2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của BIDV – Chi nhánh SGD2
BIDV–Chi nhánh SGD2 được thành lập theo văn bản chấp thuận số 330QĐ/NH5 ngày 27 tháng 11 năm 1995 của Thống đốc NHNN. Chính thức đi vào hoạt động từ ngày 25/03/1997, là một thành viên non trẻ, nhưng với quyết tâm và nỗ lực của mình trong những năm qua, Chi nhánh luôn đạt được mức tăng trưởng cao hơn so với mức tăng trưởng của hệ thống, và từng bước khẳng định được vị trí của mình trên địa bàn TPHCM.
Trụ sở chính của Chi nhánh SGD2 đặt tại 117 Nguyễn Huệ, phường Bến Nghé, quận 1 TPHCM. Ra đời cách đây 14 năm trên một địa bàn được xem là nơi có nền kinh tế năng động nhất cả nước, TP.HCM đã tạo nên nhiều tiềm năng và cơ hội phát triển, đặc biệt là đối với hoạt động kinh doanh tiền tệ - tín dụng - ngân
hàng. Tuy nhiên, năm đầu tiên thành lập lại rơi vào thời điểm nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ khu vực, nên Chi nhánh SGD2 đã gặp khơng ít những khó khăn, thử thách trong mọi mặt hoạt động kinh doanh của mình. Hơn nữa, đây cịn là thời kỳ mà hoạt động của ngành ngân hàng đang co cụm, tập trung chủ yếu vào việc chấn chỉnh lại sau hàng loạt các vụ án kinh tế có liên quan đến ngành. Tuy vậy, sau 14 năm xây dựng và phát triển, từ con số không, Chi nhánh SGD2 đã đạt được những kết quả đáng kể, dần khẳng định là một đơn vị mạnh của BIDV. Đến nay, hình ảnh và thương hiệu BIDV – Chi nhánh SGD2 được lưu lại trên nhiều dự án lớn của Thành phố như Khu đô thị mới Thủ Thiêm, Bệnh viện Việt Pháp, Dự án The Financial Tower…
2.1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV – Chi nhánh SGD2
Chặng đường 14 năm xây dựng và trưởng thành chưa phải là quãng đường thật dài, nhưng là chặng đường phát triển đầu tiên của một Chi nhánh lớn, gắn liền với quá trình đổi mới của hệ thống tài chính tiền tệ Việt Nam trong thời kỳ hội nhập và phát triển, cơ hội nhiều nhưng cũng đầy những khó khăn thách thức. Những thành quả từ hoạt động kinh doanh của Chi nhánh SGD2 trong thời gian qua là rất
đáng ghi nhận: góp phần tích cực trong việc hồn thành kế hoạch kinh doanh của BIDV với tốc độ phát triển năm sau luôn cao hơn năm trước, xác lập vị thế của mình trên thị trường tiền tệ TPHCM bằng uy tín và chất lượng hoạt động ngày càng cao, tạo những bước đi hợp lý để làm cơ sở cho việc xây dựng một NH hiện đại,... từng bước khẳng định vai trò là một đơn vị mạnh của BIDV, một NH có sức cạnh tranh cao trên một địa bàn năng động như TP.HCM. Các kết quả kinh doanh chính của Chi nhánh SGD2 thể hiện qua bảng 2.1.
Bảng 2.1: Các chỉ tiêu kinh doanh chính 2007 - 09T/2011 ĐVT: tỷ đồng, %
Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 09T/2011
HĐV 6,492 9,490 13,501 13,611 9,291
Dư nợ cho vay 6,709 11,090 14,518 11,615 14,797
LNTT 210 289 256 358.9 151.34
(Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp Chi nhánh SGD2)
2.2 Môi trƣờng kinh tế vĩ mơ địa bàn TP.HCM 2.2.1 Tình hình kinh tế - xã hội địa bàn TP.HCM
Năm 2010 là năm đầy khó khăn và thử thách của kinh tế TP.HCM, trong bối cảnh kinh tế tồn cầu có nhiều bất ổn, lạm phát tăng cao, cùng với cả nước thành phố đã có nhiều giải pháp đưa kinh tế từng bước vượt qua khó khăn. Bên cạnh sự hỗ trợ của chính quyền thành phố, thì chính các doanh nghiệp cũng đã tự nỗ lực để vươn lên với nhiều giải pháp của đơn vị mình. TP.HCM đã gần như cơ bản đạt được các chỉ tiêu đề ra cho năm 2010 và 09 tháng năm 2011 các chỉ tiêu đạt khá.
Bảng 2.2: Chỉ tiêu kinh tế chủ yếu giai đoạn 2009 – 2010 và 09 tháng 2011:
Chỉ tiêu 2009 2010 09/2011
1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) 7,8% 11,8% 10%
2. Thu nhập bình quân đầu người (USD) 2.500 3.100
3. Giá trị sản xuất công nghiệp (tỷ đồng) 442.684 609.268 526.393
4. Giá trị tăng thêm các ngành DV (tỷ đồng) 181.152 221.942 331.887
5. Kim ngạch xuất khẩu (tr USD) 18.310 20.967 20.335
6. Kim ngạch nhập khẩu (tr USD) 14.830 21.064 19.048
7. Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng 7,71% 9,58% 14,49%
8. Tổng vốn đầu tư trên địa bàn (tỷ đồng) 143.262 173.492 110.472
9. Dân số (triệu người) 7,16 7,39
(Nguồn: cục thống kê TP.HCM)
- Thuận lợi:
+ Thành Phố tiếp tục giữ mức tăng trưởng GDP cao so với bình quân cả nước, giá trị tổng sản phẩm trên địa bàn 09 tháng 2011 ước đạt 358.361 tỷ đồng, tăng 10% so cùng kỳ.
+ TP.HCM vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng về xuất khẩu trong bối cảnh đầy biến động của kinh tế thế giới nói chung và trong nước nói riêng.. 09 tháng năm 2011 tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước thực hiện 20.335,3 triệu USD, tăng 19,3% so với cùng kỳ năm trước.
+ Tỷ lệ thất nghiệp là 5,1%, liên tục giảm từ năm 2007 đến nay.
- Khó khăn:
+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao nhưng kinh tế thành phố vẫn còn thiếu tính ổn định và chưa đồng bộ, nhiều vấn đề tồn tại cần giải quyết triệt để như hàng lậu, giá cả nguyên vật liệu vẫn còn biến động; Chỉ số giá tiêu dùng tăng cao, cả năm tăng 9,58%. Chỉ số giá bình quân 9 tháng năm 2011 so với cùng kỳ tăng 14,49%.
+ Thị trường vàng, bất động sản còn diễn biến phức tạp. Điều này làm cho hoạt động xuất nhập khẩu, đầu tư nước ngồi và hoạt động tài chính bị ảnh hưởng.
+ TP.HCM là trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước nhưng sự phát triển kinh tế của Thành phố trong năm 2010 là chưa xứng tầm, GDP 09 tháng đầu năm 2011 chỉ tăng trưởng 10% so với cùng kỳ. Vai trị trung tâm vùng kinh tế trọng điểm phía Nam của TP.HCM ngày càng sụt giảm. Môi trường đầu tư ngày càng kém lợi thế so với các tỉnh lân cận. Theo công bố của VCCI về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh 2010, TP.HCM tụt 7 bậc so với năm 2009 với 59,67 điểm, đứng ở vị trí thứ 23.
+ Một tồn tại khác khá nghiêm trọng gây bức xúc của người dân cũng như doanh nghiệp và cả các nhà đầu tư nước ngồi chính là vấn đề hạ tầng của thành phố. Tình trạng ùn tắc giao thơng, ngập lụt, ơ nhiễm mơi trường... đã làm cho hoạt động kinh tế trì trệ. Mặc dù các vấn đề này tồn tại đã lâu nhưng vấn đề xử lý, khắc phục chậm, khiến tình trạng này khơng giảm mà cịn tăng...
Đây chính là những điểm yếu mà chính quyền thành phố cần phải giải quyết rốt ráo và triệt để trong thời gian tới. Có giải quyết được những vấn đề trên, kinh tế thành phố mới có thể tăng trưởng một cách lâu dài và ổn định.
2.2.2.2 Về cơ chế chính sách
- Lãi suất cơ bản: năm 2010 lãi suất cơ bản ở mức ổn định, từ ngày 01 tháng 12 năm 2009 đến ngày 01 tháng 11 năm 2010 lãi suất cơ bản ở mức 8%, từ ngày 05 tháng 11 năm 2010 đến ngày 01 tháng 12 năm 2010 lãi suất cơ bản ở mức 9%.
- DTBB: từ tháng 01/2008 - 01/2011 đến nay, tỷ lệ DTBB được điều chỉnh giảm (văn bán số 1925/QĐ-NHNN 26/8/2011), việc điều chỉnh này của NHNN, một mặt, nhằm đưa ra tín hiệu nới lỏng tiền tệ; mặt khác, thơng qua việc nâng cao hệ số nhân tiền chính thức mở rộng khả năng cho vay, kích thích các NHTM đẩy mạnh hoạt động tín dụng, tích cực cung ứng vốn cho nền kinh tế.
- Tỷ giá: Diễn biến tỷ giá USD trên thị trường năm 2010 có 3 cột mốc đáng chú ý. Giai đoạn quý I/2010: Ngày 10/2, NHNN bất ngờ phá giá VND thêm 3,3% từ 17.941 lên mức 18.544. Giai đoạn quý II/2010: sau thời gian căng thẳng của tỷ giá trong quý I, sang quý II giá USD thị trường tự do và thị trường chính thức giảm và rời mốc trần do NHNN quy định. Giai đoạn quý III, IV/2010: USD tự do biến động mạnh vượt tỷ giá chính thức. Ngày 18/08/2010 NHNN bất ngờ điều chỉnh tỷ giá bình quân LNH lên mức 1USD = 18.932VND, tương đương với việc VND giảm giá 2%. Như vậy, trong vòng chưa đầy một năm NHNN đã 3 lần điều chỉnh tăng tỷ giá LNH và VND bị mất khoảng 10,5%. Giá USD trên thị trường tự do liên tục tăng mạnh và vượt mức 20.000 vào ngày 19/10.
Như vậy, sự biến động mạnh với nhiều trạng thái khác nhau của USD trong năm 2010 đã gây nên bất ổn cho nền kinh tế đồng thời khiến cho các mất cân đối vĩ mơ như tình trạng nhập siêu, lạm phát... ngày càng trở nên trầm trọng và khó kiểm sốt hơn.
Bảng 2.3: tỷ giá năm 2010 và 30/09/2011
Chỉ tiêu Tỷ giá
2010 30/09/2011
Thị trường LNH 18.544 - 18.932 20.618
Tỷ giá tại NHTM 18.950 - 18.990 20.490 - 20.640
Tỷ giá trên thị trường tự do 19.500 - 20.000 20.580 - 20.650
(Nguồn: tổ kinh doanh ngoại tệ chi nhánh SGD2)
2.2.2.3.1 Thị trƣờng vàng: năm 2010 và thời điểm 30/09/2011
Chỉ tiêu Mức giá cao nhất 2010 30/09/2011
Giá vàng thế giới 1.421 USD/ounce 1.615,9 USD/ounce
Giá vàng SIC 36,50 - 38,02 triệu đồng/lượng 43,76- 44,34 triệu đồng/lượng (Nguồn sjc.com.vn)
Đầu năm 2010, giá vàng thế giới ở mức 1,114 USD/ounce, giá vàng trong nước ở mức 26,67 triệu đồng/lượng. Trong năm giá vàng tăng mạnh và liên tục biến động, lập kỉ lục vào ngày 09/11/2010 khi chạm mức 38,2 triệu đồng/lượng, cao hơn giá vàng thế giới gần 2 triệu đồng/lượng. Giá vàng thế giới mức cao nhất năm 2010 là 1.421 USD/ounce, thời điểm 30/09/2011 giá vàng thế giới là 1.615 USD/ounce, tăng 8% so với thời điểm cao nhất của năm 2010. Tương ứng giá vàng trong nước cũng tăng từ lên 44,34 triệu đồng/lượng.
Do giá vàng biến động mạnh mẽ, NHNN đã đưa ra khá nhiều quy định nhằm hạ nhiệt thị trường vàng như cấp quota nhập khẩu vàng, giảm thuế nhập khẩu vàng từ 1% xuống còn 0% từ ngày 12/11/2010; tăng thuế xuất khẩu vàng từ 0% lên 1% từ 01/01/2011. NHNN đã ban hành Thông tư 22/2010 về quản lý huy động và cho vay bằng vàng đối với các TCTD. Kể từ ngày 29-10, TCTD sẽ chỉ được phép HĐV bằng vàng thông qua phát hành GTCG, thay vì hình thức phát hành sổ tiết kiệm vàng trước đây…
2.2.2.3.2 Tình hình hoạt động ngân hàng:
- Lợi nhuận khả quan: 06 tháng đầu năm 2011, bức tranh lợi nhuận của các ngân hàng nhìn chung khá sáng sủa. Phần lớn các ngân hàng công bố lợi nhuận đều đạt được từ 45-50% kế hoạch. Tín dụng vẫn là kênh mang lại nguồn thu chủ yếu trong cơ cấu lợi nhuận các NHTM. Hoạt động dịch vụ của các ngân hàng cũng tăng trưởng mạnh. Tính đến 31/3/2011, EIB tăng trưởng hơn 320%, STB tăng 48,5%, CTG tăng 30%, ACB tăng 152% so với cùng kỳ 2010, hoạt động dịch vụ của VCB giảm nhẹ 2%, SHB giảm 17% so với cùng kỳ.
NH LNTT 06T/2011 % tăng trƣởng cùng kỳ 2010 Chỉ tiêu 2011 % hoàn thành Vietinbank 3.619,4 68% 5.100 70.9% Eximbank 1.690 85% 3.000 56% VCB 3.619,4 68% 5.650 53% Techcombank 1.500 4.000 40% Sacombank 1.490,5 13.5% 2.700 50% Đông Á 675 1.350 50% ABBank 307.6 664 46.30% Western Bank 168 350 48% Đại Á 220 500 44% Tienphong 139 462 30% Navibank 127,56 72% 276 46.2% (Nguồn: số liệu tổng hợp từ các TCTD)
- Các ngân hàng thiếu vốn tăng vốn điều lệ: Đến 30/06/2011, đã có 6 trên
tổng số 11 ngân hàng đã tăng vốn điều lệ lên 3.000 tỷ đồng. 5 ngân hàng còn lại đang gấp rút hồn thành lộ trình tăng vốn trước hạn 31/12/2011.
Bảng 2.5: Tình hình tăng vốn của một số ngân hàng nhỏ
Đơn vị: nghìn tỷ đồng
Ngân hàng Vốn điều lệ 2010 Vốn tại 30/6/2011 Vốn cần tăng 2011
Western Bank 2000 3000 0 Nam A Bank 2000 3000 0 VietA Bank 2936 3098 0 HD Bank 2000 3000 0 Ficombank 2000 3000 0 Navibank 1820 3010 0 GiaDinh Bank 2000 2000 1000 SaiGon Bank 2460 2460 540 BaoViet Bank 1500 1500 1500 PG Bank 2000 2000 1000 OCB 2635 2905 95 (Nguồn: số liệu tổng hợp từ các TCTD)
- Huy động tăng trƣởng thấp và cạnh tranh huy động gay gắt: tính đến 20/06, tăng trưởng HĐV của hệ thống NH đạt 2,88%, so với 11% cùng kỳ năm 2010. Huy động VND và USD tăng lần lượt 1,42% và 8,94%. Mặc dù lãi suất trần VND áp ở mức 14%, rất nhiều NHTM đã phá rào lãi suất do lạm phát quá cao. Để đảm bảo khả năng thanh khoản, bên cạnh cơ chế thỏa thuận lãi suất, các ngân hàng cịn đưa ra rất nhiều chính sách khuyến mại nhằm thu hút người gửi tiền. Một
hình thức rút thăm trúng thưởng; Thưởng tiền mặt cho KH giới thiệu khách hàng khác đến gửi tiền (HSBC…); Bảo đảm tiền gửi VND bằng USD (Agribank….); Tiền gửi gắn với đầu tư (Sacombank); Chi hoa hồng môi giới, ủy thác đầu tư…
- Hoạt động thanh tốn khơng dùng tiền mặt tiếp tục có nhiều chuyển biến tích cực: Trong tổng doanh số thanh toán qua ngân hàng , thanh toán không dùng tiền mặt chiếm 86%, thanh toán bằng điện tử chiếm trên 74%. Thẻ ngân hàng tiếp tục tăng trưởng nhanh. Trong 6 tháng đầu năm, số lượng thẻ phát hành đã đạt trên 34 triệu thẻ với 51 tổ chức phát hành và hơn 240 thương hiệu thẻ; toàn hệ thống có gần 12.000 ATM và gần 58.000 thiết bị chấp nhận thẻ (POS) (Số liệu từ báo cáo tình hình hoạt động 06 tháng 2011 của NHNN).
2.2.3 Môi trƣờng kinh doanh ngân hàng trên địa bàn
2.2.3.1 Thực trạng của hệ thống ngân hàng 09 tháng năm 2011
- Về chính sách: NHNN ban hành các chính sách kiểm sốt thị trường theo
hướng thắt chặt tín dụng. 09 năm 2011, NHNN đã ban hành hàng loạt các biện pháp hành chính nhằm kiểm sốt thị trường. Trong đó, chủ yếu là các gói giải pháp nhằm kiểm soát lạm phát, điều tiết thị trường ngoại hối và hạn chế cuộc chạy đua lãi suất huy động giữa các NHTM. Trong số các giải pháp này, gói giải pháp quản lý thị trường ngoại hối đã đem lại kết quả rõ rệt. Các gói giải pháp cịn lại dường như vẫn có độ trễ hoặc chưa được thực thi hiệu quả.
Bảng 2.6: Một số biện pháp hành chính đƣợc NHNN ban hành 09 tháng 2011
Tên văn bản Ngày Nội dung chính
Thắt chặt tiền tệ
NQ 11/NQ-CP 24/02/2011 Đưa ra 6 nhóm giải pháp nhằm thắt chặt CSTT & tài
khóa
CT 01/CT-NHNN 01/03/2011 Triển khai thực hiện NQ11
QĐ 379/QĐ-NHNN 08/03/2011 Tăng LSCK, tái cấp vốn, lãi suất cho vay qua đêm
lên 12%
QĐ 692/QĐ-NHNN 31/03/2011 Tăng lãi suất tái cấp vốn, lãi suất cho vay qua đêm lên
13,0%
QĐ 929/QĐ-NHNN 29/04/2011 Tăng lãi suất chiết khấu, tái cấp vốn lên 14%
HĐV VNĐ
TT 02/2011/TT-NHNN 03/3/2011 Quy định trần lãi suất huy động VND 14%
CV 3675/NHNN-CSTT 11/05/2011 NHNN phản hồi về việc HĐV dưới hình thức nhận
tiền gửi tiết kiệm bằng VND đảm bảo USD
TT 11/2011/TT-NHNN 29/04/2011 Dừng việc huy động và cho vay vốn bằng vàng
TT số 04/2011/TT-NHNN 10/03/2011 Áp dụng lãi suất không kỳ hạn trong trường hợp rút tiền trước hạn
TT 14/2011/TT-NHNN 02/06/2011 Quy định trần lãi suất huy động USD 2%
QĐ 750/QĐ-NHNN 09/04/2011 Tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ lên 4-6%
QĐ số 1209/QĐ-NHNN 01/06/2011 Tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ lên 5-7%
TT 13/2011/TT-NHNN 31/05/2011 Yêu cầu công ty nhà nước bán ngoại tệ cho NH
Tín dụng
TT 05/2011/TT-NHNN 10/03/2011 Quy định thu phí cho vay đối với TCTD
TT 07/2011/TT-NHNN 24/03/2011 Thu hẹp đối tượng cho vay bằng ngoại tệ