5. Kết cấu luận văn
2.1 Giới thiệu về ngành dịch vụ vận tải đƣờng biển và Công ty
2.1.1.1 Khái niệm, phân loại và đặc điểm của dịch vụ vận tả
2.1.1.1 Khái niệm, phân loại và đặc điểm của dịch vụ vận tải đường biển đường biển
Dịch vụ vận tải đường biển là hoạt động vận tải có liên quan đến việc sử dụng kết cấu hạ tầng, các thiết bị xếp dỡ, các phương tiện vận tải, các dịch vụ khác có liên quan…gắn liền với các tuyến đường biển nối liền các vùng, miền trong một quốc gia, các quốc gia, các khu vực trên thế giới để phục vụ cho việc dịch chuyển hành khách và hàng hóa trên những tuyến đường biển.
Có nhiều cách phân loại dịch vụ vận tải đường biển, theo phân loại của Tổ chức Thương mại Thế giới ( Word Trade Organization –WTO), dịch vụ vận tải đường biển được chia thành 04 nhóm là :
Nhóm 1: Vận tải đường biển quốc tế (International Maritime Transport)
Vận tải đường biển có năng lực vận chuyển rất lớn, phương tiện vận tải đường biển là các tàu có sức chở cao, hầu như không bị giới hạn về số lượng và thời gian trên cùng một tuyến đường như những phương tiện vận tải khác. Vận tải đường biển thích hợp cho việc vận chuyển hầu hết các loại
hàng hóa, đặc biệt là những hàng hóa có giá trị thấp và khối lượng vận chuyển lớn. Giá thành vận tải đường biển thuộc loại thấp nhất trong các dịch vụ vận tải do trọng tải tàu biển lớn, cự ly vận chuyển trung bình lớn, năng suất lao động cao, chi phí thấp…
Ngày nay, do việc áp dụng phát triển của khoa học, kỹ thuật,công nghệ, thông tin trong dịch vụ vận tải đường biển nên hiệu quả ngày càng cao.
Bên cạnh đó, vận tải đường biển cũng có một số các hạn chế sau: Tốc độ các loại tàu biển tương đối thấp so với nhiều loại hình vận tải khác, trung bình chỉ khoảng 14-20 hải lý/giờ, do vậy khơng thích hợp với những loại hàng hóa có yêu cầu giao hàng nhanh. Vận tải đường biển chịu nhiều tác động của điều kiện tự nhiên do vậy độ rủi ro cao. Các tàu biển hoạt động tương đối độc lập giữa các vùng không gian rộng lớn khi xảy ra sự cố thì việc cứu hộ, cứu nạn rất khó khăn. Các tuyến đường vận tải đường biển thường rất dài, thời gian hành trình dài, cho nên các tàu phải dừng chân ở nhiều cảng khác nhau thuộc các quốc gia khác nhau, do đó rất dễ bị ảnh hưởng bởi các chính sách kinh tế, pháp luật của các quốc gia đó, tác động đó càng lớn khi các quốc gia đó xảy ra các sự cố như: Chiến tranh, thiên tai, đình cơng…
Nhóm 2: Dịch vụ hỗ trợ hàng hải (Maritime Auxiliary Service) bao gồm các dịch vụ: Xếp dỡ hàng hóa, lưu kho bãi và cho thuê kho bãi, dịch vụ hải quan, dịch vụ làm hàng container, đại lý tàu biển, dịch vụ giao nhận hàng hóa.
Nhóm 3: Nhóm tiếp cận/ sử dụng dịch vụ cảng (Access to/ Use of Port Service), bao gồm: Hoa tiêu; lai dắt và hỗ trợ kéo tàu biển; cung cấp thực phẩm, dầu, nước, thu gom rác thải và xử lý nước la-canh; dịch vụ cảng vụ; bảo đảm hàng hải; dịch vụ khai thác trên bờ cần thiết cho con tàu kể cả cung cấp thông tin liên lạc, nước và điện công cộng; sửa chữa khẩn cấp trang thiết bị và dịch vụ neo đậu và cập cầu cảng.
Nhóm 2 và nhóm 3 là những nhóm dịch vụ mang tính phụ thuộc, đi cùng và phát triển cùng với vận tải đường biển.
Nhóm 4 : Vận tải đa phương thức quốc tế (International Multi modern Transport)
Đây là phương thức vận tải hàng hóa bằng ít nhất hai phương thức vận tải khác nhau trở lên, trên cơ sở một hợp đồng vận tải đa phương thức từ một điểm ở một nước tới một điểm được chỉ định ở nước khác để giao hàng.
“Nguồn: Hướng phát triển của các doanh nghiệp đại lý hàng hải tại khu vực cảng biển Hải Phòng, 2010)” [17].