Xuất phát từ những quy định của pháp luật về bảo vệ NTD cũng như thực trạng ý thức chưa cao của chính bản thân NTD về những quyền lợi chính đáng của họ mà khơng một tổ chức, cá nhân nào được quyền xâm hại. NTD đa phần là chấp nhận, tự rút kinh nghiệm lần sau khi mua những hàng hóa, dịch vụ kém chất lượng mà ít khi liên hệ với các cơ quan chức năng, tổ chức xã hội để yêu cầu bảo vệ những quyền lợi của mình. Hiện nay, hàng hóa, dịch vụ kém chất lượng là một trong những vấn đề nhức nhối của xã hội, gây ra tình trạng lo ngại về niềm tin của NTD vào hàng hóa, dịch vụ. Hệ lụy tiêu cực mà nó mang lại cho xã hội là không nhỏ như ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng, tài chính của NTD, làm suy giảm niềm tin của NTD, ảnh hưởng đến tính minh bạch của thị trường hàng hóa, làm giảm uy tín của các nhà sản xuất chân chính.
Đối với NTD thì chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa NTD, thương nhân chân chính, cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD, các tổ chức xã hội trong công tác bảo vệ quyền lợi NTD. Bên cạnh đó, vấn đề chất lượng hàng hóa, dịch vụ, tình trạng lừa đảo khi ký kết hợp đồng giao kết từ xa cũng là vấn đề nhức nhối hiện nay.
Bảo vệ quyền lợi NTD là trách nhiệm chung của toàn xã hội. Do đó, chính bản thân của NTD cần có ý thức để tự bảo vệ mình tránh sự xâm phạm của thương nhân. Thương nhân cần phải tạo được lòng tin cho NTD khi họ ký kết loại hợp đồng giao kết từ xa. Song song đó, nhà nước cần có một cơ chế pháp lý vững chắc, an tồn và dễ hiểu để các bên trong hợp đồng hiểu được và thực hiện đúng những gì mà mình đã cam kết. Do đó, nhất thiết, trong thời gian sắp tới cần có những giải pháp hữu hiệu nhằm hồn thiện chính sách về bảo vệ quyền lợi NTD khi họ ký kết hợp đồng giao kết từ xa để mục tiêu bảo vệ những quyền lợi chính đáng của NTD mà Đảng và Nhà nước ta đã nổ lực xây dựng thật sự đi vào cuộc sống. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế làm phát sinh nhiều phương thức bán hàng mới như bán hàng đa cấp, bán hàng tận cửa, bán hàng trực tuyến,…Bên cạnh sự thuận tiện cho cả tổ chức, cá nhân kinh doanh và NTD, các hình thức bán hàng này cịn tiềm ẩn nhiều nguy cơ có thể gây thiệt hại cho NTD. Nhiều vụ việc vi phạm quyền lợi NTD thông
qua các hình thức bán hàng này đã được phát hiện và xử lý. Thực tiễn công tác bảo vệ NTD cho thấy, trình độ, nhận thức của NTD Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế. Do vậy, NTD rất dễ bị xâm hại khi xác lập giao dịch thơng qua các hình thức bán hàng này. Trong khi đó, việc quản lý, giám sát của cơ quan Nhà nước cũng đang gặp rất nhiều khó khăn. Nghị định 99/2011 ra đời đã quy định phương thức bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ mới hiện nay giữa tổ chức, cá nhân kinh doanh với NTD trên cơ sở hợp đồng và được gọi là hợp đồng giao kết từ xa. Đây được xem là khung pháp lý an toàn để bảo vệ được những quyền lợi NTD mà không một tổ chức, cá nhân nào được quyền xâm phạm. Tuy nhiên, nhìn nhận một cách khách quan, văn bản này chưa thật sự bao quát hết các vấn đề phát sinh trong giao dịch trên mà đa phần dựa vào những quy định của Luật bảo vệ quyền lợi NTD và các văn bản khác có liên quan. Bên cạnh đó là sự khơng thống nhất giữa các văn bản làm cho việc áp dụng trên thực tế cịn bất cập, khơng bảo vệ tối đa những quyền lợi của NTD.
Tại Cà Mau, cùng với những chuyển biến của môi trường xã hội, hạ tầng công nghệ và khung pháp lý thì trong những năm gần đây việc giao kết hợp đồng giữa NTD và thương nhân ngày càng được mở rộng, đặc biệt là các giao dịch qua internet, điện thoại. Trong bối cảnh đó, việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn về quy trình giao kết hợp đồng trên website thương mại điện tử, gọi điện thoại trực tiếp cũng như vấn đề cung cấp thông tin, thực hiện hợp đồng giao kết từ xa là hết sức cần thiết, nhằm thiết lập những nguyên tắc và những chuẩn mực chung cho hoạt động giao dịch. Qua đó, nâng cao tính minh bạch đồng thời góp phần bảo vệ và cân bằng lợi ích giữa NTD và thương nhân khi ký kết hợp đồng giao kết từ xa. Tuy nhiên, hiện nay, các văn bản trên chưa thật sự phát huy hết hiệu quả vốn có của nó. Bên cạnh đó là sự khơng thống nhất giữa các văn bản hoặc chưa dự đoán hết những vấn đề của xã hội phát sinh trong quá trình ký kết hợp đồng giao kết từ xa. Sở dĩ có sự khơng thống nhất như vậy có thể xuất phát từ nguyên nhân là do cơ quan soạn thảo cho từng lĩnh vực mỗi khác. Liên quan đến giao dịch điện tử sẽ do Bộ Bưu chính, Viễn thơng (nay là Bộ Thơng tin và truyền thông) làm cơ quan chủ quản. Còn vấn đề bảo vệ quyền lợi NTD sẽ do Bộ Công thương phụ trách. Và khi soạn thảo, đề xuất văn bản pháp luật có thể hai cơ quan này đã khơng phối hợp với nhau để dẫn đến tình trạng nêu trên. Vấn đề vừa nêu đã ảnh hưởng phần nào lòng tin của NTD vào pháp luật cũng như không bảo vệ triệt để được những quyền lợi chính đáng của NTD - bên yếu thế trong giao dịch với thương nhân mà Đảng và
Nhà nước ta đã nỗ lực xây dựng. Do đó, nhất thiết, trong thời gian sắp tới cần có những giải pháp hữu hiệu nhằm hồn thiện chính sách về bảo vệ quyền lợi NTD khi họ ký kết hợp đồng giao kết từ xa để mục tiêu bảo vệ những quyền lợi chính đáng của NTD mà Đảng và Nhà nước ta đã nổ lực xây dựng thật sự đi vào cuộc sống. Muốn công tác bảo vệ quyền lợi NTD khi họ ký kết hợp đồng giao kết từ xa đạt hiệu quả thì nhất thiết pháp luật cần phải rõ ràng, dễ hiểu, điều chỉnh hầu hết các vấn đề thực tế phát sinh. Trên thực tế ln có sự biến động cùng với sự chuyển biến của xã hội mỗi ngày đều có sự phát sinh mới về các giao dịch, các phương thức, hình thức giao dịch, do đó pháp luật khơng thể hoàn hảo và tuyệt đối mà pháp luật cũng phải ln có sự thay đổi bổ sung để phù hợp với thực tế. Vì vậy những vấn đề còn bất cập trong các văn bản luật hướng dẫn và thực hiện đối với hợp đồng giao kết từ xa vẫn cịn có sự sửa đổi bổ sung trong thời gian tới, nhằm để bảo vệ được những quyền lợi cơ bản của NTD.