Số lượng ngân hàng từ 2006-2015

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những yếu tố tác động đến tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 44 - 74)

NHTM Nhà nước 5 5 5 5 5 5 5 5 5 73 NHTM Cổ Phần 34 34 40 40 37 35 34 33 33 28 NH Liên Doanh và nước ngoài 5 5 10 10 10 9 9 9 9 8

Nguồn: Tác giả thống kê theo số liệu của NHNN.

Quy mô NHTM Việt Nam

Quy mô của NHTM sẽ được thể hiện qua ba tiêu chí : tổng tài sản có, vốn tự có và vốn điều lệ. Tác giả tổng hợp và phân tích quy mơ hệ thống NHTM tính đến 31/12/2015 như sau:

Bảng 3.2: Bảng tổng tài sản có, vốn tự có và vốn điều lệ của các loại hình NHTM:

Loại hình NHTM Tổng tài sản có Vốn tự có Vốn điều lệ Số tuyệt đối Tốc độ tăng

trưởng Số tuyệt đối

Tốc độ tăng

trưởng Số tuyệt đối

Tốc độ tăng trưởng Tỷ đồng % Tỷ đồng % Tỷ đồng % NHTM Nhà nước 3,173,873 11.98 190,019 11.98 137,082 2.13 NHTM Cổ phần 2,777,011 3.31 230,213 13.32 192,980 6.56 NH Liên doanh, nước ngoài 740,879 5.54 117,758 11.09 93,593 8.04 Toàn hệ thống NHTM 6,838,534 7.54% 537,990 12.35% 434,351 5.44%

Nguồn: Tác giả thống kê theo số liệu của NHNN

3 Khối NHTM Nhà nước bao gồm: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng thương mại TNHH MTV Xây dựng Việt Nam, Ngân hàng TM TNHH MTV Dầu Khí Tồn Cầu, Ngân hàng thương mại TNHH một thành viên Đại Dương

Theo thống kê của NHNN tính tới thời điểm 31/12/2015, tổng tài sản có tồn hệ thống ngân hàng thương mại là 6,838,534 tỷ đồng với tốc độ tăng trưởng là 7.54% so với năm 2014. Trong đó, tổng tài sản có của khối NHTM nhà nước dẫn đầu với 3,173,873 tỷ đồng với tốc độ tăng trưởng là 11.98%, tiếp theo là khối NHTM cổ phần với 2,777,011 tỷ đồng với tốc độ tăng trưởng thấp nhất 3.31%, còn lại 740,879 tỷ đồng thuộc về NH liên doanh, nước ngoài với tốc độ tăng trưởng là 5.54%. Tỷ trọng quy mơ tài sản có của khối NHTM nhà nước trên toàn hệ thống ngân hàng thương mại là 46.41%, khối NHTM cổ phần là 40.61%, số còn lại là 10.83% thuộc về khối NH liên doanh, nước ngồi

Vốn tự có của tồn hệ thống ngân hàng thương mại là 537,990 tỷ đồng với tốc độ tăng trưởng là 12.35% trong đó NHTM Cổ phần chiếm 230,213 tỷ đồng cao nhất trong các khối và tốc độ tăng trưởng là 13.32%.

Vốn điều lệ của hệ thống NHTM vẫn ở mức thấp, vào khoảng 434,351 tỷ đồng tính tới thời điểm cuối năm 2015 và tốc độ tăng trưởng chỉ là 5.44%. Tỷ trọng Vốn điều lệ của các khối so với toàn hệ thống NHTM lần lượt NHTM nhà nước 31.56%, NHTM cổ phần cao nhất 44.43%, và NH liên doanh, nước ngoài 21.55%.

Hoạt động huy động vốn của các NHTM Việt Nam

Hoạt động huy động vốn của NHTM là một trong những hoạt động chủ yếu và quan trọng của NHTM. Nghiệp vụ huy động vốn góp phần mang lại nguồn vốn cho NH thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh khác, trong đó quan trọng nhất là hoạt động tín dụng để tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng. Khi nguồn vốn có cơ cấu huy động hợp lý, chi phí huy động vốn thấp sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của NHTM. Nguồn vốn của NHTM tăng trưởng bền vững giúp đảm bảo khả năng thanh khoản, tăng trưởng tín dụng, mở rộng hoạt động đầu tư cho ngân hàng. Đối với nền kinh tế, nguồn vốn NHTM giúp đáp ứng nhu cầu vốn cho các thành phần kinh tế và cá nhân, gián tiếp thúc đẩy phát triển kinh tế.

Biểu đồ 3.1: Tốc độ tăng trưởng huy động vốn của các NHTM Việt Nam.

Đơn vị: %

Nguồn: Tác giả thống kê theo số liệu của NHNN

Nhìn vào biểu đồ có thể thấy tốc độ tăng trưởng huy động vốn có xu hướng giảm trong gia đoạn 2006- 2015. Năm 2015, Vốn huy động bằng nội tệ đạt 1,270 nghìn tỷ đồng, chiếm 84.5% tổng vốn huy động, giảm 3.1% so với cuối 2014; vốn huy động bằng ngoại tệ đạt 235,1 nghìn tỷ đồng, chiếm 16% tổng vốn huy động, tăng 3.6% so với cuối 2014. Tốc độ tăng trưởng huy động vốn trung bình trong giai đoạn 2006- 2015 là 27.59%, đây vẫn là mức tăng trưởng tốt cho thấy kênh đầu tư gửi tiền tại hệ thống ngân hàng vẫn hấp dẫn, an tồn góp phần duy trì thanh khoản ổn định cho hệ thống các tổ chức tín dụng. Các ngân hàng dẫn đầu về thị phần huy động vốn là Agribank, BIDV, Vietcombank và VietinBank với tổng mức huy động là lần lượt là 403 tỷ đồng, 341 tỷ đồng, 301 tỷ đồng và 251 tỷ đồng vào năm 2015 với tốc độ tăng trưởng huy động vốn tương ứng là 16.5%, 26%, 18% và 18.3% so với năm 2014.

Với tốc độ tăng trưởng huy động vốn cao nhất vào năm 2007 là 53.4% thì vào năm 2008 mức tăng trưởng này chỉ còn 25.1% do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế 2008. Trước cuộc khủng hoảng này xảy ra thì tốc độ tăng trưởng ln tăng qua các năm và tăng mạnh.

Giai đoạn 2008-2011, Tốc độ tăng trưởng vốn có xu hướng phục hồi nhẹ trở lại, tốc độ này tăng đều qua các năm nhưng tăng yếu, cụ thể là tăng từ 25.1% vào năm 2008 đã tăng lên 34.7% vào năm 2011. Trong giai đoạn này Chính phủ đã có những chính sách thắt chặt tiền tệ để tạm thời ngăn chặn lạm phát tăng cao trong thời gian

35.6 53.4 25.1 30.7 29.1 34.7 18.2 16.2 19.3 13.6 0 10 20 30 40 50 60 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Tốc độ tăng trưởng huy động vốn

này. Trong giai đoạn này cũng là giai đoạn nền kinh tế đang có nhu cầu vốn để phục hồi do đó bằng nhiều biện pháp các NHTM tập trung tăng trưởng huy động vốn nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu thị trường.

Giai đoạn 2012-2015, Tốc độ tăng trưởng huy động vốn có xu hướng giảm do tiềm lực nền kinh tế chưa thể thật sự trở lại tuy đã có nhiều biện pháp được đưa ra. Ảnh hưởng chung của nền kinh tế thế giới, với tốc độ tăng trưởng GDP chậm, nền kinh tế chưa ổn định, lạm phát tăng cao và mức lãi suất thấp chính là những nguyên nhân gây ra tình trạng huy động vốn kém. Tuy nhiên vẫn có bước khởi sắc với tốc độ tăng trưởng vào năm 2014 là 19.3% tăng so với năm 2011 là 18.2%.

Tốc độ tăng trưởng huy động vốn năm 2015 đạt 13.7% thấp hơn 5.7% tốc độ tăng trưởng của năm 2014. Điều này có thể giải thích một phần do lãi suất tiền gửi ở mức thấp so với các kênh sinh lời khác trong khi nhu cầu chi tiêu, đầu tư tăng lên do kinh tế hồi phục làm giảm nhu cầu gửi tiền của người dân và các tổ chức kinh tế.

Hoạt động tín dụng của các NHTM Việt Nam

Hoạt động tín dụng là hoạt động chính của các NHTM nhầm tạo ra lợi nhuận. Hoạt động tín dụng sử dụng nguồn vốn từ hoạt động huy động vốn cấp tín dụng nhầm đáp ứng nhu cầu vốn cho tổ chức kinh tế, cá nhân. Tăng trưởng hoạt động tín dụng bền vững giúp cho ngân hàng gia tăng lợi nhuận cho NHTM, Tín dụng ngân hàng tăng trưởng lành mạnh là điều kiện tiền đề quan trọng giúp cho các doanh nghiệp mở rộng sản xuất, gia tăng sản lượng, từ đó thúc đẩy tồn bộ nền kinh tế tăng trưởng.

Biểu đồ 3.2: Tốc độ tăng trưởng tín dụng của các NHTM Việt Nam.

Đơn vị: %

Nguồn: Tác giả thống kê theo số liệu của NHNN

Trong giai đoạn 2006-2015, tốc độ tăng trưởng tín dụng của các NHTM có xu hướng giảm. Với tốc độ tăng trưởng trung bình trong giai đoạn 2006-2015 là 23.26%, tăng trưởng dư nợ tín dụng ngành ngân hàng đạt ở mức khiêm tốn, phản ánh đúng thực trạng của nền kinh tế do những bất ổn về kinh tế vĩ mô trong giai đoạn này. Nhóm ngân hàng dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng là Agribank, BIDV, Vietcombank và VietinBank

Giai đoạn 2006-2008, trong giai đoạn này tốc độ tăng trưởng tín dụng khơng có xu hướng rõ ràng. Năm 2007 tốc độ tăng trưởng tín dụng đạt 53.89%, đây cũng là tốc độ tăng trưởng cao nhất trong giai đoạn 2006-2015. Và khi nền kinh tế Việt Nam ảnh hưởng tiêu cực từ khủng hoảng tín dụng tại Mỹ năm 2008-2009 và cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu tốc độ thì tăng trưởng tính dụng năm 2008 giảm xuống chỉ cịn 22.87%.

Giai đoạn 2009-2012, tốc độ tăng trưởng tín dụng giảm dần từ 37.53% vào năm 2009 chỉ còn 8.85% vào năm 2012. Tuy rằng tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2009, 2010 lần lượt đạt 37.53% và 31.19% đều là tốc độ tăng trưởng khá cao nhưng vẫn có xu hướng giảm dần. Xu hướng này càng cụ thể hơn khi vào năm 2011 tốc độ tăng trưởng giảm mạnh chỉ cịn 13%. Tăng trưởng tín dụng đã hãm phanh và giảm xuống mức thấp nhất trong giai đoạn 2006-2015 là 8.85% vào năm 2012.

21.4 53.89 22.87 37.53 31.19 13 8.85 12.52 14.16 17.26 0 10 20 30 40 50 60 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Tốc độ tăng trưởng tín dụng

Giai đoạn 2013-2015, tốc độ tăng trưởng tín dụng đã có dấu hiệu phục hồi, tăng dần qua các năm. Tốc độ tăng trưởng năm 2013 đạt 12.52% tăng 3.67% so với năm 2012. Tốc độ tăng trưởng tín dụng giữ nguyên xu hướng tăng cho đến năm 2015 thì tốc độ tăng trưởng tín dụng đạt 17.26% tương đương 4,656 ngàn tỷ đồng. Xét thấy tốc độ tăng trưởng tín dụng trong giai đoạn này khơng cao nhưng có xu hướng tăng bền vững và được kỳ vọng tiếp tục tăng trưởng vào những năm tiếp theo.

Thực trạng nợ xấu và những yếu tố ảnh hưởng đến nợ xấu của các NHTM Việt Nam

Thực trạng nợ xấu các NHTM Việt Nam

Tỷ lệ nợ xấu các NHTM Việt Nam

Biểu đồ 3.3: Tốc độ tăng trưởng tỷ lệ nợ xấu của các NHTM Việt Nam.

Đơn vị: %

Nguồn: Tác giả thống kê theo số liệu của NHNN

Dựa vào biểu đồ 3.3, Trong giai đoạn 2006-2015 tỷ lệ nợ xấu tăng giảm bất ổn nhưng có thể thấy rõ hai xu hướng như tăng dần từ năm từ 2006-2012 và có dấu hiệu giảm từ năm 2013 trở về sau. Tỷ lệ nợ xấu trung bình trong giai đoạn 2006-2015 là 2.99% gần như đạt đúng ngưỡng an toàn của tỷ lệ nợ xấu do NHNN quy định là 3%. Trong gia đoạn này, nền kinh tế Thế giới và Việt Nam nổi bật hai sự kiện quan trọng đó là cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 và bất ổn ngành ngân hàng năm 2012. Các ngân hàng ln có mức tỷ lệ nợ xấu trung bình thấp là Vietcombank, Vietinbank,

3 2 3.5 2.2 2.52 3.07 4.08 3.61 3.25 2.55 1.50 2.00 2.50 3.00 3.50 4.00 4.50 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 tỷ lệ nợ xấu

Agribank, BIDV và nhóm có tỷ lệ nợ xấu trung bình cao là VPBank, ABBank, SHB. Do đó tác giả chia giai đoạn 2006-2015 thành ba giai đoạn nhỏ để phân tích thực trạng nợ xấu của các NHTM ở Việt Nam như sau: giai đoạn trước 2008 và khủng hoảng 2008, Giai đoạn 2009- 2012 và giai đoạn từ năm 2013 đến 2015.

Giai đoạn trước 2008 và khủng hoảng tài chính thế giới 2008 (2006-2008): Tỷ

lệ nợ xấu trong giai đoạn này tăng giảm qua các năm và ở mức cao. Với tỷ lệ nợ xấu khởi đầu ở mức 3% năm 2006 đến năm 2007 giảm chỉ còn 2%, mức thấp nhất cho cả giai đoạn 2006-2015. Nguyên nhân là do các NHTM đã nghiêm túc thực hiện việc quản lý và đánh giá chất lượng tín dụng theo quy chế của Quyết định 493/2005/QĐ- NHNN về phân loại tài sản có và trích lập dự phịng rủi ro phù hợp với thông lệ quốc tế được ban hành bởi NHNN vào năm 2005. Đồng thời vào năm 2007, Việt Nam đánh dấu một bước ngoặc hết sức quan trọng khi chính thức gia nhập WTO, bắt đầu q trình hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Đây là điều kiện thuận lợi để Việt Nam đẩy mạnh phát triển kinh tế-xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Ngoài ra chỉ thị 03/2007/CT- NHNN của NHNN ban hành năm 2007 về kiểm soát quy mơ, chất lượng tín dụng và cho vay đầu tư, kinh doanh chứng khoán nhằm kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế giúp hạn chế việc cho vay đầu tư chứng khoán để mức tỷ lệ nợ xấu 2007 chỉ cịn 2%.

Trong tình hình khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008, số liệu NHNN đưa

ra nợ xấu của NHTM là khoảng 43,500 tỷ đồng, chiếm 3.5% tổng dư nợ tín dụng. Việt Nam phải đối mặt với những diễn biến phức tạp của tình trạng nội tại của nền kinh tế. Các khoản nợ xấu này do nhiều nguyên nhân, trong đó phần lớn là nợ của các doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả và từ lĩnh vực bất động sản. Đầu tiên phải nói đến mục tiêu kiềm chế lạm phát, chính phủ đã thực hiện những chính sách thắt chặt tiền tệ. Do đó các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, xuất khẩu dẫn đến khả năng kiệt quệ trong việc trả nợ ngân hàng. Dựa vào khả năng trả nợ đúng hạn của các doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với các NHTM, có 23% số doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có hiệu quả; 73.2% hoạt động trung bình và 3.8% doanh nghiệp gặp khó khăn, trong đó có 1.42% doanh nghiệp có

khả năng mất vốn. Cuối năm 2007 đầu 2008 là thời điểm bùng nổ của thị trường bất động sản. Một lượng lớn vốn của ngân hàng đã đổ vào lĩnh vực này. Nhưng bất động sản giảm 30 - 40% giá trị và thị trường đóng băng nên doanh nghiệp khó trả nợ vay ngân hàng. Bên cạnh đó, nền kinh tế Việt Nam không tránh khỏi bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, hàng loạt các ngân hàng và định chế tài chính trên thế giới sụp đổ làm cho các ngành nghề khác trong nền kinh tế sụp đỗ theo.

Giai đoạn 2009- 2012: Trong giai đoạn này nợ xấu có xu hướng tăng qua các năm.

Cụ thể, theo biểu đồ thì tỷ lệ nợ xấu năm 2009 là 2.2%, năm 2010 tăng lên 2.52% và đến năm 2012 tỷ lệ này đã lên đến 4.08%. Tỷ lệ nợ xấu năm 2012 là cao nhất trong giai đoạn 2006-2015. Thực trạng nợ xấu qua các năm được phân tích cụ thể như sau: Tỷ lệ nợ xấu giảm vào năm 2009. Theo số liệu của NHNN, nợ xấu năm 2009 khoảng 45 nghìn tỷ đồng chiếm tỷ lệ 2.2% tổng dư nợ; giảm 1.3% so với năm 2008. Đây được xem là nổ lực đáng ghi nhận trong việc giảm nợ xấu. Nhầm đối phó với cuộc khủng hoảng và ổn định kinh tế thị trường, Chính phủ đã có chính sách tiền tệ nới lỏng thông qua kênh lãi suất, hỗ trợ thanh khoản để kích cầu nền kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng tăng trưởng huy động và tín dụng hiệu quả, cải thiện khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Đa số các ngân hàng đã đưa được tỷ lệ nợ xấu về dưới 3%, có thể kể đến tỷ lệ nợ xấu các ngân hàng VPbank, EximBank, Vietcombank năm 2008 lần lượt là 3.41%, 4.71%, 4.61% giảm còn 1.63%, 1.83%, 2.47% vào năm 2009.

Giai đoạn 2010-2012: Trong giai đoạn này tỷ lệ nợ xấu có xu hướng tăng trở lại

và tăng cao nhất vào năm 2012. Năm 2010, tỷ lệ nợ xấu của hệ thống NHTM là 2.52%, tương đương khoảng 58,000 tỉ đồng. Tỷ lệ nợ xấu năm 2010 vẫn cịn nằm trong tầm kiểm sốt và dưới 3%, mặc dù gia tăng khá nhiều so với năm 2009 là 2.05%. Trong thời gian này, nợ xấu vẫn chưa được đánh giá là vấn đề đặc biệt nghiêm trọng gây ra bất ổn tài chính quốc gia. Và các NHTM phải tự xử lý nợ xấu thơng qua trích lập dự phịng rủi ro tín dụng theo quy định hoặc phát mãi tài sản bảo đảm hoặc tái cơ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những yếu tố tác động đến tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 44 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)