Đơn vị: %
Nguồn: Tác giả thống kê theo số liệu của NHNN
Dựa vào biểu đồ 3.3, Trong giai đoạn 2006-2015 tỷ lệ nợ xấu tăng giảm bất ổn nhưng có thể thấy rõ hai xu hướng như tăng dần từ năm từ 2006-2012 và có dấu hiệu giảm từ năm 2013 trở về sau. Tỷ lệ nợ xấu trung bình trong giai đoạn 2006-2015 là 2.99% gần như đạt đúng ngưỡng an toàn của tỷ lệ nợ xấu do NHNN quy định là 3%. Trong gia đoạn này, nền kinh tế Thế giới và Việt Nam nổi bật hai sự kiện quan trọng đó là cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 và bất ổn ngành ngân hàng năm 2012. Các ngân hàng ln có mức tỷ lệ nợ xấu trung bình thấp là Vietcombank, Vietinbank,
3 2 3.5 2.2 2.52 3.07 4.08 3.61 3.25 2.55 1.50 2.00 2.50 3.00 3.50 4.00 4.50 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 tỷ lệ nợ xấu
Agribank, BIDV và nhóm có tỷ lệ nợ xấu trung bình cao là VPBank, ABBank, SHB. Do đó tác giả chia giai đoạn 2006-2015 thành ba giai đoạn nhỏ để phân tích thực trạng nợ xấu của các NHTM ở Việt Nam như sau: giai đoạn trước 2008 và khủng hoảng 2008, Giai đoạn 2009- 2012 và giai đoạn từ năm 2013 đến 2015.
Giai đoạn trước 2008 và khủng hoảng tài chính thế giới 2008 (2006-2008): Tỷ
lệ nợ xấu trong giai đoạn này tăng giảm qua các năm và ở mức cao. Với tỷ lệ nợ xấu khởi đầu ở mức 3% năm 2006 đến năm 2007 giảm chỉ còn 2%, mức thấp nhất cho cả giai đoạn 2006-2015. Nguyên nhân là do các NHTM đã nghiêm túc thực hiện việc quản lý và đánh giá chất lượng tín dụng theo quy chế của Quyết định 493/2005/QĐ- NHNN về phân loại tài sản có và trích lập dự phịng rủi ro phù hợp với thông lệ quốc tế được ban hành bởi NHNN vào năm 2005. Đồng thời vào năm 2007, Việt Nam đánh dấu một bước ngoặc hết sức quan trọng khi chính thức gia nhập WTO, bắt đầu quá trình hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Đây là điều kiện thuận lợi để Việt Nam đẩy mạnh phát triển kinh tế-xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Ngoài ra chỉ thị 03/2007/CT- NHNN của NHNN ban hành năm 2007 về kiểm sốt quy mơ, chất lượng tín dụng và cho vay đầu tư, kinh doanh chứng khoán nhằm kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế giúp hạn chế việc cho vay đầu tư chứng khoán để mức tỷ lệ nợ xấu 2007 chỉ còn 2%.
Trong tình hình khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008, số liệu NHNN đưa
ra nợ xấu của NHTM là khoảng 43,500 tỷ đồng, chiếm 3.5% tổng dư nợ tín dụng. Việt Nam phải đối mặt với những diễn biến phức tạp của tình trạng nội tại của nền kinh tế. Các khoản nợ xấu này do nhiều nguyên nhân, trong đó phần lớn là nợ của các doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả và từ lĩnh vực bất động sản. Đầu tiên phải nói đến mục tiêu kiềm chế lạm phát, chính phủ đã thực hiện những chính sách thắt chặt tiền tệ. Do đó các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, xuất khẩu dẫn đến khả năng kiệt quệ trong việc trả nợ ngân hàng. Dựa vào khả năng trả nợ đúng hạn của các doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với các NHTM, có 23% số doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có hiệu quả; 73.2% hoạt động trung bình và 3.8% doanh nghiệp gặp khó khăn, trong đó có 1.42% doanh nghiệp có
khả năng mất vốn. Cuối năm 2007 đầu 2008 là thời điểm bùng nổ của thị trường bất động sản. Một lượng lớn vốn của ngân hàng đã đổ vào lĩnh vực này. Nhưng bất động sản giảm 30 - 40% giá trị và thị trường đóng băng nên doanh nghiệp khó trả nợ vay ngân hàng. Bên cạnh đó, nền kinh tế Việt Nam không tránh khỏi bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, hàng loạt các ngân hàng và định chế tài chính trên thế giới sụp đổ làm cho các ngành nghề khác trong nền kinh tế sụp đỗ theo.
Giai đoạn 2009- 2012: Trong giai đoạn này nợ xấu có xu hướng tăng qua các năm.
Cụ thể, theo biểu đồ thì tỷ lệ nợ xấu năm 2009 là 2.2%, năm 2010 tăng lên 2.52% và đến năm 2012 tỷ lệ này đã lên đến 4.08%. Tỷ lệ nợ xấu năm 2012 là cao nhất trong giai đoạn 2006-2015. Thực trạng nợ xấu qua các năm được phân tích cụ thể như sau: Tỷ lệ nợ xấu giảm vào năm 2009. Theo số liệu của NHNN, nợ xấu năm 2009 khoảng 45 nghìn tỷ đồng chiếm tỷ lệ 2.2% tổng dư nợ; giảm 1.3% so với năm 2008. Đây được xem là nổ lực đáng ghi nhận trong việc giảm nợ xấu. Nhầm đối phó với cuộc khủng hoảng và ổn định kinh tế thị trường, Chính phủ đã có chính sách tiền tệ nới lỏng thơng qua kênh lãi suất, hỗ trợ thanh khoản để kích cầu nền kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng tăng trưởng huy động và tín dụng hiệu quả, cải thiện khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Đa số các ngân hàng đã đưa được tỷ lệ nợ xấu về dưới 3%, có thể kể đến tỷ lệ nợ xấu các ngân hàng VPbank, EximBank, Vietcombank năm 2008 lần lượt là 3.41%, 4.71%, 4.61% giảm còn 1.63%, 1.83%, 2.47% vào năm 2009.
Giai đoạn 2010-2012: Trong giai đoạn này tỷ lệ nợ xấu có xu hướng tăng trở lại
và tăng cao nhất vào năm 2012. Năm 2010, tỷ lệ nợ xấu của hệ thống NHTM là 2.52%, tương đương khoảng 58,000 tỉ đồng. Tỷ lệ nợ xấu năm 2010 vẫn còn nằm trong tầm kiểm soát và dưới 3%, mặc dù gia tăng khá nhiều so với năm 2009 là 2.05%. Trong thời gian này, nợ xấu vẫn chưa được đánh giá là vấn đề đặc biệt nghiêm trọng gây ra bất ổn tài chính quốc gia. Và các NHTM phải tự xử lý nợ xấu thơng qua trích lập dự phịng rủi ro tín dụng theo quy định hoặc phát mãi tài sản bảo đảm hoặc tái cơ cấu lại nợ vay. Năm 2011, tỷ lệ nợ xấu tăng cao lên đến 3.07% tương đương 78 tỷ đồng và đã vượt ngưỡng an toàn. Đáng chú ý tỷ lệ nợ xấu tăng vọt đến 4.08% trong
năm 2012, tương đương khoảng 117 tỷ đồng. Trong đó có các ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu rất cao SHB, SCB, PGbank, Đông Á, Tiên Phong lần lượt là 8.81%, 8.44%, 7.23%, 3.66%. Nguyên nhân một phần là hậu quả tất yếu của: (i) chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng và có phần thắt chặt; (ii) nợ xấu tích tụ từ nhiều năm trước được bùng phát; (iii) và tình trạng doanh nghiệp làm ăn thua lỗ trở nên phổ biến.
Giai đoạn 2013-2015: Đây là giai đoạn nợ xấu có xu hướng giảm dần và giảm
xuống mức an toàn. Năm 2013 tỷ lệ nợ xấu đã giảm xuống còn 3.61% và đến năm 2015 tỷ lệ này chỉ còn 2.55%. Năm 2013 NHNN chỉ đạo nhiều cách để xử lý nợ xấu, đáng chú ý là việc việc thành lập, tổ chức và hoạt động của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) theo Nghị định số 53/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 18/05/2013. Giai đoạn này đặc biệt trong năm 2014 cho thấy những kết quả tích cực và chủ động trong việc xử lý nợ xấu nhờ sự nỗ lực của toàn hệ thống và bán nợ cho VAMC. Đến cuối năm 2014, tổng nợ xấu giảm chỉ cịn 130.4 nghìn tỷ đồng, chiếm 3.61% tổng dư nợ. Thêm vào đó năm 2015, NHNN Việt Nam sau sự chỉ đạo thực hiện Thơng tư số 36/2014/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 1/2/2015, buộc các nhà băng thắt chặt lại nguồn tiền tín dụng vào chứng khốn góp phần làm giảm tỷ lệ nợ xấu. Hiện nay, NHNN và toàn hệ thống NHTM đã nỗ lực đưa tỷ lệ nợ xấu năm 2015 xuống còn 2.55% đạt mục tiêu giảm tỷ lệ nợ xấu về dưới 3% theo chỉ tiêu Chính phủ giao.
Nguyên nhân nợ xấu tại các NHTM Việt Nam
Nguyên nhân khách quan:
Ngun nhân khách quan từ phía mơi trường kinh tế:
Do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới 2008 và cuộc khủng hoảng nợ công 2010 ở Châu Âu nên nền kinh tế kinh tế trong nước tăng trưởng chậm ảnh
hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước. Các DN gặp khó khăn trong sản xuất, kinh doanh, hàng tồn kho tăng cao, khơng cịn khả năng trả nợ ngân hàng từ đó làm gia tăng nợ xấu.
Trong giai đoạn này nguyên nhân nợ xấu tăng cao một phần đến từ tỷ lệ lạm phát tăng cao bất thường trong năm 2008 và 2011, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, tỷ giá biến động mạnh, nợ công Việt Nam ở mức đáng báo động.
Chính sách nới lỏng tiền tệ năm 2009-2010 tạo điều kiện cho thị trường tín dụng
phát triển nóng nhưng trong giai đoạn 2011-2012: chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng và có phần thắt chặt, doanh nghiệp lao đao về lãi suất tăng cao trong giai đoạn này dẫn đến tình trạng hoạt động gặp nhiều khó khăn. Do đó Ngân hàng gặp khó khăn trong việc thu hồi nợ dẫn đến tỷ lệ nợ xấu tăng cao.
Ngồi ra, Thị trường chứng khốn: thị trường chứng khốn vừa mới ra đời vào năm 2006 đã dẫn đến tình trạng cho vay đầu tư chứng khốn ồ ạt cho đến khi NHNN có chỉ thị 03/2007/CT được ban hành năm 2007 về kiểm sốt quy mơ, chất lượng tín dụng và cho vay đầu tư, kinh doanh chứng khoán nhằm kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Và khoản vay này cũng góp phần đẩy nợ xấu tăng cao.
Thị trường Bất Động sản: Theo như cơ cấu về dư nợ của các NHTM thì dư nợ
về thị trường bất động sản khoảng hơn 15%, nhưng điều đáng nói là tài sản đảm bảo bằng bất động sản thì chiếm khoảng 60%-70% do đó thị trường bất động sản ảnh hưởng không nhỏ đến nợ xấu của NHTM Việt Nam. Chính xác thì thị trường bất động sản trầm lắng, đóng băng đã gây nợ xấu khu vực bất động sản tăng cao trong giai đoạn 2006-2015 và nguyên nhân xuất phát từ:
- Từ việc nền kinh tế vĩ mô tăng trưởng chậm, thị trường tín dụng cho lĩnh vực bất động sản bị hạn chế và thận trọng nên dòng vốn chảy vào lĩnh vực bất động sản giảm mạnh, giao dịch mua bán trầm lắng cho dù rằng giá có phần giảm xuống do đó số lượng hàng tồn bất động sản ngày càng lớn. Còn trầm trọng hơn là nhiều dự án bị tạm ngưng do thiếu vốn, tình hình ảm đạm kéo dài đã khiến cho các công ty lĩnh vực bất động sản rơi vào khó khăn, thua lỗ, những các khoản nợ vay đến hạn của NHTM khơng thể thanh tốn dẫn đến rủi ro tăng nợ xấu cho các NHTM
-Khi thị trường bất động sản đóng băng, những khoản nợ xấu, nợ quá hạn được thế chấp bởi bất động sản sẽ rất khó thanh lý. Và nếu các NHTM có phát mãi được các tài sản thế chấp này thì giá trị thu hồi cũng khơng như định giá ban đầu vì giá trị bất
động sản suy giảm từ đó gây thất thốt cho NHTM và làm trầm trọng thêm tình hình nợ xấu của nền kinh tế. Chính đặc điểm này khiến cho cơng tác xử lý nợ xấu sẽ càng gặp nhiều trở ngại hơn trong bối cảnh suy giảm chung của nền kinh tế.
-Ngoài ra, việc xử lý tài sản đảm bảo còn nhiều vấn đề bất cập như là: chế tài, pháp lý và thị trường chưa minh bạch, khơng thuận lợi; chưa có cơ chế phù hợp để xử lý các tài sản bảo đảm, thế chấp tại ngân hàng.
Hiệu quả hoạt động cơng tác thanh tra, giám sát cịn hạn chế: cụ thể là việc
thanh tra, giám sát không kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý các vi phạm quy định về hạn chế cấp tín dụng và đầu tư một số lĩnh vực rủi ro cao.
Hoạt động của của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) chưa hiệu quả. Cụ thể do một số nguyên nhân chính như sau: cơ sở pháp
lý cho VAMC thực hiện mua, bán nợ chưa hồn thiện, nguồn vốn của VAMC cịn hạn chế, thị trường mua bán nợ chưa phát triển và thiếu tính cạnh tranh, cơ chế xử lý tài sản đảm bảo chưa hiệu quả,…
Hiên nay, CIC thực hiện xếp hạng tín nhiệm cịn hạn chế. Về số lượng thì số
doanh nghiệp được xếp hạng tín dụng cịn ít, về chất lượng thì CIC chưa có lượng thơng tin, cơ sở dữ liệu đầy đủ và có hệ thống để phục vụ cho quá trình thẩm định khách hàng, cũng như kiểm sốt rủi ro tín dụng. Điều này đã làm ngân hàng khơng có được sự cảnh báo về rủi ro tín dụng sớm và cần thiết đối với khách hàng được xếp hạng tín nhiệm. Đồng thời hoạt động xếp hạng của CIC chưa được độc lập để xảy ra hiện tượng bất cân xứng thông tin gây ảnh hưởng đến quyết định cho vay của NHTM từ đó dẫn đến tỷ lệ nợ xấu có thể tăng lên.
Nguyên nhân khác: thiên tai trong những năm vừa qua cũng gây ra ảnh hưởng
đến sự phát triển của nền kinh tế. Đối với Doanh nghiệp thì ảnh hưởng đến tình hình sản xuất của các doanh nghiệp, gây giảm hiệu quả sản xuất, hư hỏng mất mát tài sản,… Đối với cá nhân mất đi nguồn thu nhập từ đó gặp khó khăn trong việc trả nợ vay cho ngân hàng.
Nguyên nhân từ phía ngân hàng
Quy mơ ngân hàng: Áp lực tăng vốn điều lệ lên 3000 tỷ đồng đã thúc ép các
NHTM hoạt động thâu tóm, mua bán, sáp nhập, kêu gọi đầu tư gây ra tình trạng các cơng ty sân sau, sở hữu chéo trong ngân hàng đã tạo ra những vòng luẩn quẩn của dòng tiền: Đây cũng là những hoạt động tiềm ẩn nhiều nợ xấu nhưng rất khó chỉ ra để xử lý, khi tính minh bạch và giải trình cịn hạn chế. Nợ xấu đang chạy lịng vịng giữa ngân hàng và các doanh nghiệp có quan hệ mật thiết. Nếu thế, nợ xấu sẽ ngày một phình to và càng khó xác định, lãi suất sẽ bị đẩy lên cao, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh càng khó tiếp cận được vốn.
Tăng trưởng tín dụng: Trong giai đoạn tăng trưởng nóng các NHTM chạy đua
tăng trưởng tín dụng diễn ra trong thời gian dài, ln trên 20%, thậm chí lên tới 51.39% (năm 2007), cùng với việc nới lỏng điều kiện cho vay khiến nợ xấu tăng cao.
Thực hiện Basel II: Các NHTM tổ chức, nhân sự và biện pháp quản trị rủi ro của
các ngân hàng thương mại cịn nhiều hạn chế, chỉ có khoảng 40% ngân hàng thương mại tiếp cận được chuẩn quốc tế (Basel II); Việc phân loại nợ, tiến tới việc phân loại nợ theo thông lệ quốc tế, hồn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ theo chuẩn Basel I cịn chưa hồn thiện dẫn đến khó khăn trong việc quản lý nợ.
Năng lực quản trị hoạt động tín dụng: Quy trình xét duyệt tín dụng bị xem nhẹ,
hoạt động xếp hạng tín nhiệm chưa hiệu quả, thông tin về khách hàng thiếu và không chuẩn xác,… Đây là các nguyên nhân tiềm tàng, truyền thống và phổ biến nhất dẫn đến nợ xấu ở mức độ cao. Trên thực tế, ở Việt Nam chiếm chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa và khơng ít các doanh nghiệp trong đó có báo cáo tài chính khơng ch̉n xác và không qua kiểm tốn gây nhiều khó khăn cho các ngân hàng. Vì thế, việc cấp tín dụng dựa vào lượng thơng tin đầu vào cịn khiêm tốn đã dẫn đến các khoản vay ẩn chứa rất nhiều rủi ro nợ xấu.
Rủi ro đạo đức và năng lực của nhân viên tín dụng: một số cán bộ ngân hàng
suy thoái đạo đức nghề nghiệp, cấu kết, nhận hối lộ, làm giả các hồ sơ với doanh nghiệp để trục lợi cá nhân và cho vay khơng đúng quy định. Mặc dù chưa có số liệu cơng bố chính thức nhưng có thể nói một tỷ lệ nợ xấu không nhỏ nảy sinh từ vi phạm