4.1.1 .Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội
4.4. Giải thích kết quả hồi quy
Biến dân tộc chủ hộ (dantocch): hệ số hồi quy bằng 1,90, mức ý nghĩa
0,006, cho thấy biến dân tộc của chủ hộ ảnh hưởng cùng chiều với khả năng vi phạm ATTP của hộ KD. Trong điều kiện các yếu tố khác khơng đổi, hộ có chủ hộ là dân tộc Kinh hoặc Hoa có khả năng vi phạm ATTP cao hơn hộ có chủ hộ là dân tộc khác. Sự ảnh hưởng này giống với kỳ vọng ban đầu của mơ hình. Những hộ KD tại Chợ, Trung tâm thương mại có chủ hộ là dân tộc Kinh hoặc
Hoa có qui mơ bn bán lớn hơn những hộ có dân tộc khác. Từ qui mô kinh doanh, buôn bán lớn nên dễ dẫn đến vi phạm ATTP.
Biến qui mô hộ (quimoho): hệ số hồi quy bằng 0,68, mức ý nghĩa 0,010,
cho thấy biến qui mô hộ ảnh hưởng cùng chiều với khả năng vi phạm ATTP của hộ KD. Trong điều kiện các yếu tố khác khơng đổi, qui mơ hộ KD càng lớn thì khả năng vi phạm ATTP càng cao. Sự ảnh hưởng này giống với kỳ vọng ban đầu của mơ hình. Qui mơ hộ gia đình thể hiện bằng số người sống và buôn bán trong hộ. Hộ tiểu thương có số người nhiều thường có qui mơ bn bán lớn, chính vì thế dễ dẫn đến vi phạm nhiều hơn.
Biến số lao động (solaodong): hệ số hồi quy bằng -0,71, mức ý nghĩa
0,094, cho thấy biến số lượng lao động ảnh hưởng ngược chiều với khả năng vi phạm ATTP của hộ KD. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, số lượng lao động càng lớn thì khả năng vi phạm ATTP càng thấp. Sự ảnh hưởng này giống với kỳ vọng ban đầu của mơ hình.
Biến số năm bn bán của hộ (sonambb): hệ số hồi quy bằng 0,26, mức
ý nghĩa 0,019, cho thấy biến số năm buôn bán của hộ ảnh hưởng cùng chiều với khả năng vi phạm ATTP của hộ KD. Trong điều kiện các yếu tố khác khơng đổi, hộ KD có số năm bn bán càng lớn thì khả năng vi phạm ATTP càng cao. Sự ảnh hưởng này giống với kỳ vọng ban đầu của mơ hình. Hộ có số năm bn bán càng cao đồng nghĩa với họ có kinh ngiệm trong kinh doanh, buôn bán. Họ nhận biết được cần phải buôn bán mặt hàng nào, thời điểm nào, nhu cầu thị yếu của người dân trên địa bàn ra sao nên họ có nhiều kinh nghiệm qua mặt khách hàng.
Biến vốn kinh doanh của hộ (vonkd): hệ số hồi quy bằng 0,01, mức ý
nghĩa 0,074, cho thấy biến vốn kinh doanh của hộ ảnh hưởng cùng chiều với khả năng vi phạm ATTP hộ KD. Trong điều kiện các yếu tố khác khơng đổi, hộ KD có vốn kinh doanh càng nhiều thì khả năng vi phạm ATTP càng cao. Sự ảnh hưởng này giống với kỳ vọng ban đầu của mơ hình.
Biến thu nhập của hộ (thunhap): thu nhập hàng tháng của hộ KD được
quy đổi bằng 4 mức độ gồm dưới 5 triệu đồng, từ 5 triệu đến dưới 15 triệu, từ 15 đến 30 triệu và trên 30 triệu. Chọn mức doanh thu dưới 5 triệu đồng làm cơ sở
để so sánh, kết quả cho thấy hệ số hồi quy lần lượt của các mức từ 5 triệu đến dưới 15 triệu, từ 15 đến 30 triệu, trên 30 triệu lần lượt là 1,45; 1,46; 1,83, mức ý nghĩa 10% các biến này đều có ý nghĩa thống kê. Trong điều kiện các yếu tố khác khơng đổi, hộ KD có doanh thu càng cao thì khả năng vi phạm ATTP càng cao. Sự ảnh hưởng này giống với kỳ vọng ban đầu của mơ hình.
Kết luận chương 4
Chương 4 trình bày kết quả nghiên cứu của luận văn gồm : mô tả mẫu khảo sát và kết quả hồi quy. Thông qua mô tả các đặc điểm của mẫu khảo sát, giúp tác giả đề tài có cái nhìn tổng quan hơn đặc điểm hộ KD tại các Chợ và Trung tâm thương mại trên địa bàn Thành phố Rạch Giá. Kết quả phân tích hồi quy Logistic các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng vi phạm ATTP của hộ KD cho thấy có 6 biến độc lập ảnh hưởng đến biến phụ thuộc của mơ hình gồm dân tộc chủ hộ, qui mô hộ, số lao động, số năm buôn bán, vốn kinh doanh, thu nhập.
CHƯƠNG 5
KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH 5.1. Kết luận
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi vi phạm ATTP của hộ kinh doanh trên địa bàn Tp Rạch Giá để tìm ra các giải pháp nhằm giảm số lượng vi phạm ATTP, đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng là cần thiết. Mẫu nghiên cứu của đề tài được chọn từ 150 hộ kinh doanh trên địa bàn Tp Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang bằng phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Trên cơ sở các lý thuyết liên quan và các nghiên cứu thực nghiệm tác giả đề xuất mơ hình nghiên cứu gồm 9 biến độc lập ảnh hưởng đến khả năng vi phạm ATTP của hộ kinh doanh: tuổi chủ hộ, giới tính chủ hộ, dân tộc chủ hộ, học vấn chủ hộ, qui mô hộ, số lượng lao động, số năm buôn bán, vốn kinh doanh và lợi nhuận. Kết quả mơ hình hồi quy Binary Logistic phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng vi phạm ATTP của hộ kinh doanh có 6 biến độc lập ảnh hưởng đến biến phụ thuộc của mơ hình gồm dân tộc chủ hộ, qui mô hộ, số lao động, số năm buôn bán, vốn kinh doanh, thu nhập.
Qua kết quả phân tích cho thấy, có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến khả năng vi phạm ATTP. Để giảm được hành vi vi phạm ATTP của hộ kinh doanh tại các chợ trên địa bàn Tp Rạch Giá, cần có những chính sách thiết thực từ phía Nhà nước, Chính quyền địa phương và đặc biệt là từ phía hộ kinh doanh. Qua phân tích, tác giả thấy rằng: (1) Vi phạm ATTP chủ yếu không phải do yếu tố thiếu hiểu biết (Communication), vì nhóm chủ hộ có học vấn cao thì tỷ lệ vi phạm
càng cao; (2) Vi phạm ATTP không phải do năng lực tn thủ thấp (Capactity), vì hộ có vốn lớn, quy mơ lao động lớn, kinh nghiệm kinh doanh lâu năm thì tỷ lệ vi phạm ATTP cao; (3) Vi phạm ATTP chủ yếu do các hộ kinh doanh chạy theo lợi nhuận (Interest)2. Lợi nhuận này đạt được một phần do họ khơng bị xử phạt vi phạm hành chính (cơ hội vi phạm lọt lưới – Opportunity), hoặc mức xử phạt, xác
2 Trong phạm vi khảo sát 89 hộ vi phạm có thu nhập trung bình cao hơn 61 hộ không vi phạm.
suất bị xử phạt thấp hơn nhiều so với lợi nhuận tăng thêm do thực hiện hành vi vi phạm ATTP. Điều này có nghĩa chế tài xử phạt vi phạm hành chính chưa đủ răn đe, hiệu quả thanh tra, kiểm tra ATTP chưa cao.
5.2. Hàm ý chính sách
5.2.1. Giải pháp tổ chức sản xuất đảm bảo an toàn thực phẩm
Trong giai đoạn nền kinh tế thị trường của Việt Nam từng bước hình thành và phát triển, bên cạnh các loại hình thương mại hiện đại như trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện lợi với nhiều ưu thế về điều kiện đảm bảo chất lượng an tồn thực phẩm, thì chợ truyền thống vẫn đóng vai trị quan trọng trong đời sống sinh hoạt, văn hóa người Việt, đóng góp lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người dân;
Tình trạng khơng đảm bảo an tồn thực phẩm của hộ kinh doanh tại các chợ địa bàn Thành phố Rạch Giá là phổ biến nên việc khắc phục tình trạng này khơng thể một sớm một chiều mà phải có thời gian, có cơ chế, chính sách điều chỉnh phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của địa phương, bởi do điều kiện sản xuất của phần lớn người nơng dân cịn mang tính nhỏ lẻ, manh mún, trình độ tổ chức, cơng nghệ sản xuất thấp nên sản phẩm thực phẩm không thể đảm bảo chất lượng và ổn định nguồn cung. Do đó, cùng với việc tổ chức lại sản xuất theo hướng tập trung, sản xuất lớn thì việc hình thành các hợp tác xã, tổ hợp tác, doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa, thực phẩm được tiến hành song song với việc quy hoạch vùng chuyên canh sản xuất rau an toàn, trang trại chăn nuôi, đánh bắt, chế biến để xây dựng nên các chuỗi ngành hàng hoặc chuỗi giá trị nhằm liên kết các khâu từ sản xuất đến tiêu thụ trên thị trường đảm bảo kiểm sốt chất lượng sản phẩm hàng hóa là rất cần thiết nếu muốn cải thiện tình trạng mất an tồn thực phẩm hiện nay.
5.2.2. Giải pháp về cơ chế quản lý
Hiện nay, một trong những khâu quan trọng nhất là việc kiểm soát sản phẩm từ gốc, nghĩa là trong q trình trồng trọt, chăn ni, đánh bắt, giết mổ trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ phải được cơ quan chuyên môn chứng nhận nguồn gốc, xuất xứ đảm bảo ATTP trước khi lưu hành; Tuy nhiên, do tập quán
sản xuất nhỏ, tự cung tự cấp của nhiều hộ gia đình nhất là ở vùng ven và lân cận Thành phố Rạch Giá hình thành lâu đời; Mặt khác, do thói quen kinh doanh cịn phổ biến theo kiểu “mua đứt, bán đoạn”, nên việc kiểm sốt, truy ngun nguồn gốc khó thực hiện đối với các loại nông sản thực phẩm. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến thực phẩm trôi nổi, không rõ nguồn gốc lưu hành trên thị trường hiện nay. Do vậy, cần thực hiện đồng bộ cơ chế kiểm tra, giám sát chặt chẽ từng khâu trong chuỗi từ trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt, chế biến, kinh doanh để đảm bảo rằng thực phẩm được kiểm soát trước khi đưa ra thị trường đến tay người tiêu dùng là an tồn. Khuyến khích lưu hành sản phẩm thực phẩm có áp dụng theo tiêu chuẩn an toàn như VietGap, Globalgap, hữu cơ…
Thành lập một tổ chức độc lập giám sát chặt chẽ mối nguy, tham gia vào các hoạt động sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm nhằm phát hiện các loại thực phẩm mất an tồn, khơng hợp vệ sinh để cảnh báo đến cơ quan nhà nước để có biện pháp can thiệp kịp thời.Bên cạnh đó, cơng tác kiểm tra của các cơ quan nhà nước cần tăng cường khâu hậu kiểm, lấy kiểm soát sản phẩm đầu ra để điều chỉnh các khâu đầu vào.
5.2.3. Giải pháp về tổ chức thực hiện
* Đối với cơ quan chuyên môn (Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp – Phát triển nông thôn, Sở Kế hoạch đầu tư): Quy hoạch chợ gắn liền với sinh kế của người dân.
Trong giai đoạn hiện nay, chợ vẫn là kênh phân phối chủ yếu của quá trình ln chuyển hàng hóa thương mại nhất là hàng hóa thực phẩm tươi sống. Do vậy, để hoạt động của chợ truyền thống ngày càng phát triển, việc quy hoạch chợ theo hướng văn minh, hiện đại phải gắn với việc sinh kế của người dân; Thực tế cho thấy một số chợ khi được quy hoạch, đầu tư xây dựng không mang lại hiệu quả, khơng có người bán và người mua vào chợ, phải bỏ trống do địa điểm này không thuận tiện cho việc mua bán thực phẩm, khơng phù hợp thói quen mua sắm của người mua trong từng vùng. Mặt khác, cũng cần xác định rằng, sản xuất, kinh doanh thực phẩm là ngành nghề có điều kiện bắt buộc đảm bảo ATTP, do vậy cần có biện pháp quản lý chặt chẽ việc đăng ký kinh doanh,
quy mô, cơ sở vật chất và điều kiện hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật.
* Đối với UBND Thành phố Rạch Giá
Hiện trên địa bàn Thành phố vẫn còn tồn tại nhiều chợ tự phát không phù hợp với quy hoạch, an tồn về giao thơng và khơng được quản lý chặt chẽ từ chính quyền địa phương, nguy cơ mất an toàn thực phẩm rất cao; để tạo mỹ quan, hiện đại cho Thành phố, chính quyền Thành phố cần khảo sát đánh giá nhu cầu thị trường, rà sốt quy hoạch chợ từ đó có chính sách kêu gọi nhà đầu tư đủ năng lực để đầu tư, xây dựng chợ tại những khu vực có nhu cầu tiêu dùng cao và thuận tiện trong việc mua bán của hộ kinh doanh.
Thành phố cần quy hoạch vùng chuyên canh sản xuất rau an tồn, trang trại chăn ni, cơ sở giết mổ có kiểm sốt… có chính sách khuyến khích nhà đầu tư tham gia vào khâu tiêu thụ, bao tiêu cho người dân.
* Đối với các Ban quản lý chợ, Doanh nghiệp đầu tư chợ tại Thành phố
Nhà quản lý chợ, doanh nghiệp kinh doanh chợ cần nâng cao chất lượng kinh doanh trong chợ theo hướng văn minh, có trách nhiệm trong việc đảm bảo an toàn thực phẩm, tạo niềm tin cho người tiêu dùng. Bố trí sắp xếp lơ, sạp đảm bảo về diện tích, đảm bảo mặt hàng kinh doanh theo từng khu vực riêng biệt, hạn chế dần người mua bán nhỏ thực phẩm khơng đảm bảo nguồn gốc, khơng có kiểm dịch;Tạo điều kiện hỗ trợ cho hộ kinh doanh đầu tư mua bán thực phẩm “sạch” trong chợ.
* Đối với hộ kinh doanh
Trước mắt hộ kinh doanh thực phẩm biết tận dụng lợi thế của chợ truyền thống để phục vụ thị hiếu của người mua nhằm cạnh tranh được với các loại hình bán lẻ hiện đại. Phải nghiêm chỉnh chấp hành các quy định về ATTP, khám sức khỏe định kỳ, thực hành vệ sinh cá nhân, khơng được sử dụng hóa chất cấm trong bảo quản, tiếp xúc với thực phẩm; có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp; thể hiện văn minh thương mại trong mua bán hàng hóa thực phẩm, có kỷ năng mua bán hiện đại trong giao dịch, chiêu thị.
5.2.4. Tăng mức xử phạt vi phạm ATTP
Song song với việc thanh tra, kiểm tra, mơ hình giám sát ATTP cần được hồn thiện, thì chế tài xử phạt vi phạm hành chính cần phải được tăng lên theo hướng:
Chế tài xử phạt (Sanction) >= Lợi nhuận tăng lên do vi phạm ATTP (immoral Interest) / Xác suất vi phát hiện, xử phạt (Probability);
5.3. Hạn chế của đề tài
Luận văn “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến vi phạm an toàn thực phẩm của hộ kinh doanh tại chợ trên địa bàn Thành phố Rạch Giá” đã đem lại nhiều kết quả để áp dụng trong thực tế. Trên cơ sở đó, tác giả đã đề xuất nhiều khuyến nghị nhằm góp phần cải thiện tình trạng vi phạm và nâng cao chất lượng kinh doanh thực phẩm của hộ kinh doanh tại các chợ, đây là vấn đề luôn được xã hội quan tâm hiện nay.
Tuy vậy, do thời gian tiếp cận đề tài có hạn nên luận văn còn hạn chế nhiều mặt về dữ liệu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu (đề tài chưa mở rộng chợ khu vực nơng thơn và phạm vi nghiên cứu tồn Tỉnh), mặt khác, đề tài chỉ tập trung phân tích ở góc độ địa phương, chưa so sánh với các địa phương khác về vấn đề liên quan đến nghiên cứu.
Để khắc phục những hạn chế, cũng như để thực hiện ý tưởng nghiên cứu có tính khoa học cao hơn, trong thời gian tới, nếu có điều kiện tác giả sẽ thực hiện nghiên cứu với đối tượng và phạm vi rộng hơn, mở rộng các yếu tố ảnh hưởng, cùng các nhân tố tác động từ bên ngồi, như yếu tố văn hóa kinh doanh, pháp luật, các chủ thể thực thi pháp luật, các mối quan hệ trong cộng đồng của chủ thể,… để phát hiện thêm các nhân tố mới tác động đối tượng nghiên cứu để có khuyến nghị mang tính khả thi.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật An toàn thực phẩm 2010.
2. Luật Doanh nghiệp 2014.
3. Luật thương mại 2005.
4. Lê Đức Sang, 2013. Thực hành tuân thủ một số quy định an toàn thực phẩm của người kinh doanh thực phẩm tươi sống tại chợ Chờ, Thị Trấn Chờ, Yên Phong, Bắc Ninh. Tạp chí Y tế cơng cộng, 9.2014, Số 33.
5. Lê Khánh Hưng, 2017. Phân tích hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại của hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Luận
văn thạc sĩ Trường Đại học kinh tế Tp Hồ Chí Minh.
6. Hoàng Khánh Chi và cộng sự, 2012. Kiến thứ c, thái độ, thực hành về an toàn thực phẩm và các yếu tố liên quan của người kinh doanh chế biến thức ăn đường phố huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp. Luận văn thạc sĩ Trường Đại học Y tế công cộng.
7. Nghị định 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ về đăng ký