3.4.1. Giải pháp từ cơ quan quản lý nhà nƣớc.
Để các công cụ pháp lý về bảo vệ NTD đi vào cuộc sống, đáp ứng yêu cầu
thực tiễn của tỉnh Cà Mau, ngoài các văn bản hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ quyền lợi NTD thì việc phối hợp xây dựng và hoàn thiện văn bản pháp luật là yêu cầu cấp thiết. UBND cấp tỉnh, cần phải có sự chỉ đạo kỳ quyết đến UBND cấp huyện để sớm thành lập hội bảo vệ quyền lợi NTD. Đây là nhiệm vụ quan trọng và mang tính
vĩ mơ về quản lý Nhà nước nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn của một xã hội tiêu dùng đang trỗi dậy tại Việt Nam hiện nay và ở các nước trên thế giới. Bên cạnh đó tỉnh Cà Mau cần phải có sự tun truyền sâu rộng thơng qua các sự kiện, trên các kênh truyền hình về an tồn vệ sinh thực phẩm, hàng hố để NTD thấy được và phần biệt được hàng hố, dịch vụ kém chất lượng, khơng uy tín. Đồng thời phải tăng cường cơng tác tập huấn nghiệp vụ về bảo vệ NTD theo hướng chuyên sâu tới 3 đối tượng bao gồm: Các cán bộ của Sở Công thương của tỉnh, các doanh nghiệp và các tổ chức xã hội tham gia bảo vệ NTD. Tiếp tục hồn thiện các cơng cụ hỗ trợ NTD như sử dụng hệ thống tiếp nhận phản ánh của NTD qua điện thoại và đưa trang thông tin điện tử về bảo vệ quyền lợi NTD trên cổng thông tin điện tử tỉnh Cà Mau.
Về phía Tồ án, Tồ án nhân dân tỉnh Cà Mau cần có sự chỉ đạo kỳ quyết các Toà án cấp huyện trong tỉnh phải giải quyết nhanh chóng, kịp thời đối với các vụ việc tranh chấp phát sinh giữa NTD với các tổ chức cá nhân kinh doanh trên địa bàn tỉnh, trong phân xử phải cơng bằng, khách quan và khơng gây khó khăn cho người khởi kiện, thực hiện đúng quy định của pháp luật, thực hiện theo đúng định hướng chỉ đạo bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của NTD theo hướng có lợi nhất cho NTD nhưng đồng thời cũng bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức. Ngồi ra, cịn phải kịp thời giải quyết khiếu nại tố cáo trong công tác giải quyết các vụ việc tranh chấp phát sinh khi NTD phản ánh.
3.4.2. Giải pháp từ phía tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi NTD.
Các Hội bảo vệ quyền lợi NTD trong tỉnh cần nêu cao vai trò, trách nhiệm tuyên truyền, vận động Hội viên, NTD, thương nhân hiểu và thực hiện đúng luật. Bên cạnh đó cần tiếp nhận ý kiến, tư vấn, hướng dẫn cho NTD những kiến thức cần thiết, những kỹ năng cơ bản để có thể ứng phó với những tình huống phát sinh khi quyền lợi của mình bị xâm phạm khi ký kết hợp đồng giao kết từ xa. Phải có kinh phí đảm bảo cho hoạt động, phải có sự hỗ trợ của Nhà nước, để từ đó trách nhiệm của tổ chức xã hội thật sự phát huy hết hiệu quả vốn có nhằm bảo vệ quyền lợi NTD được tốt hơn đặc biệt khi NTD ký kết hợp đồng giao kết từ xa. Bên cạnh đó, từng bước hình thành và hồn thiện bộ máy của các Hội bảo vệ quyền lợi NTD từ trung ương đến địa phương.
3.4.3. Giải pháp từ phía thƣơng nhân.
Để bảo vệ quyền lợi cho NTD, bên cạnh sự can thiệp của các cơ quan quản lý Nhà nước, Toà án và các tổ chức xã hội, các tổ chức cá nhân kinh doanh cần phải có chính sách riêng để bảo vệ cho NTD, thương nhân phải cung cấp cho NTD
những hàng hóa, dịch vụ có chất lượng tốt và giá cả hợp lý, phải mạnh dạn yêu cầu giải quyết dứt điểm với tình trạng hàng nhái, hàng giả thương hiệu, phải cung cấp thông tin rõ ràng đầy đủ về đặc trưng và sản phẩm trên tem nhãn để NTD phân biệt được hàng thật với hàng giả, phải có nhiều chương trình khuyến mại, hậu mãi như bảo dưỡng miễn phí sản phẩm, tăng thời gian bảo hành, vận chuyển miễn phí, đổi hàng trong một thời gian nhất định nhằm tạo niềm tin vững chắc cho NTD. Đồng thời trong quá trình cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho NTD, cần có sự nhiệt tình, cởi mở, nhưng khi hàng hóa bị lỗi thì NTD được nhận lại hàng khác đảm bảo chất lượng từ đó sẽ tạo tâm lý thoải mái, tiện lợi và lòng tin cho NTD. Đặc biệt như cầu hiên nay NTD là rất thích mua hàng trên mạng hay gọi điện thoại vì vậy các cá nhân tổ chức kinh doanh cần phải có nhiều chính sách như vậy thì mới tạo được lịng tin cho NTD và mới bảo vệ uy tín cho chính thương nhân.
3.4.4. Giải pháp từ phía ngƣời tiêu dùng.
Trong loại hợp đồng giao kết từ xa là hợp đồng có tín rủi ro cao, vì vậy NTD cần có những biện pháp để tự bảo vệ những quyền lợi của mình nhất là trong việc tìm hiểu thơng tin trước khi quyết định giao kết hợp đồng. NTD phải tìm hiểu thật kỹ những thơng tin liên quan đến hàng hóa, dịch vụ, quy trình giao kết hợp đồng, trước khi đưa ra đề nghị giao kết hợp đồng thì NTD cần phải có những thơng tin cần thiết về loại hàng hóa, dịch vụ mà mình cần, NTD nên tham khảo nhiều kênh thông tin khác nhau để so sánh, đối chiếu với những thông tin do thương nhân hay nhà quản trị mạng website bán hàng, cung ứng dịch vụ cung cấp trước khi đề nghị giao kết hợp đồng. Nhưng NTD cũng cần lưu ý, khơng phải loại hàng hóa, dịch vụ nào cũng được phép giao dịch theo pháp luật thương mại mà hàng hóa đó chỉ bao gồm tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai và những vật gắn liền với đất đai. Những loại dịch vụ phải đáp ứng những điều kiện theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, khi ký kết hợp đồng giao kết từ xa thì NTD nên ghi âm lại cuộc hội thoại. Nếu giao dịch qua website thương mại điện tử mà thương nhân gửi e-mail trả lời chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng thì NTD cần phải lưu giữ thư điện tử này, trong đó cần xem kỹ lại nội dung hợp đồng đã giao kết gồm có các thơng tin như chủng loại mặt hàng, giá cả đã thoả thuận, thời hạn giao hàng, chi phí vận chuyển, để các tài liệu này có thể xem xét làm chứng cứ nếu như có tranh chấp phát sinh. NTD có thể rút lui khỏi hợp đồng nếu phát hiện thơng tin về hàng hố dịch vụ không rõ ràng, NTD cũng nên tiêu dùng hàng hố và sử dụng dịch vụ có thương hiệu, có uy tín, có địa chỉ rõ ràng. Bên cạnh đó, phải thực hiện các thủ tục
cần thiết khi mua hàng hoá và sử dụng dịch vụ như lấy hố đơn, phiếu bảo hành, để có thể có những căn cứ khi có yêu cầu giải quyết vấn đề về bảo vệ quyền lợi NTD khi có tranh chấp phát sinh nếu như quyền lợi của mình bị vi phạm. Khi mua phải những hàng hóa, dịch vụ kém chất lượng, NTD phải liên hệ trực tiếp với thương nhân để khiếu nại hoặc nhờ Hội tiêu chuẩn và bảo vệ quyền lợi NTD giúp đỡ hoặc có thể yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước cấp huyện giải quyết hoặc có thể sử dụng các biện pháp giải quyết tranh chấp bằng con đường Toà án để tự bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình. Trường hợp phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD thì NTD phải yêu cầu cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ NTD cấp huyện nơi thực hiện giao dịch giải quyết. Việc yêu cầu có thể yêu cầu trực tiếp hoặc bằng văn bản, đồng thời NTD phải kịp thời cung cấp thơng tin, bằng chứng, có liên quan đến hành vi vi phạm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá dịch vụ. Nếu vụ việc gây thiệt hại nghiêm trọng đến quyền lợi NTD có dấu hiệu lừa đảo thì NTD phải báo với cơ quan cảnh sát điều tra công an cấp huyện, thành phố hoặc cấp tỉnh để khởi tố hình sự.
Tóm lại, bảo vệ quyền lợi NTD là trách nhiệm chung của tồn xã hội, khơng phân biệt đó là trách nhiệm của nhà nước, tổ chức hay cá nhân. Tuy nhiên, tùy vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình mà nhà nước, mỗi tổ chức, mỗi cá nhân cần có những giải pháp cụ thể để bảo vệ được những quyền lợi chính đáng của NTD khi họ ký kết hợp đồng giao kết từ xa với thương nhân. Không phải thương nhân nào cũng chủ động bảo vệ quyền lợi NTD của mình. Thực tế, cịn rất nhiều thương nhân chỉ quan tâm đến lợi nhuận trước mắt, lợi dụng những yếu thế của NTD để đưa ra thị trường những sản phẩm rẻ tiền, kém chất lượng, khơng đảm bảo an tồn. Do đó, chỉ có sự nỗ lực từ phía những thương nhân chân chính thơi thì chưa đủ mà cịn có sự từ phía NTD thì quyền lợi của NTD, lợi ích nhà nước, lợi ích cơng cộng mới được đảm bảo. Vì vậy, bảo vệ quyền lợi NTD, đặc biệt khi NTD ký kết hợp đồng giao kết từ xa cần phải có sự chung tay của cả thương nhân, các tổ chức xã hội, NTD và quan trọng nhất là sự quản lý của Nhà nước trong việc đảm bảo môi trường giao kết lành mạnh và an tồn để thật sự chính sách của Đảng và nhà nước trong vấn đề bảo vệ quyền lợi NTD trong đó có việc NTD tham gia ký kết hợp đồng giao kết từ xa đi vào thực tiễn cuộc sống.
3.5. Những phƣơng hƣớng trong thời gian tới.
- Xây dựng các chương trình, chuyên đề, dự án hoạt động bảo vệ NTD mang tính thiết thực, triển khai một cách đồng bộ hướng tới xã hội hóa cơng tác bảo vệ NTD.
- Nâng cao năng lực, trình độ cho đội ngũ cán bộ thực thi pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD đó là Hội tiêu chuẩn và bảo vệ quyền lợi NTD.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, đào tạo, nâng cao nhận thức cho xã hội, doanh nghiệp và NTD.
- Đẩy mạnh công tác tư vấn hướng dẫn cho NTD.
- Xây dựng và hoàn thiện cơ chế phối hợp, thúc đẩy sự tham gia của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan, các tổ chức, cá nhân khác trong xã hội vào công tác bảo vệ quyền lợi NTD.
KẾT LUẬN
Với quá trình phát triển của đất nước, nhờ sự phát triển mạnh mẽ của Internet, điện thoại mà việc mua bán hàng hoá, cung cấp các dịch vụ trở nên phổ biến, từ đó đã phát sinh loại hình ký kết hợp đồng giao kết từ xa. loại hợp đồng này đem lại nhiều tiện lợi, nhanh chóng, ít tốn kém chi phí cho NTD và các thương nhân. Tuy nhiên khi ký kết các hợp đồng giao kết từ xa NTD thường khơng có kinh nghiệm cần thiết để bảo vệ cho quyền lợi của mình nên dễ dàng xảy ra các rủi ro cho NTD khi ký các hợp đồng khi giao kết từ xa, tạo ra nhiều rắc rối cho Tồ án trong cơng tác giải quyết đối với loại tranh chấp này, gây thiệt hại cho NTD và hao tốn kinh phí của Nhà nước. Vì vậy NTD muốn bảo vệ được quyền lợi của mình thì cần phải am hiểu pháp luật một các thấu đáo. Khi NTD quyết định mua một loại hàng hố nào đó qua mạng hoặc qua điện thoại thì NTD khơng nên nóng vội, cần phải nghiên cứu tổng thể thị trường cũng như chọn lựa những loại hàng hố đảm bảo chất lượng, có uy tín, có thương hiệu, cần phải tìm hiểu thật kỹ từng loại hàng hố dịch vụ mà NTD cần sử dụng có đảm bảo khơng, vị trí nơi giao hàng có tiện lợi cho việc đi lại không. Sau khi nhận hàng hoặc được cung ứng dịch vụ từ phía thương nhân, tổ chức kinh doanh thì NTD buộc họ phải cung cấp cho NTD hoá đơn chứng từ cần thiết về sản phẩm, tiêu chuẩn, số lượng, chất lượng, giá cả hàng hố để nếu phát sinh tranh chấp thì NTD có chứng cứ để cung cấp. Tránh những rắc rối sau này cũng như những sai lầm khiến phải tốn kém những khoản chi phí khơng cần thiết cho việc đi lại và khởi kiện sau này. NTD đừng bao giờ chấp nhận lý do chuyển tiền trước và nhận hàng hoá sau khi ký kết các hợp đồng mua bán từ xa mà phải nhận hàng mới trả tiền hoặc khi trả tiền bắt buộc các thương nhân, các nhân kinh doanh phải cung cấp đầy đủ các hố đơn chứng từ cần thiết. Vì nếu quyết định vội vàng thì NTD sẽ có nguy cơ "tiền mất tật mang" vì trước pháp luật NTD khơng có một loại giấy tờ gì để chứng minh. Bên cạnh đó cần tìm hiểu xem loại hàng hố mà NTD dự định mua có được nhiều người sử dụng hay khơng? Hàng hố đó có đảm bảo chất lượng hay khơng. Có như vậy thì trong các hợp đồng giao kết từ xa mới đảm bảo được quyền lợi cho NTD. Và cũng dễ dàng và thuận tiện cho Toà án khi giải quyết các tranh chấp phát sinh từ các hợp đồng giao kết từ xa.
Mặc dù luật bảo vệ quyền lợi NTD năm 2010 ra đời đã tạo được hành lang pháp lý an tồn để bảo vệ những quyền lợi chính đáng của NTD mà khơng một tổ chức, cá nhân nào được quyền xâm phạm. Bên cạnh đó, Nghị định 99/2011 cũng đã quy định cách thức bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ mới hiện nay giữa tổ chức, cá
nhân kinh doanh với người tiêu dùng trên cơ sở hợp đồng và hợp đồng giao kết từ xa. Đây được xem là khung pháp lý vững chắc để bảo vệ được những quyền lợi chính đáng của NTD. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện vẫn còn bộc bộc lộ những bất cập, hạn chế. Trong việc giải quyết các tranh chấp phát sinh, đặc biệt là vấn đề am hiểu pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD của người dân Việt Nam hiện nay còn hạn chế. Do vậy, NTD rất dễ bị xâm hại khi giao kết giao dịch thơng qua hình thức bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ từ các hợp đồng giao kết từ xa.
Trong thời gian sắp tới, để thật sự chủ trương bảo vệ quyền lợi NTD thông qua các hợp đồng giao kết từ xa với các thương nhân thì địi hỏi cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội cần tích cực hơn nữa trong việc tham gia bảo vệ quyền lợi NTD, bởi vì NTD là bên yếu thế khi tham gia các hợp đồng giao kết từ xa. Việc bảo vệ quyền lợi của NTD sẽ góp phần tạo niềm tin cho NTD, kích thích tiêu dùng thì mới phát triển sản xuất hàng hoá, thúc đẩy phát triển kinh tế của nước ta đang trong thời kỳ hội nhập.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Giáo trình và sách tham khảo
1. Phạm Duy Nghĩa (biên soạn). Giáo trình Luật hợp đồng Thương mại (pháp luật hợp đồng trong kinh doanh). Trường đại học Kinh tế TP.HCM, chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright.
2. Phạm Duy Nghĩa, 2012. Giáo trình Luật Kinh tế. NXB Công
an nhân dân (tái bản lần năm, có tu chỉnh). Trường đại học Kinh tế TP.HCM, chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright.
3. Pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của Hội đồng phối hợp cơng tác phổ biến giáo dục pháp luật của Chính phủ. Đặc san tuyên truyền giáo dục pháp luật số 06/2011.
4. Đinh Thị Mỹ Loan, 2007. Hỏi đáp về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, NXB Lao động- XH.
5. Báo cáo của Bộ tư pháp ngày 30/6/2015 về tổng kết 5 năm thực hiện Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
6. Lê Hồng Hạnh, Lê Minh Tâm, Nguyễn Minh Đoan, 2007.
Giáo trình Nhà nước và pháp luật. Trường Đại học Luật Hà Nội.
7. Trần Văn Biên. Khái niệm hợp đồng điện từ, tạp chí Nhà nước và pháp luật 8/2010, trang 36. Sự thoả thuận trong giao kết hợp đồng điện tử qua