CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN
3.1. Tình hình hoạt đợng của Vietcombank
3.1.3.3. Định hướng phát triển khách hàng FDI bán buôn phân theo quốc gia của
của nhà đầu tư
Theo số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong năm 2017 có 115 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư vào Việt Nam, nhưng theo cơ quan xúc tiến đầu tư nước ngồi, đóng góp nhiều nhất vẫn xoay quanh các nhà đầu tư đến từ Nhật Bản và Hàn Quốc. Doanh nghiệp của hai quốc gia này rót đến gần 60% tổng nguồn vốn ngoại vào Việt Nam. Cụ thể Nhật Bản dẫn đầu với 9,11 tỉ đô la (chiếm 25,4%), và Hàn Quốc đứng thứ hai với 8,49 tỉ đô la (chiếm 23,7%). Bên cạnh đó, Singapore cũng duy trì ổn định nằm trong tốp cao của những nhà đầu tư lớn vào Việt Nam với vị trí thứ ba. Đảo quốc sư tử này đã cam kết đầu tư 5,3 tỉ đô la Mỹ, chiếm 14,8%. Số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài cho thấy nguồn vốn
cam kết của Trung Quốc đứng vị trí thứ tư. Cụ thể trong năm 2017, quốc gia này cam kết gần 2,17 tỉ đô la thông qua 284 dự án đầu tư mới (vốn 1,4 tỉ đô la); 83 dự án tăng vốn (271 triệu đô la) và 817 lượt góp vốn, mua cổ phần (hơn 487 triệu đơ la).
Từ đó có thể thấy, nguồn vốn đầu tư đến từ 4 quốc gia trên chiếm khoảng 70% nguồn vốn cam kết đầu tư. Do đó, đây cũng là những khách hàng tiềm năng lớn mà Vietcombank quan tâm và định hướng phát triển do khối lượng đầu tư khá lớn. Bên cạnh đó, với lợi thế đến từ những nền kinh tế phát triển, trình độ cơng nghệ kỹ thuật cao, quy trình sản xuất kinh doanh chặt chẽ, nhóm khách hàng FDI Âu – Mỹ cũng nằm trong danh sách khách hàng cần chú ý phát triển của Vietcombank.
Biểu đồ 3 3 - Cơ cấu vốn FDI vào Việt Nam theo quốc gia nhà đầu tư năm 2017 (Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư)