Tình hình nợ xấu của ngân hàng Sacombank từ năm 200 7 2016

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín (Trang 54 - 60)

ĐVT: Tỷ VNĐ và % 178 252 516 821 813 1,447 1,352 1,369 2,257 2,432 0 500 1,000 1,500 2,000 2,500 3,000 0.00 2.00 4.00 6.00 8.00 10.00 12.00 14.00 16.00 18.00 20.00 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Dự phịng rủi ro tín dụng Tỷ lệ nợ xấu ROA ROE

Nguồn: Xử lý bởi phần mềm Excel Tình hình chi phí trích lập dự phịng rủi ro tín dụng của ngân hàng Sacombank có xu hướng tăng liên tục trong giai đoạn 2007 – 2016 và đặc biệt tăng đáng kể trong năm 2015. Tuy nhiên, sự gia tăng này tương đối bất ổn, nói cách khác, Sacombank có sự gia chi phí trích lập dự phịng rủi ro tín dụng một cách khơng chắc chắn và ổn định. Cụ thể, từ năm 2007 - 2011 chi phí trích lập dự phịng rủi ro tín dụng của ngân hàng Sacombank tương đối vẫn thấp (giá trị cao nhất là 813 tỷ VNĐ ở năm 2011), tuy nhiên sang năm 2012, chi phí trích lập dự phịng rủi ro tín dụng tăng hơn 634 tỷ VNĐ với giá trị lên đến 1.447 tỷ VNĐ. Điều này cho thấy rằng trong năm 2012 chất lượng tín dụng của ngân hàng Sacombank có sự giảm sụt đáng kể (với sự gia tăng tỷ lệ nợ xấu lên đến 2,05% trong năm 2012. Sau đó, năm 2013, 2014 Sacombank trích lập chi phí dự phịng rủi ro tín dụng tương đối thấp hơn so với 2012, cũng tương ứng với điều này là sự cải thiện trong chất lượng tín dụng của ngân hàng Sacombank khi tỷ lệ nợ xấu giảm xuống chỉ còn 1,46% và 1,19% lần lượt ở hai năm 2013 và 2014. Nhưng trong năm 2015, sau khi thực hiện nhận sáp nhập NHTMCP Phương Nam vào Sacombank, làm cho tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng Sacombank gia tăng đến 5,87% và kèm theo đó là chi phí trích lập dự phịng rủi ro tín dụng tăng đến 2.257 tỷ VNĐ, đây thường là nguyên nhân chủ yếu làm sụt giảm lợi nhuận của ngân hàng Sacombank trong năm 2015. Với sự nổ lực xem việc xử lý nợ xấu là việc ưu tiên hàng đầu, Sacombank thực hiện đề án tái cấu trúc của ngân hàng nhà nước giúp kéo giảm tỷ lệ trích lập dự phịng rủi ro tín dụng xuống cịn 696 tỷ VNĐ trong năm 2016.

Rủi ro tín dụng tăng có tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng Sacombank. Việc gia tăng tài sản có rủi ro, địi hỏi ngân hàng phải phân bổ một phần đáng kể lợi nhuận để dự phịng, trang trải rủi ro tín dụng từ đó làm giảm hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Mặt khác, để gia tăng chất lượng tài sản đòi hỏi ngân hàng phải dùng nhiều nguồn vốn dành cho bảo lãnh tín dụng và giám sát vốn vay, do đó làm tăng chi phí của ngân hàng.

3.3.5. Quy mơ tài sản

Biểu đồ 3.12 : Tình hình tổng tài sản của ngân hàng Sacombank từ năm 2007 - 2016

ĐVT: Tỷ VNĐ và % Nguồn: Xử lý bởi phần mềm Excel Tổng tài sản của ngân hàng Sacombank trong giai đoạn 2007 - 2016 có xu hướng tăng liên tục trong giai đoạn 2007 - 2016 nhưng đặc biệt tăng đáng kể trong năm 2015. Tuy nhiên, sự gia tăng này tương đối bất ổn, nói cách khác, Sacombank có sự gia tăng tổng tài sản một cách không chắc chắn và ổn định. Cụ thể, giá trị tổng tài sản của ngân hàng Sacombank đạt 64.573 tỷ VNĐ trong năm 2007 tăng lên đến 152.387 tỷ VNĐ ở năm 2010 với mức tăng 78.814 tỷ VNĐ và tốc độ tăng trưởng tài sản là 135,99% trong 3 năm và đây vẫn là một con số hết sức ấn tượng của ngân hàng Sacombank trong giai đoạn này, giai đoạn mà nền kinh tế Việt Nam nói chung cũng như ngành ngân hàng nói riêng bị sự ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu trong năm 2008 và hậu quả của nó kéo dài vài năm sau đó. Sacombank đã thực hiện mở rộng mạng lưới giao dịch của mình bằng cách thành lập nhiều chi nhánh/ phịng giao dịch hơn ở tám khu vực (KV Miền Bắc, KV Bắc Trung Bộ, KV Hà Nội, KV Nam Trung Bộ Tây Nguyên, KV Đông Nam Bộ, KV Tây Tp HCM, KV Đông Tp HCM và KV Tây Nam Bộ). Khơng dừng ở đó, Sacombank tiếp tục tăng trưởng ở các năm về sau và đặc biệt vào 01/10/2015, Ngân hàng TMCP Phương Nam (Souther bank) sáp nhập vào Sacombank tạo cho Sacombank

0.00 2.00 4.00 6.00 8.00 10.00 12.00 14.00 16.00 18.00 20.00 0 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 300,000 350,000 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Tổng cộng tài sản ROA ROE

sở hữu lượng tổng tài sản đứng vào TOP 5 Ngân hàng TMCP có tổng tài sản lớn nhất với giá trị tổng tài sản vào cuối năm 2015 của ngân hàng Sacombank đạt đến 292.542 tỷ VNĐ và tiếp tục tăng trong năm 2016 lên đến 332.023 tỷ VNĐ.

Quy mơ ngân hàng tăng lên có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng Sacombank. Quy mô của ngân hàng Sacombank là khá lớn mang lại tính kinh tế nhờ phạm vi do việc cung cấp chung các dịch vụ liên quan. Các ngân hàng có quy mơ lớn có thể cung cấp được dịch vụ tại mức giá thấp hơn, huy động các nguồn vốn giá rẻ hơn, do đó giảm chi phí trong hoạt động kinh doanh. Mặc khác, các ngân hàng lớn có nhiều cơ hội đa dạng hóa, quản lý rủi ro tốt hơn, từ đó làm tăng khả năng sinh lợi của ngân hàng.

3.3.6. Cho vay khách hàng và tỷ lệ cho vay

Biểu đồ 3.13 : Tình hình cho vay của ngân hàng Sacombank từ năm 2007 - 2016

ĐVT: Tỷ VNĐ và % Nguồn: Xử lý bởi phần mềm Excel Tình hình cho vay của ngân hàng Sacombank trong giai đoạn 2007 – 2016 có xu hướng tăng liên tục trong giai đoạn 2007 – 2013 và sau đó có xu hướng giảm trong giai đoạn 2013 – 2016. Tuy nhiên, sự gia tăng này tương đối bất ổn, nói cách khác, Sacombank có sự gia tăng dư nợ cho vay của mình một cách khơng chắc chắn và ổn định. Cụ thể hơn, giá trị dư nợ cho vay của ngân hàng Sacombank đạt 35.378 tỷ VNĐ trong năm 2007 tăng lên đến 82.485 tỷ VNĐ ở năm 2010 với mức độ tăng 47.107 tỷ VNĐ trong 3 năm, mặc dù trong năm 2008 có sự sụt giảm trong dư nợ cho vay xuống

0 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 0.00 10.00 20.00 30.00 40.00 50.00 60.00 70.00 80.00

còn 35.009 tỷ VNĐ (chiếm 51,15% trong tổng tài sản của ngân hàng Sacombank tại năm 2008) nhưng đây vẫn là một con số hết sức ấn tượng của ngân hàng Sacombank trong giai đoạn này. Điều này có thể cho thấy rằng trong giai đoạn này nhờ vào mạng lưới hoạt động trải rộng khắp cả nước và với các chính sách ưu đãi, Sacombank đã thu hút nhiều khách hàng và thực hiện việc cấp tín dụng cho các khách hàng ngày càng nhiều. Hơn thế nữa, ở các năm về sau đều có xu hướng tăng liên tục và đặc biệt sau khi Souther bank sáp nhập vào Sacombank làm gia tăng dư nợ cho vay của ngân hàng Sacombank vào cuối năm 2015 đạt đến 185.917 tỷ VNĐ (chiếm 63,55% trong tổng tài sản của ngân hàng Sacombank vào năm 2015), số liệu tăng ấn tượng này phần lớn là do báo cáo tài chính cuối năm 2015 của ngân hàng Sacombank tính ln cả phần dư nợ của Souther bank sau khi sáp nhập 2 ngân hàng lại với nhau. Dư nợ cho vay tiếp tục gia tăng đến 198.860 tỷ VNĐ (với tỷ trọng 59,89% so với tổng tài sản) trong năm 2016 một phần là do ngân hàng bước đầu đã ổn định được hoạt động kinh doanh sau khoảng thời gian sáp nhập, một phần là do sự tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường bất động sản tạo đà cho sự tăng trưởng trong dư nợ cho vay của ngân hàng Sacombank trong thời gian này. Tỷ lệ cho vay có tác động tích cực với hiệu quả hoạt động của ngân hàng Sacombank. Khi ngân hàng Sacombank tăng các khoản cho vay so với các tài sản an tồn hơn khác thì sẽ giúp ngân hàng gia tăng lợi nhuận và từ đó cải thiện hiệu quả hoạt động. Khi nguồn vốn hay nguồn tài trợ được sử dụng cho vay sẽ gia tăng được hiệu quả sử dụng vốn và giảm chi phí hoạt động. Hơn nữa, tỷ lệ cho vay cao giúp ngân hàng mở rộng được thị phần và từ đó gia tăng được lợi nhuận. Việc quản trị rủi ro tốt trong hoạt động của ngân hàng làm giảm rủi ro thanh khoản cũng như rủi ro không thu hồi được nợ từ đó làm tăng hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

3.3.7. Lãi suất tiền gửi

Biểu đồ 3.14 : Tình hình lãi suất tiền gửi từ năm 2007 - 2016

ĐVT: % Nguồn: Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Tình hình tiền gửi trong giai đoạn 2007 – 2016 có xu hướng giảm. Thực tế ở Việt Nam, hệ thống ngân hàng Việt Nam quá nhiều ngân hàng, có sự chênh lệch khá lớn về quy mô giữa các ngân hàng. Trước khi tái cấu trúc là khoảng 35 ngân hàng, sau khi tái cấu trúc là khoảng 25 ngân hàng. Chính vì số lượng ngân hàng nhiều dẫn đến sự cạnh tranh trong lãi suất huy động giữa các ngân hàng với nhau. Trong giai đoạn trước khi tái cấu trúc từ 2007 –2012, do tác động của khủng hoảng tài chính dẫn đến lạm phát cao, điều này buộc các ngân hàng phải tăng lãi suất huy động cũng như lãi suất cho vay. Giai đoạn sau tái cấu trúc 2012 – 2015 lãi suất tiền gửi giảm đáng kể, lạm phát được kiểm soát, nợ xấu được hạ thấp về ngưỡng an toàn, điều này làm giảm lãi suất tiền gửi. Khi lãi suất tiền gửi tăng sẽ thu hút được nhiều nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế. Nguồn vốn huy động được, các ngân hàng tăng cường cho vay, hợp tác đầu tư vào các dự án lớn, mở rộng quy mơ hoạt động.

Lãi suất có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng Sacombank. Trong việc kinh doanh của một ngân hàng, lãi suất tiền gửi luôn là vấn đề được quan tâm nhất, lãi suất tiền gửi cao hay thấp đều tác động không nhỏ đến việc cho vay cũng như huy động vốn của ngân hàng. Khi lãi suất tiền gửi tăng, việc huy động vốn của ngân hàng sẽ dễ dàng hơn. Nguồn vốn huy động được ngân hàng sẽ cho vay với lãi suất

0.00 2.00 4.00 6.00 8.00 10.00 12.00 14.00 16.00 18.00 20.00 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 ROA ROE Lãi suất tiền gửi

cho vay cao hơn để bù đắp chi phí huy động và tạo lợi nhuận cho ngân hàng. Mặt khác ngân hàng sẽ dùng vốn huy động được này đầu tư vào các chứng khoán ngắn hạn, bất động sản, cơ sở vật chất hay các dự án khác góp phần làm tăng thu nhập lãi thuần của ngân hàng. Ngoài ra, nguồn vốn huy động được, các ngân hàng có thể đầu tư vào các dự án lớn, mở rộng quy mơ hoạt động. Chính những lý do đó giúp hiệu quả hoạt động của ngân hàng tăng lên.

3.3.8. Tốc độ tăng trưởng GDP

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín (Trang 54 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)