doanh nghiệp niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh
3.3. Giải pháp hỗ trợ
3.3.1. Thúc đẩy tiến trình cổ phần hóa DNNN
Việt Nam là một thị trường IPO có những đặc trưng của sở hữu nhà nước. Trong một cuộc IPO của các doanh nghiệp nhà nước, bên bán cổ phần là Nhà nước (là chủ sở hữu tồn bộ cơng ty trước IPO và sở hữu một phần công ty sau IPO) và bên mua là các nhà đầu tư bên ng
-
Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là tập đồn kinh tế, tổng cơng ty nhà nước giai đoạn 2011 - 2015. Mục tiêu của Đề án là làm cho doanh nghiệp nhà nước có cơ cấu hợp lý hơn, tập trung vào ngành, lĩnh vực then chốt, cung cấp sản phẩm, dịch vụ cơng ích thiết yếu cho xã hội và quốc phòng, an ninh, làm nòng cốt để kinh tế nhà nước thực hiện được vai trò chủ đạo, là lực lượng vật chất quan trọng để Nhà nước định hướng, điều tiết nền kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mơ. Bên cạnh đó, việc tái cơ cấu nhằm nâng cao sức cạnh tranh, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu đối với doanh nghiệp kinh doanh; hoàn thành nhiệm vụ sản xuất, cung ứng các sản phẩm, dịch vụ cơng ích thiết yếu cho xã hội, quốc phịng, an ninh đối với doanh nghiệp hoạt động cơng ích. Việc tái cơ cấu doanh nghiệp theo ngành, lĩnh vực không phân biệt cấp, cơ quan quản lý. Trước mắt, trong các lĩnh vực xây dựng, thương mại, viễn thông, xuất bản, xổ số kiến thiết, cấp thốt nước, mơi trường đơ thị, thủy nơng, quản lý và sửa chữa đường bộ, đường sắt, đường thủy…Việc tái cơ cấu tập đồn, tổng cơng ty
nhà nước được thực hiện một cách toàn diện từ mơ hình tổ chức, quản lý, nguồn nhân lực, ngành nghề sản xuất kinh doanh, chiến lược phát triển, đầu tư đến thị trường và sản phẩm. Tổ chức lại một số tập đồn kinh tế, tổng cơng ty nhà nước cho phù hợp với thực trạng và yêu cầu nhiệm vụ.
Theo Đề án Tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước, trong giai đoạn 2011 - 2015, Việt Nam phải tiến hành cổ phần hóa 367 doanh nghiệp. Tuy nhiên, hai phần ba quãng thời gian đã đi qua, nhưng rất ít doanh nghiệp được CPH. Trong năm 2013, mới có chưa đến 10 DNNN cổ phần hóa, trong khi năm 2012 có 30 doanh nghiệp CPH, cịn năm 2011 là 60 doanh nghiệp thực hiện CPH. Quan sát tiến độ CPH của các tập đồn, tổng cơng ty, doanh nghiệp lớn, có thể thấy, nếu khơng sớm có các chỉ đạo, biện pháp thúc đẩy mạnh cơng tác này, thì khả năng CPH DNNN chậm tiến độ là chắc chắn.
Đi tìm lý do giải thích cho tình trạng CPH đang chậm trễ cho thấy, ở vai trò là những đối tượng tham gia vào quá trình CPH, cả doanh nghiệp lẫn cơ quan quản lý đều gặp nhau trong việc nêu ra các điểm nghẽn lớn là: thiếu cơ chế xử lý vướng mắc trong giải quyết công nợ; bất cập của cơ chế xác định giá trị đất đai, nhất là định giá lợi thế vị trí địa lý; phương án xử lý các đơn vị sự nghiệp có thu khi xác định giá trị doanh nghiệp là công ty mẹ của các tập đoàn, tổng cơng ty… Chính phủ vừa ban hành Nghị định 189/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 59/2011, có hiệu lực từ ngày 15/1/2014 giải quyết các vấn đề trên để có thể thúc đẩy q trình CPH DNNN.
Nhà nước nên tìm cách đẩy nhanh tiến trình IPO, nhất là các doanh nghiệp lớn để tạo thanh khoản, tiềm năng, giá trị và sức hấp dẫn cho thị trường.