Quy định của pháp luật về tranh chấp đất đai của cơ quan hành chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai qua thực tiễn tại cà mau (Trang 35 - 37)

Trình tự giải quyết tranh chấp đất đai tại cơ quan hành chính được áp dụng đối với những tranh chấp thỏa mãn đủ hai điều kiện sau đây:

Thứ nhất: các đương sự khơng có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định.

Thứ hai.Đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại UBND.

Cơ quan hành chính có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lần đầu được quy định tùy thuộc loại chủ thể tranh chấp.

- Đối với TCĐĐ giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì khiếu nại đến chủ thể có thẩm quyền giải quyết là Chủ tịch UBND cấp huyện. Nếu một bên hoặc các bên đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch UBND cấp tỉnh.

- Đối với tranh chấp giữa tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài với nhau hoặc giữa các đối tượng đó với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thì các đương sự này có quyền khiếu nại đến Chủ tịch UBND cấp tỉnh. Nếu một trong các bên đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu này thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường để yêu cầu giải quyết. Ngồi ra, Luật cũng có quy định nếu đương sự khơng đồng ý với quyết định giải quyết tranh chấp lần đầu thì vẫn có quyền khởi kiện tại Tịa án nhân dân theo quy định của pháp luật tố tụng hành chính. Quy định này tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân, cơ quan, tổ chức trong xã hội trong việc lựa chọn phương thức bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, đảm bảo tính khách quan trong q trình giải quyết TCĐĐ.

Một trong những điểm mới của Luật Đất đai 2013 so với luật đất đai 2003 là luật đã bổ sung quy định người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai phải ra quyết định giải quyết tranh chấp. quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành phải được các bên nghiêm chỉnh chấp hành. Trường hợp các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế (khoản 4 điều 203 Luật Đất đai 2013).

Ngoài ra, Luật đất đai 2013 còn bổ sung quy định thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp huyện, cấp tỉnh, bao gồm các bước sau đây:

Người có đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai nộp đơn tại UBND cấp có thẩm quyền;

Bước 2 : Tham mưu và giải quyết tranh chấp.

Chủ tịch UBND cấp có thẩm quyền giao trách nhiệm cơ quan tham mưu giải quyết; cơ quan tham mưu có nhiệm vụ thẩm tra, xác minh vụ việc, tổ chức hòa giải giữa các bên tranh chấp, tổ chức cuộc họp các ban, ngành có liên quan để tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai (nếu cần thiết) và hồn chỉnh hồ sơ trình Chủ tịch UBND cùng cấp ban hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai.

Luật còn quy định chi tiết về hồ sơ giải quyết tranh chấp đất đai bao gồm: 1. Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai;

2. Biên bản hòa giải tại UBND cấp xã;

3. Biên bản làm việc với các bên tranh chấp và người có liên quan; 4. Biên bản kiểm tra hiện trạng đất tranh chấp;

5. Biên bản cuộc họp các ban, ngành có liên quan để tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai đối với trường hợp hịa giải khơng thành;

6. Biên bản hịa giải trong q trình giải quyết tranh chấp; trích lục bản đồ, hồ sơ địa chính qua các thời kỳ liên quan đến diện tích đất tranh chấp và các tài liệu làm chứng cứ, chứng minh trong quá trình giải quyết tranh chấp;

7. Báo cáo đề xuất và dự thảo quyết định giải quyết tranh chấp hoặc dự thảo quyết định cơng nhận hịa giải thành;

Chủ tịch UBND cấp có thẩm quyền ban hành quyết định giải quyết tranh chấp hoặc quyết định cơng nhận hịa giải thành, gửi cho các bên tranh chấp, các tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan.

Đối với việc giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Luật Đất đai 2013 bổ sung quy định thủ tục giải quyết tranh

chấp đất đai thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, cụ thể như sau:

(i) Người có đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai gửi đơn đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường;

(ii) Sau khi nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai, Bộ trưởng Bộ Tài ngun và Mơi trường phân cơng đơn vị có chức năng tham mưu giải quyết. Đơn vị được phân công giải quyết tiến hành thu thập, nghiên cứu hồ sơ; tổ chức hòa giải giữa các bên tranh chấp; trường hợp cần thiết trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và

Môi trường quyết định thành lập đồn cơng tác để tiến hành thẩm tra, xác minh vụ việc tại địa phương; hồn chỉnh hồ sơ trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai.

Hồ sơ giải quyết tranh chấp đất đai gồm: 1. Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai;

2. Biên bản làm việc với các bên tranh chấp, với các tổ chức, cá nhân có liên quan; biên bản kiểm tra hiện trạng đất tranh chấp;

3. Biên bản hịa giải trong q trình giải quyết tranh chấp;

4. Trích lục bản đồ, hồ sơ địa chính qua các thời kỳ liên quan đến diện tích đất tranh chấp, hồ sơ, tài liệu làm chứng cứ, chứng minh trong quá trình giải quyết tranh chấp đất đai tại địa phương;

5. Báo cáo đề xuất và dự thảo quyết định giải quyết tranh chấp đất đai hoặc dự thảo quyết định công nhận hòa giải thành;

Quyết định giải quyết tranh chấp đất đai hoặc quyết định cơng nhận hịa giải thành được gửi cho các bên tranh chấp, các tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai qua thực tiễn tại cà mau (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)