THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến nghèo đa chiều của hộ dân tại huyện tân hiệp tỉnh kiên giang (Trang 57)

Kết quả nghiên cứu được trình bày tóm tắt như bảng 4.19 cho thấy: tình trạng nghèo của chủ hộ chịu tác động bởi: độ tuổi chủ hộ (X1), trình độ văn hóa của chủ hộ (X2), số người phụ thuộc (X4), diện tích đất sản xuất (X5), giới tính của chủ hộ (X6), vay chính thức từ các định chế tài chính (X7) với mức ý nghĩa 10%.

Bảng 4.19. Tóm tắt kết quả nghiên cứu P0 = 10% B Sig. Exp(B) P1 (%) X1Tuoiho -0,045 0,055 0,956 9,6 X2vanhoach -0,163 0,003 0,849 8,6 X4Phuthuoc 0,754 0,004 2,126 19,1 X5Dientichsx -0,850 0,066 0,427 4,5 X6Gtinh 1,053 0,024 2,865 24,1 X7Vay -0,671 0,082 0,511 5,4

(Nguồn: kết quả khảo sát, 2016)

Trong bảng trên, sử dụng kết quả của cột hệ số hồi quy (B) và cột (Exp(B)=eB), hình thành kịch bản xác suất thay đổi khi xác

suất ban đầu là 10%. Đặt P0: Xác suất ban đầu; và P1: Xác suất thay đổi P1

được tính theo cơng thức sau:

P1

Tuổi chủ hộ (năm)

Xác suất nghèo đa chiều ban đầu (P0) của hộ gia đình là 10%, nếu người đứng đầu chủ hộ có độ tuổi tăng lên thì xác suất thốt nghèo của hộ đó (P1) sẽ là 9,6%. Thay đổi xác suất (9,6 - 10 = -0,4%).

Trình độ văn hóa của chủ hộ

Xác suất nghèo đa chiều ban đầu (P0) của hộ gia đình là 10%, nếu người đứng đầu chủ hộ có trình độ văn hóa tăng lên thì xác suất thốt nghèo của hộ đó (P1) sẽ là 8,6%. Thay đổi xác suất (8,6 - 10 = -1,4%).

Số người phụ thuộc trong hộ

Xác suất nghèo đa chiều ban đầu của hộ gia đình là 10%, nếu hộ có thêm 1 người phụ thuộc, xác suất nghèo của hộ đó sẽ tăng lên 10,1%. Thay đổi xác suất (19,1-10 =9,1%).

Diện tích đất sản xuất

P0eB

1 P0(1

Xác suất nghèo đa chiều ban đầu của hộ gia đình là 10%, nếu hộ có thêm 1 m2 đất sản xuất thì xác suất thốt nghèo của hộ đó sẽ tăng lên 4,5%. Thay đổi xác suất (4,5 - 10 = -5,5%).

Giới tính của chủ hộ

Xác suất nghèo đa chiều ban đầu của hộ gia đình là 10%, nếu chủ hộ là nữ thì xác suất nghèo của hộ đó sẽ tăng lên 24,1%. Thay đổi xác suất (24,1 - 10 = 14,1%).

Vay từ định chế chính thức

Xác suất nghèo đa chiều ban đầu của hộ gia đình là 10%, nếu hộ có tham gia vay từ định chế chính thức thì xác suất thốt nghèo của hộ đó sẽ tăng lên 5,4%. Thay đổi xác suất (5,4 - 10 = -4,6%).

Như vậy, nghèo đa chiều chịu tác động trực tiếp bởi 06 yếu tố theo mức độ lần lượt là: (i) giới tính của chủ hộ, (ii) số người phụ thuộc trong gia đình,

(iii) diện tích đất sản xuất, (iv) vay từ định chế chính thức, (v) trình độ văn hóa của chủ hộ và (vi) tuổi của chủ hộ (được trình bày như bảng 4.20).

Bảng 4.20. Kết quả mức độ tác động của các yếu tố đến nghèo đa chiều

P0 = 10% Thay đổi xác suất

B Sig. Exp(B) P1 (Giá trị tuyệt đối) Vị trí

X1Tuoiho -0,045 0,055 0,956 9,6 0,4 6 X2vanhoach -0,163 0,003 0,849 8,6 1,4 5 X4Phuthuoc 0,754 0,004 2,126 19,1 9,1 2 X5Dientichsx -0,850 0,066 0,427 4,5 5,5 3 X6Gtinh 1,053 0,024 2,865 24,1 14,1 1 X7Vay -0,671 0,082 0,511 5,4 4,6 4

TĨM TẮT CHƯƠNG 4

Chương 4 trình bày các kết quả nghiên cứu định lượng phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tình trạng nghèo của hộ gia đình. Nghiên cứu được thực hiện trên 270 hộ gia đình trên địa bàn huyện Tân Hiệp, Kiên Giang. Tác giả sử dụng phương pháp MPI đo lường số hộ nghèo đa chiều (chiều y tế, chiều giáo dục và chiều mức sống), kết quả nghiên cứu cho thấy: tỷ lệ hộ nghèo đa chiều là 198 hộ (chiếm 73,3% ) cao hơn tỷ lệ hộ nghèo tính theo phương pháp đơn chiều (tiếp cận theo nghèo đơn chiều thì chỉ có 135 hộ nghèo chiếm 50% tổng số hộ được khảo sát) là 23,3%. Kết quả kiểm định mơ hình và các giả thuyết thơng qua khảo sát 270 hộ gia đình tại Huyện Tân Hiệp, Kiên Giang theo phương pháp lấy mẫu phân tầng thuận tiện cho thấy: (i) mơ hình phù hợp với dữ liệu thu thập từ thị trường; và (ii) kết quả kiểm định các giả thuyết cho thấy: tình trạng nghèo của các hộ gia đình tại Huyện Tân Hiệp, Kiên Giang chịu tác động bởi 06 yếu tố theo mức độ lần lượt là: (i) giới tính của chủ hộ, (ii) số người phụ thuộc trong gia đình, (iii) diện tích đất sản xuất, (iv) vay từ định chế chính thức, (v) trình độ văn hóa của chủ hộ và (vi) tuổi của chủ hộ.

CHƯƠNG 5

KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý NGHIÊN CỨU 5.1. KẾT LUẬN

Tình trạng nghèo của hộ gia đình khơng chỉ được xem là sự thiếu thốn về thu nhập và chi tiêu mà còn thể hiện ở việc không thỏa mãn được các nhu cầu cơ bản khác. Nghèo đa chiều là một phương pháp tiếp cận mới, qua đó hạn chế được việc bỏ sót những hộ gia đình khơng nghèo về thu nhập và chi tiêu nhưng họ lại nghèo về nhiều khía cạnh khác. Thay vì xem xét nghèo thu nhập và chi tiêu, những ai không được khám chữa bệnh, không được đến trường, không tiếp cận được nguồn vốn, thiếu việc làm cũng được xác định là nghèo. Vì vậy, phương pháp đo lường nghèo đa chiều có thể cung cấp sự hiểu biết sâu sắc hơn về tình hình kinh tế - xã hội của hộ gia đình theo tiếp cận nghèo đa chiều.

Dựa trên mơ hình nghiên cứu của Ayalneh Bogale và cộng sự (2005), Minot và cộng sự (2006), Wang và cộng sự (2007), Đinh Phi Hổ và cộng sự (2007), Olorusanya và Omotesho (2014) thì mơ hình và các giả thuyết nghiên cứu của tác giả đã được hình thành. Nghèo đa chiều chịu tác động bởi 09 yếu tố:

(i) giới tính của chủ hộ, (ii) trình độ văn hóa, (iii) quy mơ hộ, (iv) số người phụ thuộc, (v) quy mơ diện tích đất sản xuất, (vi) vay từ định chế chính thức, trình độ văn hóa của chủ hộ, (vii) tuổi của chủ hộ, (viii) thành phần dân tộc của chủ hộ, (ix) nghề nghiệp của chủ hộ.

Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là phương pháp nghiên cứu định lượng thơng qua khảo sát 270 hộ gia đình địa bàn Huyện Tân Hiệp, Kiên Giang (với tỷ lệ 50% là hộ nghèo và 50% là hộ khác nghèo).

Kết quả đo lường số hộ nghèo theo phương pháp MPI cho thấy, trong 270 hộ gia đình được khảo sát tại huyện Tân Hiệp có 198 hộ nghèo đa chiều, chiếm 73,3% và cao hơn tỷ lệ hộ nghèo tính theo phương pháp đơn chiều (tiếp cận theo nghèo đơn chiều thì chỉ có 135 hộ nghèo chiếm 50% tổng số hộ được khảo sát) là 23,3%. Có 63 trường hợp hộ khác nghèo được đo lường ở phương pháp đơn chiều nhưng lại là hộ nghèo theo phương pháp đo lường đa

Trong 270 hộ được khảo sát thì có 124 hộ gia đình thiếu hụt về giáo dục, 38 hộ gia đình thiếu hụt về mức sống và 59 hộ thiếu hụt về y tế. Điều này chứng tỏ, có sự khác biệt lớn về kết quả giữa đo lường nghèo đa chiều và đo lường nghèo đơn chiều.

Kết quả tổng quan lý thuyết cho thấy tình trạng nghèo của các hộ gia đình chịu tác động bởi 09 yếu tố. Tuy nhiên, khi thực hiện khảo sát thực tế 270 hộ gia đình trên địa bàn Huyện Tân Hiệp, Kiên Giang theo phương pháp lấy mẫu phân tầng thuận tiện thì kết quả phân tích hồi quy Binary Logistic lại cho thấy: tình trạng nghèo của các hộ gia đình chỉ chịu tác động bởi 06 yếu tố theo mức độ lần lượt là: (i) giới tính của chủ hộ, (ii) số người phụ thuộc trong gia đình, (iii) diện tích đất sản xuất, (iv) vay từ định chế chính thức, (v) trình độ văn hóa của chủ hộ và (vi) tuổi của chủ hộ.

Tuy nhiên, đề tài cũng có một số hạn chế nhất định: một là, do nguồn lực có hạn và hạn chế về mặt thời gian nên dẫn đến hạn chế về số lượng hoặc tính chuẩn xác của mẫu quan sát, đề tài đã áp dụng chọn mẫu theo phương pháp thuận tiện, nên hạn chế đối với những kết luận và đề nghị chính sách; và hai là, liên quan tới mơ hình nghiên cứu, do khả năng có hạn, cịn nhiều yếu tố nữa ảnh hưởng đến nghèo đa chiều mà tác giả chưa tiếp cận được.

5.2. HÀM Ý NGHIÊN CỨU

Hàm ý về giảm tỷ lệ hộ nghèo theo các chiều Về chiều y tế:

Qua kết quả nghiên cứu ở chương 4 cho thấy: điểm thiếu hụt theo chiều y tế của hộ có ảnh hưởng đến tình trạng nghèo đa chiều của hộ; khi điểm thiếu hụt trung bình theo chiều y tế của hộ càng lớn thì khả năng hộ rất dễ rơi vào hộ nghèo đa chiều hơn và ngược lại khi điểm thiếu hụt trung bình theo chiều y tế của hộ càng thấp thì hộ ít có khả năng rơi vào hộ nghèo đa chiều. Chính vì thế, địa phương cần có chính sách kéo giảm điểm thiếu hụt của hộ theo chiều y tế. Cụ thể :

Một là, cần có chính sách hỗ trợ để giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng. Kết quả điều

tra cho thấy : 30,7% số hộ được khảo sát thì có ít nhất 01 trẻ em suy dinh dưỡng trong hộ. Vì vậy, Để giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng thì cần có chính sách hỗ trợ sữa miễn phí cho trẻ em; hỗ trợ tập huấn kiến thức, hướng dẫn cách chăm sóc trẻ em cho các gia đình; cần có sự hỗ trợ về y tế và bổ sung vi chất dinh dưỡng thường xuyên, khám định kỳ (theo dõi thường xuyên) theo dõi sự tăng trưởng của trẻ, điều chỉnh chế độ dinh dưỡng phù hợp với trẻ và để phát hiện các trường hợp suy dinh dưỡng để sớm điều trị; tạo điều kiện để trẻ em được tiếp cận thức ăn, nước uống đầy đủ dinh dưỡng như: các bữa ăn dinh dưỡng và cung cấp bột dinh dưỡng cho trẻ; hỗ trợ hướng dẫn cách chọn thức ăn nhiều chất dinh dưỡng phù hợp với từng giai đoạn phát triển của trẻ; hỗ trợ tiền cho hộ nghèo có trẻ em suy dinh dưỡng để mua thức ăn, đồ uống cho trẻ; cần có cộng tác viên y tế giới thiệu, tư vấn, hướng dẫn cách chăm sóc bà mẹ khi mang thai và trẻ nhỏ theo định kỳ; cần thường xuyên tuyên truyền qua loa truyền thanh của xã về cách ni, chăm sóc trẻ, tuyên truyền, giáo dục cho người dân ý thức chăm sóc trẻ em; hỗ trợ chế độ dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai và thành lập tổ các bà mẹ nuôi con nhỏ, thường xuyên họp tổ để nhà nước tuyên truyền cách nuôi con nhỏ và thơng qua đó cấp phát tờ rơi về cách phịng tránh suy dinh dưỡng ở trẻ cho các bà mẹ.

Hai là, chính sách hỗ trợ người dân khám sức khỏe định kỳ. Kết quả điều tra cho thấy : 40% số hộ được khảo sát thì có ít nhất 1 thành viên nào trong hộ khơng đi khám sức khỏe định kỳ. Vì vậy, chính quyền địa phương cần kết hợp với các bệnh viện tỉnh, thành phố lớn để thực hiện các chương trình khám bệnh từ thiện nhằm tạo điều kiện cho người dân được khám, chữa bệnh định kỳ hằng năm.

Về chiều giáo dục

Qua kết quả nghiên cứu cho thấy: điểm thiếu hụt theo chiều giáo dục của hộ có ảnh hưởng đến tình trạng nghèo đa chiều của hộ; khi điểm thiếu hụt trung

bình theo chiều giáo dục của hộ càng lớn thì khả năng hộ rất dễ rơi vào hộ nghèo đa chiều hơn và ngược lại khi điểm thiếu hụt trung bình theo chiều giáo dục của hộ càng thấp thì hộ ít có khả năng rơi vào hộ nghèo đa chiều. Cụ thể :

Một là, Có chính sách phổ cập tiểu học trong người dân. Kết quả khảo sát cho thấy: 13,7% số hộ được khảo sát có ít nhất một thành viên trong gia đình chưa hồn thành chương trình học tiểu học. Chính vì thế, Huyện Tân Hiệp nói riêng và tỉnh Kiên Giang nói chung cần có chính sách kéo giảm điểm thiếu hụt của hộ theo chiều giáo dục, tức là phải vận động, tuyên truyền các hộ gia đình trong địa bàn Huyện tạo điều kiện cho con em được hồn tất ít nhất chương trình tiểu học (phổ cập bậc tiểu học) ;

Hai là, Có chính sách hỗ trợ người dân trong việc tạo điều kiện cho con em của họ trong độ tuổi đi học được đến trường. Kết quả khảo sát cho thấy: 46,7% số hộ được khảo sát có ít nhất một thành viên trong gia đình đang trong độ tuổi đi học nhưng không được đi học.

Về chiều mức sống:

Qua kết quả khảo sát ở chương 04 cho thấy: điểm thiếu hụt theo chiều mức sống của hộ có ảnh hưởng đến tình trạng nghèo đa chiều của hộ; khi điểm thiếu hụt trung bình theo chiều mức sống của hộ càng lớn thì khả năng hộ rất dễ rơi vào hộ nghèo đa chiều hơn và ngược lại khi điểm thiếu hụt trung bình theo chiều giáo dục của hộ càng thấp thì hộ ít có khả năng rơi vào hộ nghèo đa chiều. Chính vì thế, Huyện Tân Hiệp nói riêng và tỉnh Kiên Giang nói chung cần có chính sách kéo giảm điểm thiếu hụt của hộ theo mức sống. Điều này có nghĩa là:

Một là, cần có chính sách hỗ trợ cho người dân về điện sử dụng và sản xuất. Kết quả

khảo sát cho thấy: 49,3% hộ được khảo sát khơng có điện sản xuất và sử dụng. Hiện nay vẫn cịn nhiều hộ có nguồn điện sử dụng là do câu đuôi nhờ hộ khác, vừa khơng an tồn lại vừa phải trả chi phí cao cho việc sử dụng điện. Điều này cho thấy cịn nhiều hộ dân khơng thể bỏ tiền ra để có nguồn điện

sử dụng mà phải cần đến chính sách hỗ trợ của nhà nước hoặc phải câu đi nhờ hộ gia đình khác, khơng an tồn trong sử dụng nguồn điện. Chính vì thế nhà nước cần tiếp tục có chính sách hỗ trợ điện cho người dân và qua kết quả điều tra, phần đông các hộ đều đề xuất nhà nước cần rà soát, kéo điện miễn phí cho hộ chưa có điện (hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ câu đuôi nhờ hộ khác), cần hỗ trợ chi phí kéo điện cho hộ gia đình, hỗ trợ dây điện, cột điện cho hộ gia đình; cần tiếp tục có chính sách hạ thế điện đến tận vùng sâu, vùng xa để mọi người dân đều được sử dụng điện cho hộ gia đình và giảm giá điện thấp sáng hoặc hỗ trợ tiền điện hàng tháng cho hộ sử dụng.

Hai là, chính sách liên quan đến nhà vệ sinh. Kết quả khảo sát cho thấy: 53% các hộ

được khảo sát khơng có nhà vệ sinh hoặc có nhà vệ sinh chung. Hiện nay, vấn đề nhà vệ sinh ở nông thôn đang là vấn đề được đông đảo người dân quan tâm, với mong muốn được nhà nước quan tâm và có nhiều chính sách hơn nữa trong việc đảm bảo cho người dân có vệ sinh sử dụng, nâng cao dần chất lượng cuộc sống trong nhân dân. Để có nhà vệ sinh sử dụng trong sinh hoạt, đa phần các hộ được điều tra đã đề xuất nhà nước cần có chính sách cho vay tiền làm nhà vệ sinh (không lãi suất hoặc lãi suất thấp), cần hỗ trợ chi phí làm nhà vệ sinh, cũng như hỗ trợ bồn cầu và vật dụng khác để làm nhà vệ sinh.

Ba là, Chính sách liên quan đến nguồn nước sạch. Kết quả khảo sát cho thấy: 41,1%

các hộ được khảo sát không tiếp cận được với nguồn nước sạch. Để có nguồn nước sạch trong sinh hoạt cho nhân dân nhà nước cần đưa nước sạch đến tận nông thôn cho từng hộ dân sử dụng (xây dựng thêm nhiều trạm nước ở nông thôn cho nhân dân sử dụng); nhà nước cần hỗ trợ kéo ống dẫn nước đến tận nhà và có chính sách kéo nước sạch miễn phí cho mọi người dân sử dụng hoặc có chính sách hỗ trợ vay vốn kéo nước sạch hoặc cung cấp nước sạch miễn phí cho hộ nghèo, cận nghèo, giảm chi phí sử dụng nước cho các hộ dân sử dụng; đảm bảo cho mọi người dân đều có điều kiện tiếp cận nguồn nước sạch trong sinh hoạt, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho hộ dân.

Bốn là, chính sách về nhà ở. Kết quả khảo sát cho thấy: 26,7% các hộ được khảo sát khơng có nhà ở cố định. Vì thế, chính quyền địa phương cần có chính sách hỗ trợ người dân nghèo về vấn đề nhà ở thông qua các chương trình tặng nhà ở hoặc các hỗ trợ về vốn vay cho các hộ khó khăn về nhà ở.

Năm là, chính sách hỗ trợ về phương tiện nấu nướng. Kết quả khảo sát cho thấy: 53%

số hộ được khảo sát sử dụng củi, than để nấu nướng thức ăn. Vì vậy, chính quyền địa phương cần có các chính sách hỗ trợ người dân thơng qua các nguồn vốn vay ưu đãi hoặc không lãi suất để giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn

Sáu là, chính sách hỗ trợ các phương tiện/đi lại/thơng tin. Kết quả khảo sát cho thấy:

58,9% số hộ được khảo sát khơng có các phương tiện đi lại/thơng tin. Vì thế, chính quyền địa phương cần có các chính sách hỗ trợ người dân thông qua các nguồn vốn vay ưu đãi hoặc không lãi suất để giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn.

Hàm ý về các yếu tố tác động đến nghèo của các hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến nghèo đa chiều của hộ dân tại huyện tân hiệp tỉnh kiên giang (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)