4.1.1.Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
Thành phố Ra ̣ch Giá thuộc tỉnh Kiên Giang được thành lâ ̣p theo Nghi ̣ định số 97/2005/NĐ-CP, ngày 26-7-2005 của Chính phủ. Thành phố có diện tích tự nhiên gần 105 km2 với 11 đơn vị hành chính cấp phường và 1 xã với 68 khu phố - ấp, 1.209 tổ nhân dân tự quản. Đó là phường Vĩnh Lợi, Rạch Sỏi, An Bình, An Hịa, Vĩnh Lạc, Vĩnh Bảo, Vĩnh Thanh Vân, Vĩnh Thanh, Vĩnh Quang, Vĩnh Hiệp, Vĩnh Thông và xã Phi Thơng. Vị trí địa lý của thành phố: Phía Đơng - Nam tiếp giáp huyện Châu Thành; phía Đơng - Bắc tiếp giáp với huyện Tân Hiệp; phía Tây - Nam giáp vịnh Thái Lan; phía Tây - Bắc là cụm núi Ba Hòn: Hịn Đất, Hịn Me và Hịn Sóc thuộc huyện Hịn Đất.
Hình 4.1: Bản đồ Thành phố Rạch Giá
Dân số thành phố Rạch Giá năm 2015 là 239.057 người, trong đó dân số sống ở thành thị 222.537 người, chiếm 93,1%. Dân số thành thị tập trung ở 11 Phường, còn lại dân số nơng thơn chủ yếu ở Xã Phi Thơng. Nhìn chung, dân số tồn thành phố tương đối ổn định; mật độ dân số bình quân 2.128 người/km2, mật độ dân số bình quân nội thị 6.874 người/km2 (Quy định tiêu chí đơ thị loại II từ 8.000 người/km2 đến 10.000/km2 ). Mức độ tăng dân số năm 2015 so với năm 2010 là 2,3%, chủ yếu là tăng ở khu vực thành thị.
Biểu đồ 4.1: Dân số thành thị, nông thôn
Nguồn: Niên giám thống kê năm 2015
Xét về thành phần dân tộc, dân tộc Kinh có 212.391 người, chiếm 88,85%; tiếp đến là dân tộc Khrme có 16.526 người, chiếm 6,91%; dân tộc Hoa có 9.855 người, chiếm 4,12%; các dân tộc khác chiếm 0,12%.
Biểu đồ 4.2: Tỷ lệ dân tộc
Thành phố Rạch Giá được xác định là “Trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh Kiên Giang. Sự phát triển của hệ thống chợ tại thành phố Rạch Giá rất phát triển, hiện đã đưa thêm hai chợ cấp 2 vào hoạt động là chợ Vĩnh Thanh 2 và chợ Nguyễn Thoại Hầu. Tại Rạch Giá có tổng cộng 13 chợ trong đó có 1 Trung tâm thương mại 30 tháng 4 với 932 hộ tiểu thương hoạt động.
4.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội
Kinh tế tiếp tục ổn định và phát triển, các chỉ tiêu chủ yếu đều đạt và vượt so Nghị quyết Đại hội. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân giai đoạn 2011 - 2015 đạt 15,1%/năm, tăng 0,85% so nhiệm kỳ trước. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành dịch vụ từ 69,52% (năm 2010) lên 78,46%, giảm công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp - xây dựng từ 17,74% (năm 2010) cịn 13,45%, nơng nghiệp – thủy sản từ 12,74% (năm 2010) còn 8,09%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2015 đạt 69,51 triệu đồng (tương đương 3.278 USD), gấp 2,3 lần so năm 2010. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội (2010- 2015) là 25.244 tỷ đồng, đạt 140,24% so Nghị quyết, tăng 3,15 lần so nhiệm kỳ trước.
Về thương mại – dịch vụ, được xác định là ngành chủ lực, thế mạnh của Thành phố, góp phần quan trọng cho tăng trưởng kinh tế và chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu GDP của Thành phố. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ năm 2015 đa ̣t 29.375 tỷ đồng, tăng 2,43 lần so năm 2010, tăng trưởng bình quân 5 năm đa ̣t 23%/năm. Hệ thống chợ, siêu thị được đầu tư xây dựng, nâng cấp và khai thác có hiệu quả, cơ bản đáp ứng nhu cầu mua, bán của nhân dân, giữ vai trò là đầu mối giao thương hàng hóa với các nơi trong và ngồi tỉnh. Các loại hình dịch vụ phát triển mạnh về số lượng, quy mô và nâng cao chất lượng phục vụ nhằm thu hút du khách dừng chân tại Thành phố, bình quân hằng năm thu hút khoảng 1,4 triệu lượt khách du lịch, góp phần tăng doanh thu hằng năm trên 9%.
Bảng 4.1: Chỉ tiêu kinh tế - xã hội STT GDP ĐVT 2014 2015 So sánh 2015/2014 1 Tổng giá trị sản xuất Tỷ đồng 49.088 59.776 122% 2 Tổng sản phẩm GDP Tỷ đồng 14.448 16.839 117% 3 GDP bình quân đầu người Nghìn đồng 61.203 69.510 113%
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Kiên Giang 2015
Về Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp - xây dựng, giữ vững ổn định, giá trị sản xuất bình quân hằng năm đạt 3.700 tỷ đồng (giá 2010), tăng bình quân 8,5%/năm. Các ngành đạt mức tăng trưởng khá như: Công nghiệp chế biến nơng-thủy sản; cơ khí; đóng, sửa chữa tàu thuyền; sản xuất nước mắm; công nghiệp chế biến hàng tiêu dùng; thủ công mỹ nghệ. Ngành điện đã tập trung đầu tư phát triển đường điện trung thế, hạ thế góp phần phục vụ tốt sinh hoạt, sản xuất kinh doanh của nhân dân. Bằng nhiều nguồn vốn đã tập trung đầu tư xây dựng các cơng trình trọng điểm và hệ thống giao thơng liên tỉnh, hệ thống giao thơng trong nội ơ góp phần phát triển Thành phố.
Về sản xuất nông nghiệp, khai thác hải sản và xây dựng nông thôn mới: Tập trung đầu tư các cơng trình thủy lợi; chú trọng tập huấn kỹ thuật, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và sản xuất lúa chất lượng cao (chiếm trên 90% diện tích), sản lượng lúa bình qn hằng năm đạt 72 ngàn tấn; nâng giá trị sản xuất đất nông nghiệp đạt 76,11 triệu đồng/ha/năm. Giá trị sản xuất nơng nghiệp bình qn hằng năm 416,8 tỷ đồng, tăng 5%/năm. Triển khai và xét duyệt hỗ trợ cho ngư dân vay đóng mới và nâng cấp tàu thuyền phục vụ đánh bắt xa bờ; phát triển mơ hình hợp tác liên kết đánh bắt, dịch vụ hậu cần. Giá trị sản xuất thủy - hải sản bình quân hằng năm 3.457 tỷ đồng (giá 2010), tăng 7,39%/năm; sản lượng khai thác hải sản các loại bình quân đạt 198,56 ngàn tấn/năm; tổng sản lượng nuôi trồng
thủy sản bình quân hằng năm đạt 796 tấn. Tập trung lãnh đạo thực hiện hoàn thành 19/19 tiêu chí xây dựng nơng thôn mới, năm 2015 xã Phi Thông được công nhận đạt chuẩn nơng thơn mới.
Các lĩnh vực văn hố - xã hội được quan tâm thực hiện, tỷ lê ̣ huy động học sinh từ 6 -14 tuổi đến trường đa ̣t 98,65%; giải quyết việc làm cho 20.902 lao động; tỷ lê ̣ lao động qua đào tạo năm 2015 đạt 54,65%; tỷ lê ̣ hô ̣ sử du ̣ng điê ̣n 100%; tỷ lê ̣ hô ̣ sử du ̣ng nước hợp vê ̣ sinh đa ̣t 98,14%. Công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân được quan tâm nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh. Thực hiê ̣n ki ̣p thời chính sách an sinh xã hội, chính sách đới với gia đình có cơng, giải qút viê ̣c làm và giảm nghèo. Thành phố Rạch Giá đã tổ chức thực hiện tốt chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 1,5% năm 2010 (chuẩn cũ) xuống cịn 0,44% vào năm 2015.
Có thể nói, những năm qua thành tựu mà Tp Rạch Giá đạt được là cơ bản, to lớn và khá tồn diện. Kinh tế - xã hội có tiến bộ vượt bậc từ khi đổi mới đến nay, đời sống nhân dân được nâng lên đáng kể, tạo niềm tin phấn khởi và tạo đà quan trọng cho sự phát triển sắp tới.
4.1.3. Thực trạng vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Rạch Giá trên địa bàn thành phố Rạch Giá
VPHC trong lĩnh vực ATTP của hộ kinh doanh trên địa bàn Tp Rạch Giá có nhiều biến động. Giai đoạn 2011 – 2013, vi phạm ATTP có xu hướng giảm, tuy nhiên lại có xu hướng tăng lên trong giai đoạn 2014 – 2016. Theo báo cáo của Chi cục QLTT tỉnh Kiên Giang, năm 2011 có 567 trường hợp vi phạm ATTP, năm 2012 giảm xuống còn 420 trường hợp và năm 2013 còn 282 trường hợp. Tuy nhiên, năm 2014 tăng lên 498 trường hợp và cao nhất là năm 2015, có đến 654 trường hợp vi phạm ATTP, tăng 97 trường hợp so với năm 2011. Hành vi vi phạm về ATTP chủ yếu: Người kinh doanh không khám sức khỏe định kỳ đối với ngành nghề kinh doanh thực phẩm để kiểm tra một số bệnh truyền nhiễm, không được sát hạch kiến thức về ATTP, không thực hiện việc đăng ký ngành nghề kinh doanh theo quy định, người mua bán không xác định được
nguồn gốc cung cấp thực phẩm nhất là thực phẩm tươi sống, khơng có dụng cụ, thiết bị bảo quản thực phẩm đảm bảo duy trì chất lượng, sử dụng chất cấm trong bảo quản thực phẩm; thực phẩm có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt quá mức cho phép.
Nguyên nhân dẫn đến vi phạm về ATTP, chủ yếu do: Cơ chế quản lý còn chồng chéo, trùng lặp chức năng nhiều ngành quản lý, quy định pháp luật về ATTP chưa phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội địa phương, công tác kiểm tra, kiểm soát chưa được thường xuyên, xử lý thiếu nghiêm minh; Cịn có tình trạng cấu kết của cơng chức quản lý, kiểm tra với người vi phạm nhằm làm giảm mức độ vi phạm hoặc bỏ qua vi phạm; Mặt khác, sự dễ dãi của người mua, người tiêu dùng trong việc chọn mua thực phẩm kém an tồn, vơ tình tiếp tay cho người kinh doanh vi phạm, tình trạng chợ cóc, chợ tạm tự phát nhóm chợ khơng được kiểm sốt tại các phường thuộc nội ô Thành phố Rạch Giá làm mất vẽ mỹ quan, không đảm bảo an toàn giao thơng, an tồn thực phẩm (UBND TP. Rạch Giá – 2016).
Biểu đồ 4.3: Tổng vi phạm theo từng năm
Nguồn: Báo cáo của Chi cục QLTT tỉnh Kiên Giang 2016
4.2. Thống kê mô tả đặc điểm mẫu khảo sát
Đặc điểm giới tính chủ hộ
Đặc điểm giới tính của chủ hộ ảnh hưởng đến việc quyết định mở rộng đầu tư kinh doanh, chính vì thế nó ảnh hưởng đến khả năng vi phạm ATTP của
hộ kinh doanh. Kết quả khảo sát 150 hộ KD có 89 hộ vi phạm ATTP, chiếm 59,33% và 61 hộ không vi phạm ATTP, chiếm 40,67%. Hộ KD có giới tính chủ hộ là nam cao hơn chủ hộ có giới tính là nữ. Xét về vi phạm ATTP cho thấy, chủ hộ là nữ vi phạm ATTP cao hơn chủ hộ là nam giới. Trong 89 hộ vi phạm ATTP, có 56 hộ chủ hộ là nữ và 33 chủ hộ là nam. Bảng 4.2: Giới tính chủ hộ Vi phạm ATTP Giới tính chủ hộ Tổng Nữ Nam Tần số (hộ) Phần trăm (%) Tần số (hộ) Phần trăm (%) Tần số (hộ) Phần trăm (%) Không vi phạm 17 23,29 44 57,14 61 40,67 Vi phạm 56 76,71 33 42,86 89 59,33 Tổng 73 100,0 77 100,0 150 100,0
Nguồn: Báo cáo của Sở Công thương 2017
Đặc điểm tuổi chủ hộ
Chủ hộ có tuổi đời càng cao thì càng có nhiều kinh nghiệm trong buôn bán. Qua thực tế kinh doanh, chủ hộ sẽ biết được cần đầu tư buôn bán mặt hàng nào để cho lợi nhuận cao nhất. Chủ hộ có kinh nghiệm KD sẽ biết rõ hơn những hành vi vi phạm ATTP. Kết quả khảo sát 150 hộ KD cho thấy, hộ có vi phạm ATTP có tuổi đời trung bình 47,27 tuổi, trong khi đó hộ khơng vi phạm là 43,34 tuổi. Tuổi cao nhất của chủ hộ có vi phạm là 68 tuổi, trong khi hộ không vi phạm chỉ là 55 tuổi. Qua đó, thấy được tuổi đời của chủ hộ càng cao thì họ sẽ có những hành vi vi phạm ATTP nhiều hơn.
Bảng 4.3: Tuổi chủ hộ Vi phạm ATTP Tuổi chủ hộ n Trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Không vi phạm 61 44,34 4,90 24 55 Vi phạm 89 47,27 11,15 28 68
Nguồn: Báo cáo của Sở Công thương 2017
Đặc điểm dân tộc chủ hộ
Xét về đặc điểm dân tộc chủ hộ, kết quả 4.4 cho thấy, trong 89 người có vi phạm ATTP thì có 83 người là dân tộc Kinh hoặc Hoa và 6 người dân tộc khác. Trong 128 chủ hộ là dân tộc Kinh hoặc Hoa, tỷ lệ có vi phạm chiếm 64,84%. Thực tế tại thành phố Rạch Giá, người dân tộc Kinh hoặc Hoa chiếm tỷ lệ khá cao so với dân tộc khác và thường là số đông ở các chợ, tiếp cận với thị trường tốt hơn nên dễ dẫn đến vi phạm ATTP.
Bảng 4.4: Dân tộc chủ hộ
Vi phạm ATTP
Dân tộc chủ hộ
Tổng
Dân tộc khác Kinh hoặc Hoa Tần số (hộ) Phần trăm (%) Tần số (hộ) Phần trăm (%) Tần số (hộ) Phần trăm (%) Không vi phạm 16 72,73 45 35,16 61 40,67 Có vi phạm 6 27,27 83 64,84 89 59,33 Tổng 22 100,0 128 100,0 150 100,0
Nguồn: Báo cáo của Sở Cơng thương 2017
Đặc điểm trình độ học vấn chủ hộ
Trình độ học vấn của chủ hộ ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của chủ hộ. Những người có trình độ cao thường dự báo được biến động và xác định được nhu cầu của thị trường. Do đó, họ quyết định chọn lựa những mặt hàng nào bán chạy để kinh doanh, buôn bán cho phù hợp. Các chủ hộ có trình độ cao
thường hiểu rõ việc vi phạm ATTP sẽ làm giảm chi phí và tăng lợi nhuận của hoạt động kinh doanh, chính vì thế họ thường xun vi phạm. Kết quả phân tích 150 hộ tiểu thương cho thấy, trình độ học vấn của hộ từ trung học trở lên chiếm tỷ lệ khá cao. Trong 89 hộ có vi phạm ATTP thì 62 hộ có chủ hộ có trình độ từ trung học phổ thông trở lên, kết quả phân tích cho thấy trình độ học vấn của chủ hộ kinh doanh vi phạm càng cao thì vi phạm càng nhiều; điều này đúng với kỳ vọng, vì khi có trình độ nhất định họ sẽ am hiểu được các quy định pháp luật về kinh doanh thực phẩm, từ đó tìm cách để đối phó, có thủ đoạn tinh vi hơn so với người có trình độ học vấn thấp, chẳng hạn dùng giấy kiểm dịch, hóa đơn không phải của lô hàng nhằm hợp thức hóa lơ hàng vi phạm, sử dụng lao động chưa qua sát hạch kiến thức, không khám sức khỏe để hợp đồng trong ngắn hạn.
Bảng 4.5: Trình độ học vấn chủ hộ Trình độ Vi phạm ATTP Tổng Khơng vi phạm Có vi phạm Tần số (hộ) Phần trăm (%) Tần số (hộ) Phần trăm (%) Tần số (hộ) Phần trăm (%) Tiểu học 15 24,59 15 16,85 30 20,0 Trung học cơ sở 14 22,95 12 13,48 26 17,33 Trung học phổ thông 19 31,15 37 41,57 56 37,33 Trên Trung học phổ thông 13 21,31 25 28,09 38 25,33 Tổng 61 100,0 89 100,0 150 100,0
Nguồn: Báo cáo của Sở Công thương 2017
Qui mô hộ kinh doanh
Qui mơ hộ gia đình ảnh hưởng đến thu nhập bình quân đầu người của hộ. Thực tế khảo sát 150 hộ KD trên địa bàn Tp. Rạch Giá cho thấy, trung bình qui mơ hộ có vi phạm ATTP là 4,43 người và trung bình qui mơ hộ khơng vi phạm ATTP là 3,90 người. Số thành viên trong hộ ít nhất và nhiều nhất của hai nhóm
này là như nhau. Điều này cho thấy những hộ có qui mơ hộ lớn thì khả năng vi phạm ATTP càng nhiều.
Bảng 4.6: Qui mô hộ kinh doanh Vi phạm
ATTP
Qui mô hộ kinh doanh n Trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Không vi phạm 61 3,90 1,17 2 7 Có vi phạm 89 4,43 1,08 2 7
Nguồn: Báo cáo của Sở Công thương 2017
Số lao động trong hộ
Lao động trong hộ là những người trực tiếp tạo ra thu nhập. Nếu hộ có số lao động càng nhiều thì thu nhập của hộ càng cao, dẫn đến thu nhập trung bình đầu người cao. Kết quả khảo sát bảng 4.7 cho thấy, số lao động trung bình của nhóm hộ có vi phạm ATTP cao hơn nhóm hộ khơng vi phạm. Những hộ có số lượng lao động nhiều thường có qui mơ bn bán lớn hơn những hộ có số lượng lao động ít. Chính vì thế, vì nhu cầu lợi nhuận mà họ thực hiện hành vi vi phạm