1.2 .Các yếu tố đo lường giá trị thương hiệu
1.4. Xây dựng bảng câu hỏi khảo sát và mẫu nghiên cứu
Bảng câu hỏi gồm 03 phần: phần giới thiệu, thông tin người trả lời và phần câu hỏi chính được sắp xếp theo trình tự hợp lý. Sử dụng thang đo Liket 05 mức độ (từ hồn tồn khơng đồng ý đến hoàn toàn đồng ý) để xác định, đo lường các mức độ phản đối hay đồng ý của người được hỏi đối với nội dung được phát biểu trong bảng hỏi.
Nghiên cứu sử dụng phân tích Cronbach’s Alpha và EFA.Kích thước mẫu dự kiến dựa theo nghiên cứu của Hair & ctg (2006) cho rằng đối với phân tích EFA, kích thước mẫu tối thiểu bằng ít nhất 5 lần biến quan sát. Nghiên cứu này có 24 biến quan sát, như vậy số lượng mẫu cần ít nhất là 120 mẫu. Mẫu được lấy quan phương pháp thuận tiện (phi xác suất) thông qua phỏng vấn trực tiếp bằng bảng hỏi. Đối tượng khảo sát là những người đang sử dụng dịch vụ thẻ ngân hàng ACB, phạm vi khảo sát tại thành phố Hồ Chí Minh. Bảng câu hỏi được trình bày ở Phụ lục 8.
Tóm tắt Chương 1
Chương 1 đã trình bày cơ bản những cơ sở lý thuyết về thương hiệu như khái niệm, vai trò, giá trị thương hiệu,các thành phần giá trị thương hiệu. Đề tài đã kế thừa mơ hình nghiên cứu của Hồng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc và Hồng Thị Phương Thảo (2010) làm mơ hình cơ sở lý thuyết cho đề tài. Mơ hình các thành phần giá trị thương hiệu của thẻ ngân hàng ACB bao gồm 04 thành phần chính: nhận biết thương hiệu, lịng ham muốn thương hiệu, chất lượng cảm nhận và lòng trung thành thương hiệu. Dựa trên thang đo nghiên cứu của Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc và Hoàng Thị Phương Thảo (2010) về giá trị thương hiệu để tiến hành nghiên cứu định tính nhằm điều chỉnh thang đo phù hợp với thương hiệu thẻ ACB mà tác giả đang nghiên cứu. Thang đo sau khi được điều chỉnh sử dụng thiết kế bảng câu hỏi khảo sát nhằm thu thập dữ liệu sơ cấp phục vụ cho việc phân tích và đánh giá thực trạng giá trị thẻ ACB.
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG GIÁ TRỊ THƯƠNG HIỆU THẺ NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU