CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.2 Kết quả nghiên cứu
4.2.3 Phân tích tương quan và hồi quy
4.2.3.1 Phân tích tương quan
Trước khi tiến hành phân tích hồi qui Binary Logistic, mối tương quan giữa các biến cần phải được xem xét. Hệ số tương quan Pearson nhằm để lượng hóa mức độ chặt chẽ của mối liên hệ giữa biến định lượng TUOI, GIOITINH,
HOCVAN, SOLDONG, LDPHUTHUOC, VLAMKCN, DATBTHOI,
DTUSXKD và biến nhị phân THUNHAP.
Kiểm tra hệ số tương quan r, cho kết quả ở bảng 4.5. với mức ý nghĩa 0.01 (độ tin cậy 99%) và 0,05 (độ tin cậy 95%) yếu tố TUOI, HOCVAN, SOLDONG, VLAMKCN, DATBTHOI, DTUSXKD đều có hệ số tương quan dương (+) với mức ý nghĩa Sig < 0,05 do đó các biến này có mối tương quan tích cực đến THUNHAP. LDPHUTHUOC có hệ số tương quan âm (-) với mức ý nghĩa Sig<0,05 do đó biến này có mối tương quan tiêu cực đến THUNHAP. Mặt khác,
GIOITINH có hệ số tương quan âm với mức ý nghĩa Sig = 0,137 > 0,05 do đó biến này khơng có mối tương quan đến THUNHAP. Do đó biến GIOITINH khơng được đưa vào phân tích hồi quy.
Bảng 4.18 Kết quả tương quan giữa các biến
TUO I G IO ITI N H H O CV AN S O LDO NG LDP TH UO C VLA MKC N DA TBTH O I DTU S XK D TH UN H AP TUOI Pearson Correlation 1 Sig. (2-tailed) GIOITINH Pearson Correlation -0,031 1 Sig. (2-tailed) 0,707 HOCVAN Pearson Correlation 0,197 * 0,152 1 Sig. (2-tailed) 0,015 0,061 SOLDONG Pearson Correlation 0,202 * 0,095 0,284** 1 Sig. (2-tailed) 0,012 0,242 0,000 LDPTHUOC Pearson Correlation 0,003 0,248 ** -0,039 0,093 1 Sig. (2-tailed) 0,969 0,002 0,635 0,252 VLAMKCN Pearson Correlation 0,019 -0,246 ** 0,132 0,185* -0,327** 1 Sig. (2-tailed) 0,820 0,002 0,103 0,022 0,000 DATBTHOI Pearson Correlation 0,058 0,104 -0,035 0,121 -0,061 0,126 1 Sig. (2-tailed) 0,474 0,199 0,669 0,136 0,457 0,121 DTUSXKD Pearson Correlation 0,210 ** -0,112 0,384** 0,117 -0,238** 0,198* -0,213** 1 Sig. (2-tailed) 0,009 0,169 0,000 0,150 0,003 0,014 0,008 THUNHAP Pearson Correlation 0,198 * -0,121 0,496** 0,356** -0,426** 0,433** 0,190* 0,522* * 1 Sig. (2-tailed) 0,014 0,137 0,000 0,000 0,000 0,000 0,018 0,000 4.2.3.2 Hồi quy
Tiến hành hồi quy Binary Logistic giữa biến phụ thuộc là THUNHAP (Thu nhập sau khi thu hồi đất) với các biến độc lập TUOI, HOCVAN, SOLDONG,
LDPHUTHUOC, VLAMKCN, DATBTHOI, DTUSXKD. Ta có kết quả hồi quy lần thứ nhất như sau:
Bảng 4.19 Kết quả hồi quy lần 1
B S.E. Wald df Sig. Exp(B)
Step 1a TUOI 0,027 0,314 0,007 1 0,932 1,027 HOCVAN 1,418 0,445 10,167 1 0,001 4,130 SOLDONG 1,416 0,586 5,829 1 0,016 4,120 LDPHUTHUOC -1,400 0,364 14,772 1 0,000 0,247 VLAMKCN 1,098 0,447 6,048 1 0,014 2,999 DATBTHOI 1,111 0,416 7,142 1 0,008 3,038 DTUSXKD 2,539 0,632 16,131 1 0,000 12,664 Constant -13,310 2,845 21,894 1 0,000 0,000 a. Variable(s) entered on step 1: TUOI, HOCVAN, SOLDONG, LDPHUTHUOC, VLAMKCN, DATBTHOI, DTUSXKD.
Kết quả xác định hệ số hồi quy được thể hiện trong bảng 4.19 cho thấy, có 7 biến độc lập gồm: TUOI, HOCVAN, SOLDONG, LDPHUTHUOC, VLAMKCN, DATBTHOI, DTUSXKD được đưa vào mơ hình có quan hệ với biến phụ thuộc với Sig trong kiểm định Wald đều nhỏ hơn 0,05 (ngoại trừ biến TUOI có Sig lớn hơn 0,05). Vậy ta loại bỏ biến TUOI và tiến hành hồi quy lần 2.
Bảng 4.20 Kết quả hồi quy lần 2
B S.E. Wald df Sig. Exp(B)
Step 1a HOCVAN 1,428 0,430 11,016 1 0,001 4,171 SOLDONG 1,421 0,584 5,915 1 0,015 4,141 LDPHUTHUOC -1,395 0,357 15,229 1 0,000 0,248 VLAMKCN 1,101 0,446 6,094 1 0,014 3,006 DATBTHOI 1,111 0,416 7,150 1 0,007 3,038 DTUSXKD 2,547 0,624 16,646 1 0,000 12,771 Constant -13,308 2,844 21,895 1 0,000 0,000 a. Variable(s) entered on step 1: HOCVAN, SOLDONG, LDPHUTHUOC, VLAMKCN, DATBTHOI, DTUSXKD.
biến độc lập gồm HOCVAN, SOLDONG, LDPHUTHUOC, VLAMKCN, DATBTHOI, DTUSXKD được đưa vào mơ hình có quan hệ với biến phụ thuộc với Sig trong kiểm định Wald đều nhỏ hơn 0,05. Vậy mơ hình hồi quy có ý nghĩa về mặt thống kê.
Hệ số B (cột B) của các biến HOCVAN, SOLDONG, VLAMKCN, DATBTHOI, DTUSXKD đều mang dấu (+) chứng tỏ các biến này tác động tích cực đến tình trạng THUNHAP, hệ số B của biến LDPHUTHUOC mang dấu (-) chứng tỏ biến này tác động tiêu cực đến tình trạng THUNHAP.
Hệ số tại cột Exp(B) cho ta biết mức độ tác động tăng hay giảm của các biến độc lập lên biến THUNHAP là bao nhiêu lần. Cụ thể sự tác động các biến lần lược theo thứ tự như sau:
- Biến đầu tư SXKD (DTUSXKD): Với điều kiện các yếu tố khác không đổi khi tăng đầu tư SXKD từ tiền được đền bù sẽ tác động đến tăng thu nhập là 12,771 lần.
- Biến học vấn (HOCVAN): Với điều kiện các yếu tố khác không đổi khi trình độ học vấn tăng sẽ tác động đến tăng thu nhập là 4,171 lần.
- Biến số lao động trong hộ (SOLDONG): Với điều kiện các yếu tố khác không đổi khi số lao động trong hộ tăng sẽ tác động đến làm tăng thu nhập là 4,141 lần.
- Biến diện tích đất bị thu hồi (DATBTHOI): Với điều kiện các yếu tố khác không đổi khi diện tích đất bị thu hồi tăng sẽ tác động đến tăng thu nhập là 3,038 lần.
- Biến có việc làm ở KCN (VLAMKCN): Với điều kiện các yếu tố khác khơng đổi khi tỷ lệ có việc làm ở KCN tăng sẽ tác động đến tăng thu nhập là 3,006 lần.
- Biến tỷ lệ người phụ thuộc (LDPHUTHUOC): Với điều kiện các yếu tố khác không đổi khi tỷ lệ người phụ thuộc giảm sẽ tác động đến tăng thu nhập là 0,248 lần.
Sự phù hợp của mơ hình
Bảng 4.21 Kiểm định Omnybus các hệ số mơ hình
Chi-square df Sig.
Step 1
Step 128,837 6 0,000
Block 128,837 6 0,000
Model 128,837 6 0,000
Kết quả bảng 4.21 cho thấy: giá trị Chi bình phương bằng 128,837 với bậc tư do df = 6, có ý nghĩa thống kê với Sig = 0,000 < 0,05. Nên bác bỏ giả thuyết các hệ số hồi quy trong mơ hình đều bằng 0.
Mức độ dự báo của mơ hình
Bảng 4.22 Kiểm định Hosmer và Lemeshow
Step Chi- square
df Sig.
1 9,746 8 0,283
Bảng 4.23 Bảng đánh giá mức độ dự báo của mơ hình
Observed Predicted THUNHAP Percentage Correct Thu nhập giảm Thu nhập tăng Step 1 THUNHAP Thu nhập giảm 46 8 85,2 Thu nhập tăng 11 88 88,9 Overall Percentage 87,6
a. The cut value is 0,500
Kiểm định Hosmer và Lemeshow về mức độ phù hợp của mơ hình với Chi bình phương (Chi-square) bằng 9,746 ở mức ý nghĩa Sig = 0,283 > 0,05 nên chấp nhận giả thuyết giá trị quan sát bằng giá trị mong đợi hay nói cách khác giá trị tiên đốn từ mơ hình phù hợp với giá trị quan sát.
Mức độ dự báo chính xác của mơ hình đối với người có thu nhập bị giảm sau thu hồi đất là 85,2%, đối với người có thu nhập tăng sau khi bị thu hồi đất là 88,9%. Mức độ dự báo chung là 87,6%.
Mức độ giải thích của mơ hình
Bảng 4.24 Mức độ giải thích của mơ hình
Step -2 Log
likelihood
Cox & Snell R Square
Nagelkerke R Square
1 69,833a 0,569 0,783
Gía trị -2 Log likelihood cho biết độ phù hợp của mơ hình, giá trị này càng nhỏ thì mơ hình càng phù hợp, đồng thời giá trị Nagelkerke R Square = 0,783, tức là 78,3% sự thay đổi của thu nhập sau khi bị thu hồi đất là do các biến HOCVAN, SOLDONG, LDPHUTHUOC, VLAMKCN, DATBTHOI, DTUSXKD gây ra. Từ các kết quả kiểm định trên, ta có mơ hình hồi quy là:
THUNHAP = Ln( = -13,308 + 1,1428 HOCVAN + 1,421 SOLDONG –
1,1395 LDPHUTHUOC + 1,101 VLAMKCN + 1,111 DATBTHOI + 2,547 DTUSXKD
Trong đó: p: Xác suất tăng thu nhập sau thu hồi đất. 1-p: là xác suất giảm thu nhập sau thu hồi đất.
Xác suất tăng thu nhập sau thu hồi đất: P(THUNHAP=1)=
Xác suất giảm thu nhập sau thu hồi đất: P(THUNHAP=0) = 1 – P(THUNHAP =1)
4.2.4 Kiểm định các giả thuyết của mơ hình
Kết quả kiểm định các giả thuyết từ phân tích tương quan và phân tích hồi quy cho thấy mối quan hệ giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc đều có ý nghĩa ở độ tin cậy là 95% (Bảng 4.11).
Bảng 4.25 Kết quả kiểm định các giả thuyết
Giả thuyết Kết quả
kiểm định
H1 TUOI có tác động nếu chủ hộ càng nhiều tuổi thì
sẽ dễ tăng thu nhập. Bác bỏ
H2 GIOITINH nếu chủ hộ là nam sẽ làm tăng thu
nhập. Bác bỏ
H3 HVAN nếu chủ hộ có trình độ học vấn cao sẽ làm
tăng thu nhập. Chấp nhận
H4 SOLDONG nếu số lao động trong hộ nhiều sẽ
làm tăng thu nhập. Chấp nhận
H5 TLPHUT nếu chủ hộ có tỷ lệ phụ thuộc cao sẽ
làm giảm thu nhập. Chấp nhận
H6 VLAMKCN nếu chủ hộ có việc làm khu công
nghiêp cao sẽ làm tăng thu nhập. Chấp nhận H7 DATBTHOI nếu chủ hộ có đất bị thu hồi cao sẽ
làm tăng thu nhập. Chấp nhận
H8
DTUSXKD Khi người nông dân sử dụng tiền bồi thường đất để đầu tư vào sản xuất, kinh doanh thì xác suất việc cải thiện thu nhập càng tăng
Chấp nhận
Tóm tắt chương 4
Trong chương này tác giả nêu khái quát về tình hình thu hồi đất ở Việt Nam, ở tỉnh Kiên Giang và ở huyện Kiên Lương, đồng thời cho thấy việc thu hồi đất để thực hiện các dự án trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đang diễn ra ngày một tăng cao. Quá trình thu hồi đất ở xã Hòa Điền, huyện Kiên Lương để thực hiện dự án nuôi trồng thủy sản vùng Vàm Răng – Ba Hòn cũng đã tác động đến đời sống của một bộ phận người dân nơi đây.
Tác giả đưa giả thuyết gồm 8 yếu tố tác động đến thu nhập người dân sau thu hồi đất gồm: Tuổi chủ hộ, giới tính chủ hộ, trình độ học vấn chủ hộ, số lao động trong hộ, tỷ lệ phụ thuộc, việc làm khu cơng nghiệp, diện tích đất bị thu hồi và khả năng đầu tư sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên qua phân tích các dữ liệu thu thập được bằng SPSS, thì cho thấy có 6 nhân tố bị tác động gồm: trình độ học vấn chủ hộ, số lao động trong hộ, tỷ lệ phụ thuộc, việc làm khu cơng nghiệp, diện tích đất bị thu hồi và khả năng đầu tư sản xuất kinh doanh. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng sau khi thu hồi đất của 153 hộ thì có 99 hộ có thu nhập tăng, cịn lại 54 hộ là giữ mức hoặc thu nhập giảm. Đồng thời đưa ra mơ hình hồi quy cho dự báo thu nhập.
THUNHAP = Ln( = -13,308 + 1,1428 HOCVAN + 1,421 SOLDONG –
1,1395 LDPHUTHUOC + 1,101 VLAMKCN + 1,111 DATBTHOI + 2,547 DTUSXKD.
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH 5.1. Kết luận 5.1. Kết luận
Qua kết quả nghiên cứu từ 153 hộ bị thu đất được khảo sát cho thấy việc thu hồi đất để thực hiện dự án đầu tư cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản vùng Vàm Răng – Ba Hòn, tại xã Hòa Điền, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang là một chủ trương hoàn toàn đúng đắn của Đảng và nhà nước ta. Việc thu hồi đất mang lại cho người dân tăng thu thêm nguồn thu nhập là 99 hộ, đồng thời cũng mở ra cho họ cơ hội tìm kiếm việc làm trong các khu cơng nghiệp, nhất là các khu nuôi tôm quy mô lớn đem lại cho họ nguồn thu nhập khá ổn định. Song, bên cạnh đó vẫn cịn một bộ phận khơng nhỏ có thu nhập khơng tăng (54 hộ) so với trước khi bị thu hồi đất, nguyên nhân của việc không tăng thêm thu nhập là do các hộ này phần lớn thiếu vốn, thiếu kiến thức trong áp dụng khoa học vào sản xuất, số lao động trong hộ ít hơn các hộ khác, cơ hội tìm kiếm việc làm trong các khu công nghiệp không cao.
Qua kết quả khảo sát cho thấy khi triển khai dự án thu hồi đất người dân không ai được tham gia vào quá trình lập kế hoạch thu hồi đất và tái định cư, nên họ hồn tồn bất lợi trong q trình thực hiện dự án điều đó làm họ chưa thật sự hài lịng cao các chủ trương mà nhà nước đưa ra.
Quá trình thu hồi đất có đền bù tiền nhưng giá đền bù chưa cao so với các nơi khác trong khu vực, sau khi thu hồi đất nhà nước chưa thực sự quan tâm đến công tác đào tạo nghề nghiệp cho những hộ bị thu hồi phải chuyển đổi nghề nghiệp, không xây dựng các khu tái định cư để bố trí chỗ ở cho những người bị mất nhà ở, điều đó gây nhiều khó khăn cho một số hộ dân.
Kết quả phân tích mơ hình cho thấy các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của người dân sau khi bị thu hồi đất gồm 06 nhân tố và tác động từ nhiều cho tới ít lần lượt như sau: (1) Việc đầu tư sản xuất kinh doanh trong hộ. (2) Trình độ học vấn của chủ hộ. (3) Số lao động trong hộ. (4) Diện tích đất bị thu hồi. (5) Việc làm khu công nghiệp trong hộ. (6) Tỷ lệ lao động phụ thuộc trong hộ. Các nhân tố này tác động đến nguồn thu nhập của hộ làm cho thu nhập có thể tăng hoặc giảm.
5.2. Gợi ý chính sách
Từ kết quả phân tích của đề tài tơi đề xuất một số gợi ý chính sách nhằm góp phần nâng cao thu nhập của người dân sau khi thu hồi đất tại dự án ni trrồng thủy sản vùng Vàm Răng – Ba Hịn, xã Hòa Điền, huyện Kiên Lương như sau:
- Đối với việc đầu tư sản xuất kinh doanh trong hộ
Chính quyền các cấp cần tập trung tuyên truyền, khuyến cáo người dân ưu tiên sử dụng tiền đền bù vào các hoạt động sản xuất kinh doanh, có như vậy sẽ mang lại giá trị sinh lợi và làm tăng thu nhập một cách hiệu quả.
Các cấp, các ngành nên đẩy mạnh triển khai một số mơ hình sản xuất nơng nghiệp hiệu quả từ các địa phương khác để người dân biết và làm theo, như: Mơ hình hợp tác xã sản xuất nơng nghiệp, mơ hình cánh đồng mẫu lớn…
Có chính sách hỗ trợ nơng dân vay vốn từ các ngân hàng như: Ngân hàng Nơng nghiệp và PTNT, Ngân hàng chính sách xã hội với lãi suất ưu đãi để đầu tư sản xuất.
- Đối với trình độ học vấn trong hộ
Nhà nước cần vận động người dân nâng cao trình độ học vấn, vận động nhân dân cho trẻ đến trường, mở các lớp xóa mù chữ, lớp phổ cập tại UBND xã Hòa Điền để người dân đến trường một cách thuận lợi.
Tăng cường tập huấn công tác khuyến nông, khuyến ngư, các lớp đào tạo việc làm cho các hộ bị thu hồi đất, qua đó nhằm trang bị cho các hộ dân kiến thức về các lĩnh vực trồng trọt, chăn ni, dịch vụ nơng nghiệp góp phần nâng cao sản lương, chất lượng sản phẩm nông nghiệp mang lại giá trị kinh tế cao.
- Đối với số lao động trong hộ
Chính quyền cần phải cơ cấu đa dạng hóa các ngành nghề trong nông nghiệp tại các vùng dự án, qua đó nhằm tận dụng tối đa lao động nơng thơn, hạn chế tình trạng lao động nhàn rỗi gây lãng phí vơ ích.
- Đối với diện tích đất bị thu hồi
Đối với các hộ bị thu hồi đất với số lượng lớn cần phải có chế độ xét ưu tiên trong các chính sách như: Ưu tiên trong tuyển dụng việc làm, ưu tiên xét vay vốn
ngân hàng, miễn, giảm học phí khi tham gia các khóa nâng cao trình độ học vấn, trình độ nghề…
Rà soát các hộ bị thu hồi đất nếu thuộc đối tượng nghèo khơng cịn đất sản xuất thì bố trí cấp lại đất sản xuất hoặc cho thuê đất sản xuất theo phương án sử dụng đất quỹ 5% của xã Hòa Điền.
- Đối với việc làm khu công nghiệp
Vận động người dân tham gia vào làm việc trong các khu công nghiệp tại vùng dự án hoặc các khu vực lân cận.
Ưu tiên tuyển dụng các hộ có đất bị thu hồi vào làm việc tại dự án nuôi trồng thủy sản vùng Vàm Răng – Ba Hòn.
- Đối với tỷ lệ lao động phụ thuộc trong hộ.
Chính quyền cần tuyên truyền, vận động số lao động phụ thuộc tham gia vào các hoạt động sản xuất phù hợp với độ tuổi, sức khỏe. Đặc biệt là nhóm trẻ vị thành niên và người già nhằm huy động tối đa các nguồn lực để phát triển kinh tế