Thâm hụt ngân sách so với GDP

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín (Trang 70 - 72)

CHƯƠNG 4 : KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

4.1.10. Thâm hụt ngân sách so với GDP

Thâm hụt ngân sách cho thấy Chính phủ đang bội chi thâm hụt ngân sách quá nhiều, sẽ tăng gánh nặng trả nợ lên các chủ thể của nền kinh tế trong đó có ngân hàng. Tác giả khuyến nghị một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình bội chi ở nước ta

Một là tập trung các khoản vay do Trung ương quản lý, nhu cầu tài trợ cho địa phương cần được xem xét ngân sách. Hạn chế tình trạng đầu tư tràn lan, kém hiệu quả dẫn đến thâm hụt NSNN. Nếu thực hiện thắt chặt, hạn chế vay để đầu tư sẽ kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế, nhưng nếu khơng kiểm sốt chặt chẽ các khoản vay nợ của NSNN thì nguy cơ ảnh hưởng đến an ninh tài chính quốc gia, sự bền vững của NSNN.

Hai là giải quyết tốt mối quan hệ giữa chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên, nhất là chi cho ngân sách các địa phương. Do vậy, khi các địa phương vay vốn để đầu tư, sẽ kiên quyết khơng bố trí nguồn chi thường xun cho các cơng trình cũng như chi phí duy tu, bảo dưỡng, làm giảm hiệu quả đầu tư. Có như vậy, các địa phương phải tự cân đối nguồn kinh phí này chứ khơng thể u cầu cấp trên bổ sung ngân sách.

Ba là cần quản lý và giám sát chặt chẽ việc vay vốn. Các khoản vốn vay chỉ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và phát triển các cơ sở kinh tế. Các khoản vay của ngân sách địa phương cần được tổng hợp và báo cáo quốc hội để tổng hợp số thâm hụt NSNN hàng năm. Vấn đề vay vốn của các địa phương khơng được kiểm sốt chặt chẽ chẳng những tạo ra nguy cơ vay vốn tràn lan, đầu tư kém hiệu quả mà cịn ảnh hưởng đến tính bền vững của NSNN trong tương lai. Thâm hụt NSNN hàng năm khơng được kiểm sốt chặt chẽ trước khi trình quốc hội, mức thâm hụt thực tế khác với mức thâm hụt báo cáo quốc hội. Điều đó tạo nên gánh nặng nợ cho NSNN, bởi NSNN là một thể thống nhất và đa số các địa phương trông chờ chủ yếu vào ngân sách trung ương, do vậy suy cho cùng, các khoản nợ của ngân sách địa phương sẽ là gánh nợ của NSNN trong khi việc đầu tư lại dàn trải, kém hiệu quả.

Bốn là thực hiện nghiêm chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hành tiết kiệm chống lãng phí. Theo đó, các cơ quan quản lý cần kiểm tra và rà soát kỹ các quy định, văn bản trước khi ban hành để tránh có lỗ hổng làm thất thu thuế. Bên cạnh đó, phải tăng cường kiểm tra, giám sát để kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm đối với các doanh nghiệp thực hiện hành vi chuyển giá gây thất thu cho NSNN, ảnh hưởng tiêu cực đến phát triển kinh tế. Thực hiện tiết kiệm chi tiêu sao cho phù hợp với tình hình khó khăn hiện nay theo hướng ưu tiên cho các chương trình giảm nghèo, nông thôn mới. Bội chi ngân sách cần được kiểm soát chặt chẽ, rà sốt những khoản chi thường xun khơng hợp lý, gây lãng phí. Bảo đảm tính hiệu quả và nâng cao chất lượng các khoản chi trong đó có chi cho phúc lợi xã hội.

4.1.11. Lạm phát

Thứ nhất, thực hiện đồng bộ các giải pháp về tài chính, tiền tệ, giá cả và các giải pháp bổ trợ khác. Cần có sự phối hợp chặt chẽ, ăn khớp giữa hai cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài chính, tiền tệ, giá cả là Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà

nước. Đảm bảo phát huy ảnh hưởng tích cực lẫn nhau giữa các cơng cụ, giảm thiểu những tác động trái chiều giữa cơng cụ tài chính và cơng cụ tiền tệ.

Thứ hai, thực hiện kết hợp chặt chẽ giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa, điều hành lãi suất phù hợp với mục tiêu kiểm sốt lạm phát, tăng dư nợ tín dụng phù hợp và bảo đảm chất lượng tín dụng; Điều hành hiệu quả tỷ giá, thị trường ngoại hối, thị trường vàng, bảo đảm giá trị đồng tiền Việt Nam; Đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu,tăng dự trữ ngoại hối; Thúc đẩy phát triển thị trường vốn, thị trường chứng khoán; Tăng cường quản lý NSNN, tập trung chống thất thu, thực hiện triệt để tiết kiệm, kiên quyết cắt giảm các khoản chi chưa thật cần thiết; Tăng cường quản lý thị trường, giá cả, tiếp tục thực hiện cơ chế giá thị trường đối với các mặt hàng, dịch vụ công thiết yếu như điện, than, xăng dầu, nước, dịch vụ y tế. . theo lộ trình phù hợp, bảo đảm yêu cầu kiểm sốt lạm phát, cơng khai minh bạch và có hỗ trợ cho các đối tượng chính sách, người nghèo.

Thứ ba, Nhà nước cần chỉ đạo các NHTM cho vay ngoại rệ để nhập khẩu theo hướng tập trung ngoại tệ cho vay đối với những mặt hàng thiết yếu trong nước chưa sản xuất được, hạn chế cho vay ngoại tệ ra nước ngoài của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân và thực hiện các biện pháp tăng cường thu hút kiều hối, tiền gửi từ bên ngoài vào Việt Nam, giám sát việc sử dụng và chuyển ngoại tệ ra nước ngoài theo đúng quy định. Ngoài ra, cần tiếp tục hoàn thiện và tăng cường việc kiểm tra, giám sát, thanh tra thực hiện các quy định về cho vay và kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh về hoạt động tín dụng, cần có sự phối hợp liên nghành, chủ động và thường xuyên cũng như cần có sự đồng bộ, nhất quán hơn giữa việc ban hành, triển khai giám sát trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, đặc biệt trong việc sử dụng các công cụ lãi suất, hạn mức tín dụng, dự trữ bắt buộc, dự trữ ngoại hối và chính sách thuế…

Thứ tư, việc điều chỉnh giá các mặt hàng cơ bản và dịch vụ cơng cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành liên quan và lộ trình hợp lý về thời điểm tăng giá, mức tăng giá… Thực hiện nghiêm quy định của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường cơng tác quản lý điều hành nhằm bình ổn giá cả thị trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)