Kiến nghị giải pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mối quan hệ giữa lạm phát và thâm hụt ngân sách ở việt nam , luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 47 - 48)

5. CHƢƠNG 5: TỔNG KẾT

5.2.Kiến nghị giải pháp

Với tình hình thâm hụt ngân sách kéo dài ở Việt Nam nhƣ hiện nay, cần có một cuộc cải cách tài khóa triệt để và tồn diện nhằm đƣa ngân sách dần trở về trạng thái cân bằng và duy trì sự ổn định lâu dài cho nền kinh tế. Việc sớm chuẩn bị cho một kế hoạch tài khóa bền vững lâu dài sẽ giúp cho nền kinh tế tránh đƣợc những cú sốc tài khóa tiêu cực trong tƣơng lai.

Do vậy, kiểm soát bội chi ngân sách là điều hết sức cần thiết. Để thực hiện đƣợc điều này cần phải xem xét các vấn đề sau:

Thứ nhất, việc hạch toán ngân sách phải đƣợc thực hiện một cách minh bạch theo chuẩn quốc tế. Hiện nay, có nhiều khoản chi ngân sách từ nguồn trái phiếu Chính phủ tài trợ cho lĩnh vực y tế, giáo dục, các khoản cho vay, cho vay lại của Chính phủ… để ngoại bảng cân đối ngân sách, khơng tính đầy đủ vào thâm hụt ngân sách và nợ công nhƣ thông lệ quốc tế. Nhiều khoản chi vào những dự án lớn dài hạn đƣợc phân bổ dần vào quyết toán ngân sách trong nhiều năm thay vì tính cả vào năm trái phiếu đƣợc phát hành để vay nợ…Ngồi ra, sự khơng thống nhất trong cách hạch toán ngân sách khiến cho các con số thống kê khơng phản ảnh chính xác thực trạng nợ cơng của Việt Nam, gây nhiễu loạn thông tin của các chủ thể nền kinh tế và gây trở ngại cho việc so sánh, đánh giá, quản lý rủi ro nợ công giữa Việt Nam với các quốc gia khác. Do vậy, Việt Nam phải có phƣơng pháp tính tốn đúng, đầy đủ ngân sách theo chuẩn quốc tế nhằm phản ánh chính xác thực trạng tài khóa, làm cơ sở cho sử dụng chính sách kinh tế vĩ mơ hợp lý nhằm giảm bội chi và kiểm soát lạm phát. (UBKT Quốc Hội và UNDP, Báo cáo kinh tế vĩ mơ, 2012).

Thứ hai, cần phải có đánh giá tồn diện về tính hiệu quả của các khoản chi tiêu công theo các lĩnh vực khác nhau. Cắt giảm các khoản chi tiêu cơng chƣa thật cần thiết, đình hỗn những cơng trình đầu tƣ kém hiệu quả hoặc chƣa khởi công. Cắt giảm phải dựa trên việc đánh giá sàng lọc những chƣơng trình/dự án chi tiêu kém hiệu quả, hoặc những lĩnh vực mà khu vực tƣ nhân có thể làm tốt. Bên cạnh chi đầu tƣ, chi thƣờng xuyên cũng phải đƣợc rà sốt tích cực.

Thứ ba, cần thành lập một Hội đồng thẩm định đầu tƣ của DNNN để đánh giá tồn diện khách quan, cơng khai minh bạch các thông tin hoạt động kinh doanh của DNNN. Ngồi ra, Chính phủ cần đẩy mạnh hình thức cổ phần hố các DNNN và tạo mơi trƣờng cạnh tranh lành mạnh để tạo điều kiện hoạt động cho các doanh nghiệp tƣ nhân trên thị trƣờng.

Cuối cùng, Chính phủ cần cải thiện hệ thống thuế để đảm bảo nguồn thu ngân sách đƣợc bền vững, hiệu quả.Việc tăng thuế này sẽ phải phù hợp trong sức chịu đựng của nền kinh tế, nếu vƣợt quá ngƣỡng này sẽ ảnh hƣởng đến doanh thu của doanh nghiệp cũng nhƣ thúc đẩy việc trốn thuế, lậu thuế. Việc tính tốn mức thuế cần phải đƣợc nghiên cứu kỹ cho phù hợp với nền kinh tế hiện nay, đảm bảo an sinh xã hội cho ngƣời thu nhập thấp, khuyến khích tiết kiệm, phát triển hàng Việt Nam, hạn chế tiêu dùng, đặc biệt là hàng tiêu dùng xa xỉ nhập khẩu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mối quan hệ giữa lạm phát và thâm hụt ngân sách ở việt nam , luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 47 - 48)