50
2. Sản phẩm dịch vụ thỏa mãn khách hàng
3. Chất lượng nhân sự và trình độ chuyên nghiệp trong quản lý và điều hành NH 4. Công nghệ tiên tiến và khả năng khai thác sản phẩm
Từ các nhân tố này, tôi đã tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh nội tại của Saigonbank thông qua những thơng tin, dữ liệu thứ cấp để phân tích và đánh giá những tồn tại và ưu thế mà Saigonbank đang có. Sau đó, sử dụng dữ liệu sơ cấp để xác định mơ hình và sự ảnh hưởng của các nhân tố đến sự tranh tranh của Saigonbank.
2.4.1.3 Nghiên cứu định lượng
Được thực hiện bằng phương pháp khảo sát CBCNV và khách hàng của Saigonbank thông qua bảng câu hỏi chi tiết sau quá trình nghiên cứu định tính. Mục đích của việc điều tra này là để đo lường các yếu tố tác động đến sức cạnh tranh của Saigonbank, đồng thời kiểm tra mơ hình lý thuyết đặt ra.
Mẫu nghiên cứu: được lựa chọn theo phương pháp ngẫu nhiên, kích thước mẫu là 300 phần tử, phân bố tại Hội sở, các chi nhánh của Saigonbank trên địa bàn TPHCM theo giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp. Để đạt được kết quả tốt hơn, tôi đã tiến hành khảo sát thử 25 người. Sau đó thực hiện việc điều chỉnh lại một số câu hỏi chưa rõ hoặc giải thích thêm các thắc mắc của người được khảo sát để hạn chế đến mức tối thiểu số câu hỏi bị bỏ trống. Sau khi khảo sát thử, tôi tiến hành khảo sát 300 người đối tượng là nhân viên của ngân hàng SaigonBank và khách hàng có quan hệ giao dịch với SaigonBank trên địa bàn TPHCM, kết quả có 13 kết quả khảo sát bị loại vì chỉ có một sự lựa chọn cho các câu trả lời hoặc bỏ trống nhiều. Với 287 phiếu trả lời hồn chỉnh, chúng tơi tiến hành cập nhật và làm sạch dữ liệu bằng phần mềm SPSS 20.
2.4.1.4 Xây dựng thang đo
Theo nội dung phân tích ở trên, chúng tơi đã rút ra 4 nội dung chủ yếu về nhân tố năng lực để đánh giá sức cạnh tranh nội tại của Saigonbank. Sau khi điều chỉnh
thang đo về năng lực cạnh tranh nội tại của Saigonbank gồm 4 nhóm biến tiềm ẩn được mơ tả như sau:
- Tiềm lực tài chính và hiệu quả kinh doanh: tiềm lực tài chính là yếu tố đầu tiên ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của NHTM. Trong lĩnh vực ngân hàng tiềm lực về vốn tự có và hiệu quả kinh doanh sẽ tác động đến uy tín và lịng tin của khách hàng cũng như đảm bảo khả năng thanh tốn, mở rộng quy mơ hoạt động của ngân hàng.
- Sản phẩm dịch vụ thỏa mãn khách hàng: Sự thỏa mãn của khách hàng là yếu tố rất quan trọng bởi chỉ có khách hàng mới biết được chất lượng sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng như thế nào. Và điều này cũng tạo nên uy tín của ngân hàng.
- Chất lượng nhân sự và trình độ chun mơn trong quản lý Ngân hàng: Để thoả mãn khách hàng, trình độ chuyên nghiệp của đội ngũ nhân sự cũng như khả năng điều hành ngân hàng là yếu tố quan trọng. Hiện nay, để có thể nâng cao khả năng cạnh tranh giữa các ngân hàng thì yếu tố nhân sự cũng sẽ quyết định lợi thế cạnh tranh.
- Công nghệ tiên tiến và khả năng khai thác sản phẩm mới từ công nghệ: là yếu tố đánh giá về khả năng cung cấp các loại sản phẩm mới của ngân hàng ra thị trường, cũng như khả năng ứng dụng công nghệ tiến tiến vào trong quá trình kinh doanh của ngân hàng.
2.4.2 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
2.4.2.1 Mô tả mẫu và làm sạch dữ liệu
Mô tả mẫu
Nghiên cứu này sử dụng phương pháp chọn mẫu theo 4 thuộc tính: Giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, trình độ (Phụ lục 1)
- Về giới tính: kết quả khảo sát cho thấy có 129 nam, chiếm 44,95% và 158 nữ trả lời phỏng vấn, chiếm 55,05%.
52
- Về độ tuổi: kết quả khảo sát cho thấy nhóm người dưới 25 tuổi có 46 người chiếm 16,03%; từ 26-35 tuổi có 89 người chiếm 31,01%; từ 36-45 tuổi có 99 người chiếm 34,49% và còn lại 53 người tuổi từ 46-60 chiếm 18.47%.
- Về trình độ chun mơn: kết quả khảo sát cho thấy có 29 người trình độ trung cấp chiếm 10,10%; có 30 người trình độ cao đẳng chiếm 10,45%; có 217 người trình độ đại học chiếm 75,61% và 11 người chiếm 3,83% là trình độ sau đại học.
- Về nghề nghiệp: kết quả khảo sát cho thấy có 217 người làm việc trong ngành tài chính ngân hàng chiếm 75,61%; 30 người làm trong ngành quản lý sản xuất và vận
hành chiếm 10,45%; 29 người làm trong ngành nhân sự - marketing chiếm 10,10% và 11 người làm ngành nghề khác chiếm 3,83%.
Kết quả làm sạch dữ liệu
Phương pháp thực hiện : sử dụng bảng tần số để rà soát lại tất cả các biến quan sát nhằm tìm ra các biến có thơng tin bị sai lệch hay thiếu sót bằng cơng cụ phần mềm SPSS.
Lệnh : Analyze -> Descriptive Statistics -> Frequencies
Kết quả thực hiện : sau khi thực hiện lệnh cho kết quả, thấy khơng có biến quan sát nào bị sai lệnh hoặc thiếu. Vậy, dữ liệu có thể tiến hành các phân tích và kiểm định.
2.4.2.2 Các kết quả kiểm định
Kiểm định thang đo
Mục tiêu và phương pháp thực hiện:
- Mục tiêu: xác định mức độ ảnh hưởng của các biến quan sát tới các biến tiềm ẩn để loại bỏ những biến không đạt yêu cầu để thang đo có độ tin cậy thoả mãn điều kiện cho phép.
- Phương pháp: Sử dụng cơng cụ phân tích độ tin cậy Cronbach Alpha để loại các biến rác. Các biến có hệ số tương quan biến –tổng nhỏ hơn 0,30 sẽ bị loại và tiêu chuẩn để chọn thang đo khi nó có hệ số tin cậy Alpha đạt từ 0,6 trở lên. Bên cạnh đó, khi xét
54
độ tin cậy Cronbach Alpha, nếu biến quan sát nào bị loại mà làm cho hệ số Cronbach Alpha tăng lên chứng tỏ biến đó khơng cần thiết, cần loại bỏ.
Sau đó phân tích nhân tố khám phá EFA với điểm dừng khi trích các yếu tố có Eigenvalue là 1 và phương sai trích từ 0,50 trở lên để lọc ra các biến phù hợp.
Lệnh thực hiện : Analyze ->Dimension Reduction -> Factor
Các biến có trọng số nhỏ hơn 0,5 sẽ tiếp tục bị loại (Othman & Owen, 2002). Phương pháp tính hệ số sử dụng Principal Components với phép quay Varimax và điểm dừng khi trích các yếu tố Eigenvalue=1. Thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích phải bằng hoặc lớn hơn 50%. Kết quả phân tích EFA , cụ thể :
Với tổng số 19 biến độc lập (ký hiệu từ C.1 đến C.19) sau khi thực hiện Factor. Kết quả được EFA gom lại thành 05 nhóm nhân tố, với giá trị tổng phương sai trích là 78,554% (phụ lục 2)
(1) Nhân sự & điều hành (5 biến): C.12, C.13, C.14, C.15, C.19 (2) Tiềm lực tài chính (4 biến) : C.1, C.2, C.3, C.4
(3) Sản phẩm dịch vụ, công nghệ (4 biến) : C.7, C.8, C.17, C.18 (4) Hình ảnh thương hiệu (3 biến) : C.5, C.6, C.10
(5) Giá cả & liên kết (3 biến) : C.9, C.11, C.16
Kết quả phân tích Cronbanch Alpha của các thang đo cho thấy (lệnh thực hiện
Analyze -> Scale -> Reliability Analysis) ( phụ lục 2)
+ Thang đo nhân sự và điều hành: hệ số tin cậy Alpha =0,918>0,6. Các hệ số tương quan biến – tổng đều lớn hơn so với tiêu chuẩn cho phép (>0,3). Vì vậy, các biến này được chấp nhận.
+ Thang đo tiềm lực tài chính: hệ số tin cậy Alpha =0,918 >0,6. Các hệ số tương quan biến – tổng đều lớn hơn so với tiêu chuẩn cho phép (>0,3). Vì vậy, các biến này được chấp nhận.
+ Thang đo sản phẩm, dịch vụ công nghệ: hệ số tin cậy Alpha =0,855>0,6. Các hệ số tương quan biến – tổng đều lớn hơn so với tiêu chuẩn cho phép (>0,3). Vì vậy, các biến này được chấp nhận.
+ Thang đo hình ảnh thương hiệu:hệ số tin cậy Alpha =0,848>0,6. Các hệ số tương quan biến – tổng đều lớn hơn so với tiêu chuẩn cho phép (>0,3). Vì vậy, các biến này được chấp nhận.
+ Thang đo giá cả và liên kết: hệ số tin cậy Alpha =0,915>0,6. Các hệ số tương quan biến – tổng đều lớn hơn so với tiêu chuẩn cho phép (>0,3). Vì vậy, các biến này được chấp nhận.
Sơ đồ 2.3: Mơ hình lý thuyết theo EFA Nhân sự & điều hành
Sản phẩm dịch vụ, cơng nghệ
Tiềm lực tài chính
Giá cả & liên kết Hình ảnh thương hiệu
Năng lực cạnh tranh
Các biến kiểm sốt : - giới tính
- tuổi
- nghề nghiệp - trình độ
56
Các giả thuyết trong mơ hình :
H
1 : Nếu chất lượng nhân sự và trình độ trong quản lý, điều hành ngân hàng càng tốt thì khả năng cạnh tranh của ngân hàng càng cao.
H
2 : Nếu tiềm lực tài chính & hiệu quả kinh doanh của ngân hàng càng tốt thì năng lực cạnh tranh của ngân hàng càng được nâng cao.
H
3 : Nếu sản phẩm càng đa dạng và khác biệt hơn so với các đối thủ cạnh tranh
thì năng lực cạnh tranh của ngân hàng càng cao. H
4 : Nếu uy tín và thương hiệu càng cao và nổi tiếng thì càng làm tăng sức cạnh tranh của ngân hàng.
H
5 : Nếu giá cả càng cao thì năng lực canh trạnh của ngân hàng càng giảm. Ta có phương trình tổng qt được xây dựng như sau:
NLCT = β 1*Chatluong+β 2*taichinh+β 3*sanpham+β 4*thuonghieu+β 5*giaca Trong đó :
NLCT : Năng lực cạnh tranh nội tại của Saigonbank (được xem là biến phụ thuộc)
Các biến độc lập là :chatluong (Chất lượng nhân sự và quản lý điều hành); taichinh (tiềm lực tài chính và hiệu quả hoạt động kinh doanh); sanpham (Sản phẩm đa dạng và khác biệt); thuonghieu (hình ảnh thương hiệu nổi tiếng); giaca (giá cả của sản phẩm dịch vụ).
Kết quả kiểm định mơ hình
Phương pháp thực hiện : sử dụng công cụ hồi quy tương quan trong phần mềm SPSS để xác định mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc.
Lệnh : Analyze -> Regression – Linear
Dùng phương pháp đưa các biến vào cùng một lúc (Enter) để phân tích kết quả thu được, tóm tắt như sau (Phụ lục 3) :
Hệ số xác định được điều chỉnh Adjusted R-Square là 0,692 chứng tỏ mơ hình có sự phù hợp 69,2%.
Mức độ quan trọng của các thành phần tham dự vào việc đánh giá năng lực cạnh tranh nội tại của Saigonbank được phản ánh qua giá trị của các hệ số: các hệ số đều khác 0 chứng tỏ các thành phần đều tham dự vào năng lực cạnh tranh nội tại của ngân hàng.
So sánh giá trị cho thấy: Tiềm lực tài chính là yếu tố quan trọng nhất, tác động lớn nhất đến năng lực cạnh tranh nội tại của Saigonbank( = 0,366). Mỗi sự gia tăng về tiềm lực tài chính sẽ tác động làm tăng năng lực cạnh tranh của Saigonbank,cao hơn so với các yếu tố khác. Sản phẩm, dịch vụ và công nghệ(=0,289) ảnh hưởng khá mạnh đến năng lực cạnh tranh.Sản phẩm, dịch vụ tốt cùng với việc ứng dụng công nghệ hiện đại sẽ là yếu tố nâng cao sức cạnh tranh của ngân hàng. Các yếu tố khác như: chất lượng nhân sự và quản lý điều hành (=0,267);hình ảnh thương hiệu( = 0,128); và khi giá cả càng cạnh tranh và liên kết tăng lên làm cho sức cạnh tranh của ngân hàng giảm( = -0,101)
Như vậy, các giả thuyết H
1, H
2, H
3, H
4, H
5 đều được chấp nhận và chưa có cơ sở để bác bỏ những giả thuyết này.
Từ kết quả trên, phương trình hồi quy được xác định như sau :
NLCT=0,366*taichinh + 0,289*sanpham+0,267*Chatluong+0,128*thuonghieu-
0,101*giaca
Kết quả hồi quy cho thấy 05 thành phần đều tham gia vào mơ hình. Có sự ảnh hưởng lớn nhất là:tiềm lực tài chính và hiệu quả hoạt động kinh doanh; tiếp đến là sản phẩm-dịch vụ và công nghệ;chất lượng nhân sự và quản lý điều hành; hình ảnh thương hiệu và cuối cùng là yếu tố giá cả và liên kết tăng làm giảm sức cạnh tranh của ngân
58
Mơ hình hồi quy cũng đã thể hiện, yếu tố mà làm cho năng lực cạnh tranh ảnh hưởng nhiều nhất là tiềm lực tài chính, điều này phù hợp với tình trạng hiện nay khi mà vốn các ngân hàng Việt Nam rất nhỏ nếu so với các ngân hàng nước ngồi.Những ngân hàng có tiềm lực tài chính mạnh và hiệu quả hoạt động tốt cũng là những nhân tố làm cho sự trung thành của khách hàng đối với ngân hàng tăng lên. Bên cạnh đó thì sản phẩm dịch vụ tốt cũng làm tăng sự hài lòng của khách hàng đối với ngân hàng. Và khi mà giá cả các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng càng cao so với đối thủ cạnh tranhtác động làm giảmđến sức cạnh tranh của ngân hàng.
Kết quả nghiên cứu tương đối phù hợp với thực tế, nhưng kết quả đo lường năng lực cạnh tranh nội tại chỉ phản ánh đúng cho riêng NHTMCP Sài Gịn Cơng Thương; đối với các ngân hàng khác, kết quả này chỉ mang tính tham khảo. Nếu muốn có được kết quả chính xác thì cơng tác khảo sát phải được thực hiện lại trên quy mô của ngân hàng cần thực hiện đo lường.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Chương 2 của luận văn đã đi sâu vào phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của SGB. Để có cái nhìn khái qt và thực tiễn, luận văn đã giới thiệu khái quát về quá trình hình thành và phát triển của SGB. Tiếp đó, trình bày phương pháp nghiên cứu và các kết quả nghiên cứu thông qua khảo sát điều tra ý kiến của CBCNV đang làm việc tại SGB và khách hàng và đã xây dựng được phương trình các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh. Đồng thời, chương này luận văn cũng đi vào phân tích sâu thực trạng những nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của SGB. Bên cạnh đó, luận văn cũng phân tích và đánh giá thực trạng cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh một số dịch vụ của SGB so với một số ngân hàng, từ đó xác định những điểm mạnh, điểm yếu của SGB trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình. Cuối cùng xác định được vị thế cạnh tranh của SGB trên thị trường tiền tệ của Việt Nam.
Từ những kết quả phân tích trong chương 2 sẽ là một cơ sở cho việc đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh nội tại của SGB ở chương 3. Những giải pháp này xuất phát từ việc phát huy những điểm mạnh đồng thời khắc phục những điểm yếu để SGB có thể nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trong nền kinh tế ngày càng cạnh tranh gay gắt và khốc liệt giữa các ngân hàng trên thị trường tiền tệ Việt Nam và khu vực.
CHƯƠNG 3
CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP
3
3.1 KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG TMCP SÀI GỊN CƠNG
THƯƠNG GIAI ĐOẠN 2013-2017
Mục tiêu phát triển trong giai đoạn 2013-2017 là phát triển Saigonbank theo hướng hiện đại, hoạt động đa năng để trở thành một ngân hàng có quy mơ hoạt động lớn hơn, tình hình tài chính lành mạnh, hoạt động an tồn và hiệu quả dựa trên cơ sở cơng nghệ và trình độ quản lý tiên tiến, áp dụng các thông lệ, chuẩn mực quốc tế về hoạt động NHTM nhằm tạo nền tảng đến sau năm 2020 xây dựng Saigonbank trở thành ngân hàng hiện đại, đạt trình độ tiên tiến trong khu vực, đáp ứng đủ các chuẩn mực quốc tế về hoạt động ngân hàng, có khả năng cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài.
Dưới đây là bảng các chỉ tiêu hoạt động cụ thể Saigonbank đề ra phấn đấu đạt được trong giai đoạn 2013-2017
61
Bảng 3.1: Các chỉ tiêu tài chính của Saigonbank giai đoạn 2013-2017
Đơn vị: tỷ đồng ST T CHỈ TIÊU 2013 2014 2015 2016 2017 1 Tổng nguồn vốn 15.900 17.013 18.204 19.478 20.842 2 Vốn điều lệ 3.080 3.500 4.000 4.500 5.000 3 Tổng nguồn vốn huy động, trong đó: 11.840 12.669 13.556 14.505 15.520
- Tiền gửi của khách hàng
11.183 11.966 12.804 13.700 14.659
- Tiền gửi và vay TCTD khác 502 537 575 615 658
- Vốn tài trợ ủy thác đầu tư
155 166 177 190 203
4 Tổng dư nợ cho vay
11.400 11.970 12.808 13.704 14.664 5 Tỷ lệ nợ xấu/ Tổng dư nợ