STT Nội dung chương trình đào tạo Nhu cầu đào tạo Thực tế đào tạo
1 Trình độ lý luận chính trị 02 01
2 Quản lý nhà nước 13 10
3 Bồi dưỡng chun mơn, kỹ năng,
nghiệp vụ theo vị trí việc làm 21 19
4 Phòng cháy, chữa cháy 03 01
5 Ngoại ngữ 05 03
Nguồn: Phịng Tổ chức – Hành chính, Viện sức h e nghề nghiệp và môi trường
“Theo kế hoạch, tình hình thực hiện kế hoạch và nhu cầu thực tế về chất lượng lao động hiện có mà hàng quý Viện đã xác định được nhu cầu đào tạo và phát triển lao động. Viện đã xác định nhu cầu đào tạo cụ thể như sau:
Hàng năm, kế hoạch đào tạo của Viện được lập cùng với kế hoạch hoạt động nhằm đảm bảo đào tạo nguồn lao động có trình độ, có năng lực đáp ứng các mục tiêu nhiệm vụ trong năm và dài hạn của đơn vị, bao gồm các nội dung: mục tiêu cần đạt được, các vấn đề cần giải quyết; hình thức đào tạo; nội dung/chương trình đào tạo; đối tượng, số lượng; thời gian; địa điểm; kinh phí dự kiến và nguồn kinh phí v.v. Kế hoạch đào tạo và phát triển lao động hàng năm có thể được điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung vào giữa kỳ kế hoạch.”
Công tác lập kế hoạch đào tạo của Viện được bắt nguồn từ hai phía:
với u cầu cơng việc trong từng đơn vị đó sau đó gửi về phịng Tổ chức – Hành chính của Viện;
Thứ hai, phịng Tổ chức – Hành chính của Viện tổng hợp nhu cầu đào tạo của các
đơn vị và căn cứ vào kế hoạch nhiệm vụ được giao, khối lượng công việc, mức độ phức tạp của công việc và cơ cấu nguồn lao động hiện có để cân đối và lập kế hoạch đào tạo của Viện cho năm kế hoạch.
Các chỉ tiêu của kế hoạch đào tạo hàng năm của Viện, được giao cho các đơn vị và phịng Tổ chức - Hành chính phối hợp xác định bao gồm:
- Nội dung đào tạo gồm có: Đào tạo mới (đại học, cao đẳng, nhân viên kỹ thuật), đào tạo ngắn hạn và bồi dưỡng (nâng bậc, chuyên môn nghiệp vụ) và đào tạo khác, chỉ tiêu này được xác định căn cứ vào kế hoạch SXKD, thực trạng lao động hiện có và yêu cầu về kiến thức, kỹ năng của người lao động để đáp ứng yêu cầu của công việc;
- Số lượng đào tạo theo từng nội dung, chỉ tiêu này được xác định căn cứ
trên cơ sở nhu cầu đào tạo của các đơn vị và nguồn lực đáp ứng cho công tác đào tạo hàng năm của Viện;
- Thời gian đào tạo, căn cứ mục tiêu chương trình đào tạo;
- Kinh phí cho cơng tác đào tạo, được xác định cụ thể cho từng chương trình
đào tao căn cứ vào số lượng người đào tạo, chương trình đào tạo, thời gian đào tạo;
- Nguồn kinh phí và địa điểm đào tạo, căn cứ vào các nguồn kinh phí được
huy động cho cơng tác đào tạo của năm và năng lực đào tạo.
Qua khảo sát thực trạng, ta thấy công tác xây dựng kế hoạch đào tạo Lao động của Viện có ưu điểm là:”
- “Kế hoạch đào tạo hàng năm của Viện được lập cùng với kế hoạch hoạt động, do vậy sẽ đáp ứng kịp thời nhu cầu về lao động đảm bảo kế hoạch hồn thành có hiệu quả cao;
Các chỉ tiêu của kế hoạch đào tạo được xác định kết hợp giữa các đơn vị có nhu cầu đào tạo với phịng Tổ chức – Hành chính của Viện, do vậy sẽ đảm bảo phù hợp với yêu cầu thực tế để thực hiện công việc.
- Viện xác định các chỉ tiêu của kế hoạch đào tạo, tuy đã có sự kết hợp nhưng chủ yếu vẫn xuất phát từ yêu cầu đối với hoạt động của Viện, chưa thực sự xác định xuất phát từ người lao động bằng cách dựa vào việc xác định nhu cầu và đánh giá thực hiện công việc của người lao động.”
2.2.1.2. Xác định mục tiêu đào tạo
a. Đối với đào tạo mới:
* Kiến thức, kỹ năng nghề:
Kiến thức: Sau khóa học, người lao động hiểu những kiến thức cơ bản về sức khỏe, nghề nghiệp và môi trường; đào tạo, bồi dưỡng tiến sĩ, thạc sĩ các chuyên ngành y học bệnh nghề nghiệp, an toàn và vệ sinh lao động, để cung cấp nhân sự có chun mơn cho các cơ quan. Viện cịn có các đợt thi cấp chứng chỉ, giấy chứng nhận cho cán bộ sau các đợt thi chuyên ngành. Thường xuyên tổ chức lớp nâng cao kĩ năng cho cán bộ có nhu cầu.
Kỹ năng: Nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực vệ sinh và sức khỏe nghề nghiệp. Bao gồm: Những yếu tố là nguy cơ độc hại cho môi trường lao động của người dân. Xây dựng một số phương pháp nhất định để đảm bảo an toàn cho người lao động tránh khỏi những sự cố khi làm việc.
Nghiên cứu tâm sinh lý và những mối quan hệ trong cộng đồng người lao động. Những vấn đề chi phối cuộc sống của người nhân viên từ đó đề xuất ý kiến cải thiện cuộc sống của người dân nâng cao chất lượng dịch vụ sống.
Trong lĩnh vực vệ sinh và sức khỏe môi trường thì nghiên cứu các vấn đề gây ô nhiễm mơi trường, đánh giá những tác động có thể xảy đến cho con người. Nghiên cứu ảnh hưởng của khí hậu biến đổi đến vệ sinh và mơi trường. Từ đó tìm ra các giải pháp thích hợp nhất để bảo vệ cuộc sống của người lao động.”
“Trong vấn đề về trường học cũng nghiên cứu về tâm sinh lý học sinh nhằm tạo ra
một mơi trường hồn hảo để phát triển mọi kĩ năng của trẻ. Nghiên cứu các vấn đề về tai nạn thương tích, xây dựng các quy chuẩn trong thực phẩm, chất thải, vệ sinh, môi trường…
Rèn luyện tác phong tốt, có sức khỏe và có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục nâng cao kiến thức và kỹ thuật.
* Phẩm chất đạo đức:
Có hiểu biết về chính sách, pháp luật lao động của nhà nước, những quy định về trách nhiệm và nghĩa vụ của người lao động, đặc biệt là đạo đức người thầy thuốc, bác sĩ.
Xây dựng nề nếp làm việc, ý thức tổ chức kỷ luật, đồn kết, xây dựng văn hóa của Viện.
* Thể chất
Biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, rèn luyện sức khỏe. Có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần cảnh giác, bảo vệ an ninh trật tự nơi làm việc.
b. Đối với đào tạo lại, đào tạo nâng cao:
“Tùy theo công việc cần đào tạo mà u cầu, mục đích riêng. Các chương trình đào
tạo bao gồm: Đào tạo ngoại ngữ, Nghiệp vụ quản lý kinh tế, Bồi dưỡng Sức khỏe môi trường, Đào tạo chuyên sâu Sức khỏe trường học, Đào tạo Tâm – Sinh lý lao động và Ecgonomi, Đào tạo về Xét nghiệm và phân tích, Nghiên cứu thử nghiệm chuyển giao cơng nghệ, an tồn lao động.”
2.2.1.3. Lựa chọn đối tượng đào tạo
“Việc lựa chọn đối tượng đào tạo của Viện được xác định dựa trên kế hoạch đào tạo và phù hợp với mục tiêu đào tạo. Viện dựa trên nhiều tiêu chí để lựa chọn đối tượng đào tạo cho phù hợp.
Các khóa học về an tồn lao động, quy trình lao động, an tồn phịng chống cháy nổ… thì đối tượng đào tạo là tồn bộ nhân viên của Viện nhằm đảm bảo an tồn và hiệu quả trong q trình nghiên cứu và cung cấp các dịch vụ khoa học kỹ thuật về sức khỏe, vệ sinh, nghề nghiệp, an toàn lao động, tâm sinh lý, đây là yêu cầu bắt buộc nên toàn bộ lao động trong Viện đều phải được đào tạo qua khóa học này.
“Đối với các khóa học mà người lao động được cử đi học ngắn hạn để nâng cao kiến thức thì Viện thường ưu tiên lựa chọn những cán bộ nguồn để đào tạo, những người này có thể là những cán bộ tại văn phòng Viện, hay những cán bộ quản lý tại các cơ sở mà Viện đưa vào trong danh sách cán bộ nguồn ưu tiên đào tạo để phục vụ cho Viện. Những người này phải thỏa mãn những yêu cầu như: phải là những người có trình độ đào tạo từ cao đẳng, đại học trở lên, phải ký hợp đồng dài hạn với
Viện (để đảm bảo sự gắn bó với Viện trong thời gian dài), đang làm việc tại những khâu chính và quan trọng trong Viện.”