đây, tỷ lệ vốn đầu tư của khu vực công trong tổng vốn đầu tư phát triển duy trì ở mức khá cao, trên 35%/năm.

0.0 1000.0 2000.0 3000.0 4000.0 5000.0 6000.0 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 00 01 02 03 04 05 06 07 08 09 10 Năm Tỷ đồng Tổng vốn đầu tư phát triển Khu vực cơng

Hình 2.3. Biểu đồ vốn đầu tư phát triển khu vực công so với tổng với đầu

tư phát triển qua các năm

Trong đầu tư của khu vực công, hai lĩnh vực được quan tâm đầu tư nhiều

vốn nhất là giao thông và giáo dục, lần lượt chiếm 27,34% và 19,69% tổng vốn

đầu tư xây dựng cơ bản của tỉnh, kế đến là các lĩnh vực nông nghiệp và y tế với

11,88% và 11,16% vốn đầu tư.

Giao thông vận tải được coi là lĩnh vực đặc biệt quan trọng, việc đầu tư cho lĩnh vực này nhằm tăng khả năng thu hút các nhà đầu tư vào đầu tư trên địa bàn tỉnh, nhất là các khu, cụm cơng nghiệp, góp phần tăng trưởng kinh tế của tỉnh, nhất là lĩnh vực công nghiệp. Giao thông nông thôn cũng được quan tâm

đầu tư từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ. Ngồi ra, trong giai đoạn này tỉnh

cũng đầu tư nâng cấp các tuyến đường tỉnh giúp cho việc giao thông đi lại giữa các huyện trong tỉnh được thông suốt.

Ngành giáo dục đào tạo cũng được đầu tư mạnh nhằm hoàn thiện hệ thống các trường trung học phổ thông, đồng thời thực hiện đề án kiên cố hóa trường lớp học và nhà công vụ cho giáo viên, hàng năm ngoài nguồn vốn trái

phiếu Chính phủ được Trung ương phân bổ để thực hiện đề án, tỉnh cịn phải bố trí một số vốn rất lớn để đối ứng thực hiện đề án trên.

Nông nghiệp 11.88% Giao thông 27.34% Cấp nước 4.22% Y tế 11.16% Khoa học -CN 0.26% Giáo dục 19.69%

Văn hóa, Thể thao, du lịch 7.33% Lao động, TB và XH 5.94% Trụ sở CQQL nhà nước 6.41% An ninh QP 0.54% Ngành khác 5.24%

Hình 2.4. Biểu đồ tỷ trọng đầu tư công cho các ngành, lĩnh vực

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Long An

Vốn đầu tư công của tỉnh trong những năm qua chưa đáp ứng được nhu cầu. Điển hình như trong giai đoạn từ 2001 – 2010, tỉnh huy động được gần

11.000 tỷ đồng cho đầu tư công, trong khi nhu cầu đầu tư của tỉnh trong giai

đoạn này cần tới 18.000 – 20.000 tỷ đồng, khả năng huy động mới chỉ đáp ứng được gần 60% nhu cầu của tỉnh.

2.2.3. Nguồn hình thành vốn đầu tư cơng tỉnh Long An

Đến nay, tỉnh Long An thuộc nhóm những tỉnh chưa tự cân đối được thu chi ngân sách hàng năm nên đang được Trung ương chi bổ sung cân đối. Theo đó, nguồn vốn cho đầu tư công của tỉnh một phần cũng do Trung ương cân đối hàng năm. Các nguồn hình thành vốn đầu tư công của tỉnh bao gồm:

 Vốn ngân sách địa phương cân đối: đây là nguồn vốn do Trung

+ Vốn xây dựng cơ bản tập trung: nguồn vốn này thường bị quy

định mức chi đầu tư cho giáo dục và khoa học công nghệ. Năm 2010 nguồn vốn

này là 309 tỷ đồng.

+ Vốn tiền sử dụng đất: nguồn vốn này quy định phải trích 30% cho quỹ phát triển đất của tỉnh (do Trung tâm Phát triển Quỹ đất trực thuộc Sở

Tài nguyên và Môi trường đảm nhận), số còn lại dùng cho đầu tư công. Năm

2010 nguồn vốn này là 121,5 tỷ đồng.

+ Nguồn Trung ương hỗ trợ có mục tiêu: đây là nguồn vốn khi

Trung ương giao có chỉ định sử dụng theo mục tiêu, trong đó các mục tiêu chính

là hạ tầng cửa khẩu biên giới, cơ sở hạ tầng du lịch, giống cây trồng và thủy sản, phát triển rừng, y tế, đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng, giao thông... Năm 2010 nguồn vốn này là 98 tỷ đồng.

+ Vốn tạm ứng nhàn rỗi Kho bạc Nhà nước: đây là nguồn vốn Trung ương cho tỉnh vay với lãi suất bằng 0. Mức cho vay hàng năm dao động từ 100 đến 200 tỷ đồng.

 Vốn trái phiếu Chính phủ: được Trung ương phân bổ kể từ năm 2004 cho giáo dục, từ năm 2006 cho giao thông, từ năm 2008 cho y tế và thủy lợi. Mức vốn phân bổ hàng năm tùy thuộc vào lượng trái phiếu phát hành của Chính phủ. Năm 2010 tỉnh Long An được phân bổ 405,79 tỷ đồng.

 Vốn vay ưu đãi: hiện nay tỉnh chỉ có một hình thức vay là vay vốn của Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Mức vay hàng năm chỉ khoảng 30-60 tỷ

đồng.

 Vốn xổ số kiến thiết: đây là nguồn vốn bổ sung cho đầu tư công rất lớn của tỉnh, đây cũng là thế mạnh của Long An cũng như các tỉnh phía Nam so với các tỉnh phía Bắc. Năm 2010 nguồn vốn này được giao kế hoạch từ đầu

 Vốn vượt thu xổ số kiến thiết và sử dụng đất: hàng năm, ngồi việc chi đầu tư cơng từ nguồn thu sử dụng đất và xổ số kiến thiết được giao kế hoạch từ đầu năm thì trong năm, 02 nguồn này thường thu vượt kế hoạch đề ra, nhất là từ năm 2007 đến nay vượt thu đến 1.550 tỷ đồng, trong đó riêng năm

2010 vượt 576,4 tỷ đồng. Phần vượt thu này được sử dụng phần lớn cho đầu tư

công.

 Nguồn huy động của các doanh nghiệp: những năm qua tỉnh có chủ trương huy động sự đóng góp của các doanh nghiệp có dự án đầu tư hạ tầng lớn trên địa bàn tỉnh để xây dựng kết cấu hạ tầng, chủ yếu theo 02 hình thức: (1) doanh nghiệp ứng vốn trước cho tỉnh thực hiện cơng trình, sau đó tỉnh sẽ hoàn

trả vốn cho doanh nghiệp sau khi doanh nghiệp thực hiện các nghĩa vụ tài chính cho tỉnh như thuế, nộp tiền sử dụng đất... (thực chất đây là hình thức Nhà nước

mượn vốn của doanh nghiệp), (2) doanh nghiệp đóng góp vốn trực tiếp cho tỉnh để đầu tư cơng trình có ảnh hưởng trực tiếp đến dự án của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, việc huy động vốn theo 02 hình thức này chưa nhiều,

đối với hình thức thứ (1) chỉ mới áp dụng đối với dự án Đường qua khu công

nghiệp Tân Đô, cụm công nghiệp Hải Sơn và cầu bắc qua kênh An Hạ, huyện

Đức Hòa với tổng mức đầu tư khoảng 100 tỷ đồng, hình thức thứ (2) mới huy động được 15 tỷ đồng của doanh nghiệp để thực hiện dự án cầu kênh Nước Mặn,

huyện Cần Đước.

 Ngoài ra, những năm ngân sách vượt thu lớn, tỉnh cũng trích một phần tiền vượt thu cho đầu tư cơng.

Có thể thấy nguồn vốn đầu tư công của tỉnh Long An còn khá hạn chế, nguồn vốn từ tiền sử dụng đất và xổ số kiến thiết chiếm tỷ trọng lớn, đây là các nguồn vốn được xem là khơng bền vững vì trong tương lai quỹ đất sẽ khơng cịn và vốn xổ số kiến thiết là khơng chắc chắn.

Vốn trái phiếu chính phủ, 405.79 tỷ đồng,

18% Vốn vai ưu đãi, 60 tỷ

đồng, 3% Vốn xổ số kiến thiết,

500 tỷ đồng, 22%

Vốn ngân sách địa phương cân đối, 628.5 tỷ đồng, 27% Huy động doanh

nghiệp , 115 tỷ đồng, 5%

Vốn vượt thu ngân sách, 576.4 tỷ đồng,

25%

Hình 2.5. Biểu đồ tỷ trọng các nguồn vốn đầu tư công năm 2010

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Long An

2.2.4. Đánh giá hiệu quả đầu tư công

2.2.4.1. Hiệu quả trong công tác huy động nguồn vốn

Những năm qua, ngoài nguồn vốn cố định được Trung ương phân bổ

hàng năm như vốn xây dựng cơ bản tập trung, vốn Trung ương hỗ trợ có mục

tiêu, vốn trái phiếu Chính phủ, vốn tạm ứng nhàn rỗi Kho bạc, vốn vay ưu đãi, tỉnh Long An đã tập trung khai thác tốt các nguồn thu mà tỉnh có thể chủ động

như vốn sử dụng đất, vốn xổ số kiến thiết, vốn huy động hoặc tạm ứng của các

doanh nghiệp để bổ sung cho đầu tư công.

Tận dụng lợi thế về vị trí địa lý giáp thành phố Hồ Chí Minh, cùng với quỹ đất dồi dào, tỉnh Long An đã tập trung kêu gọi đầu tư phát triển công nghiệp, từ đó tạo ra nguồn thu rất lớn từ quỹ đất cũng như các nghĩa vụ tài chính khác mà các doanh nghiệp phải nộp. Đồng thời, cũng bước đầu ràng buộc hoặc vận

tư hạ tầng. Tuy nhiên, tỉnh chưa có chính sách tạo nguồn thu từ bản thân dự án

hạ tầng mang lại.

Đối với các nguồn vốn do Trung ương phân bổ, tỉnh cũng rất tích cực vận động, tuy nhiên đây là nguồn do Trung ương quyết định nên tỉnh không thể chủ động được.

Nhìn chung, ngồi việc chưa có chính sách tạo nguồn thu từ bản thân dự án hạ tầng mang lại tỉnh cũng đã huy động tất cả nguồn lực hiện có của tỉnh

cho đầu tư cơng. Hiệu quả huy động nguồn là chấp nhận được.

2.2.4.2. Hiệu quả trong phân bổ nguồn vốn và quản lý dự án đầu tư

Để đánh giá hiệu quả trong các lĩnh vực này, tác giả tiến hành điều tra,

khảo sát:

* Phương pháp khảo sát: bảng câu hỏi được gởi cho đối tượng khảo sát

và nhận lại kết quả trả lời qua đường bưu điện.

* Đối tượng khảo sát: là những cán bộ của tỉnh Long An đang công tác

trong các lĩnh vực có liên quan hoặc khơng có liên quan đến lĩnh vực đầu tư công của tỉnh như lãnh đạo, cán bộ của Sở Kế hoạch và Đầu tư, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Tài chính, các Ban Quản lý dự án trực thuộc các Sở, ngành tỉnh, các Ban Quản lý dự án của các huyện, thành phố, phịng Tài chính – Kế hoạch các huyện, thành phố và một số lãnh đạo, cán bộ của các doanh nghiệp

đang thực hiện dự án đầu tư công trên địa bàn tỉnh Long An.

* Kết quả khảo sát: số phiếu trả lời thu lại được là 47 phiếu, trong đó có

36 phiếu có ghi tên người trả lời, 11 phiếu không ghi tên. Qua tổng hợp các phiếu trả lời, kết quả thu được như sau:

- Về sự phù hợp trong công tác lập kế hoạch phân bổ vốn:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả đầu tư công tỉnh long an , luận văn thạc sĩ (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)