Tiềm năng ngành dịch vụ vận tải đường biển Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần vận tải biển sài gòn , luận văn thạc sĩ (Trang 45 - 47)

5. Kết cấu luận văn

2.1 Giới thiệu về ngành dịch vụ vận tải đƣờng biển và Công ty

2.1.1.3 Tiềm năng ngành dịch vụ vận tải đường biển Việt Nam

Với vị trí địa lý là nằm ở khu vực có mạng lưới vận chuyển hàng hóa năng động vào bậc nhất thế giới, theo dự đoán của các chuyên gia trong vòng từ 5-10 năm tới khoảng 2/3 số lượng hàng hóa xuất nhập khẩu của thế giới sẽ phải đi qua vùng Biển Đông, đây là cơ hội rất lớn cho Việt Nam với hơn 3260 km bờ biển, dọc bờ biển có rất nhiều địa điểm có thể xây cảng biển phát triển dịch vụ vận tải đường biển đem lại nguồn thu đáng kể cho đất nước.

Mặc dù được sự quan tâm của Đảng và nhà nước nhưng sự phát triển của ngành dịch vụ vận tải đường biển Việt Nam vẫn chưa xứng với tiềm năng mình. Đến đầu năm 2010, đội tàu biển Việt Nam với 1.654 tàu, trong đó có 450 tàu biển hoạt động tuyến quốc tế với tổng trọng tải đạt 6,2 triệu DWT xếp vị trí 60/152 quốc gia và xếp thứ 4 trong 10 nước ASEAN. Về tuổi tàu, đội tàu Việt Nam xếp sau Singapore, với trung bình là 12,9 tuổi. Hiệu quả mà các doanh nghiệp vận tải biển Việt Nam thu được vẫn chưa xứng với nỗ lực đầu tư. Ngay ở thị trường trong nước, đội tàu biển Việt Nam chỉ giành được khoảng 15% thị phần vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu, hơn 85%

còn lại tương đương 251 triệu tấn hàng/năm thông qua các cảng biển cả nước đang do các đội tàu nước ngoài đảm nhận.

Đối tượng vận chuyển chủ yếu của các doanh nghiệp vận tải đường biển Việt Nam chỉ là các loại nông sản như: Gạo, đường , tiêu, sắn lát…các loại hàng tiêu dùng như giày dép, thủy sản (xuất khẩu), các loại hàng nguyên vật liệu thô như: Quặng sắt, clinker, phân bón…là các loại hàng có giá trị thấp, giá cước vận tải không cao.

Các tuyến hoạt động chủ yếu của các doanh nghiệp vận tải đường biển Việt Nam là trong các khu vực thuộc Châu Á, hoặc các tuyến đi sang Nam Mỹ, Châu Phi…hiện tại một số doanh nghiệp đang cố gắng để mở các tuyến mới đi các khu vực xa hơn trên thế giới như Úc, Mỹ, Bắc Âu…

Việt Nam còn thiếu những cơ sở vật chất như hệ thống cảng biển, cảng trung chuyển, hệ thống dịch vụ hàng hải, đóng và sửa chữa tàu biển qui mô, hệ thống nghiên cứu khoa học công nghệ biển, các cơ sở dự báo thiên tai từ biển...để có thể trở thành quốc gia có tầm cỡ trong dịch vụ vận tải đường biển.

Quyết định số 1601/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam ngày 15/10/2009 phê duyệt qui hoạch phát triển dịch vụ vận tải đường biển Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 cũng nêu rõ “

Quan điểm phát triển: Phát huy tối đa lợi thế về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của đất nước, đặc biệt là tiềm năng biển để phát triển tồn diện và có bước đột phá về giao thông vận tải biển nhằm góp phần thực hiện những mục tiêu của chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, cụ thể là đến năm 2020 kinh tế hàng hải đứng thứ hai và sau 2020 kinh tế hàng hải đứng thứ nhất trong 05 lĩnh vực phát triển kinh tế biển; đồng thời góp phần củng cố an ninh, quốc phòng của đất nước.

Mục tiêu, định hướng phát triển: Đến năm 2020 phải thỏa mãn đầu đủ các nhu cầu vận tải đường biển của nền kinh tế quốc dân với mức tăng

trưởng cao, bảo đảm chất lượng cao, giá thành hợp lý và hạn chế ô nhiễm môi trường.”

2.1.2 Giới thiệu đặc điểm, quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Vận tải biển Sài Gòn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần vận tải biển sài gòn , luận văn thạc sĩ (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)