2.5. Trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước và các tổ chức xã hội trong việc bảo vệ
2.5.2. Trách nhiệm của các tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi NTD
Tổ chức xã hội được thành lập theo quy định của pháp luật và hoạt động theo điều lệ được tham gia hoạt động bảo vệ quyền lợi NTD. Đó là sự khẳng định mạnh mẽ trong Luật bảo vệ quyền lợi NTD. Theo đó, tại Cà Mau tổ chức xã hội được nhắc đến đó là hội bảo vệ quyền lợi NTD tỉnh Cà Mau đóng vai trị hết sức quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi NTD. Bên cạnh đó, hoạt động của Hội cũng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NTD khi bị xâm hại, bảo đảm uy tín cho các nhà sản xuất, kinh doanh, dịch vụ chân chính, sự cơng bằng cho NTD khi mua hàng hóa hay sử dụng dịch vụ phải được nhận giá trị tương ứng với đồng tiền mà họ đã bỏ ra. Từ đó cho thấy, vai trị của tổ chức xã hội mà cụ thể là Hội bảo vệ quyền lợi NTD ở địa phương là rất quan trọng.
Tóm lại, hiện nay việc bảo vệ quyền lợi NTD khi ký kết hợp đồng giao kết từ xa đã đã có pháp luật điều chỉnh và văn bản hướng dẫn thực hiện tương đối đầy đủ. Tuy nhiên, những văn bản trên có những chỗ khơng thống nhất. Do đó, việc áp dụng những quy định này khó được thực hiện trên thực tế. Như vậy, vấn đề bảo vệ quyền lợi chính đáng của NTD đã khơng đạt được như mục tiêu đặt ra. Nhưng đây được xem là sự nỗ lực lớn của Đảng và Nhà nước ta trong công cuộc bảo vệ NTD- bên yếu thế trong giao dịch với thương nhân, đặc biệt đối với các loại giao dịch được giao kết qua các hợp đồng mua bán từ xa. Vì vậy, vai trị của các cơ quan có thẩm quyền, các tổ chức xã hội càng có ý nghĩa trong vấn đề bảo vệ những quyền lợi của NTD.
Chƣơng 3: Thực trạng, những hạn chế, nguyên nhân và một số kiến nghị về bảo vệ quyền lợi NTD trong hợp đồng giao kết từ xa.